Powered by Techcity

Điện gió ngoài khơi – Động lực mới cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Trong bối cảnh ngành năng lượng đang trải qua những thay đổi mang tính bước ngoặt, xu thế chuyển dịch năng lượng không thể đảo ngược, giảm phát thải, phát triển kinh tế xanh, đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết cho hoạt động của ngành dầu khí Việt Nam nói chung, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nói riêng. Để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024, khẳng định định hướng, chủ trương cho phép Petrovietnam tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt là phát triển các dự án điện gió ngoài khơi.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Singapore chứng kiến trao nhận giấy phép khảo sát cho dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cho liên danh PTSC-Sembcorp.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Singapore chứng kiến trao nhận giấy phép khảo sát cho dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cho liên danh PTSC-Sembcorp.

Xu thế không thể đảo ngược

Trước những yêu cầu cấp bách về chống biến đổi khí hậu và cam kết đạt Net Zero của các quốc gia và các tập đoàn lớn, thế giới đang ghi nhận sự dịch chuyển mạnh mẽ sang phát triển năng lượng tái tạo để thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch. Trong xu thế đó, các tập đoàn dầu khí lớn đã và đang tiếp tục chi hàng chục tỷ USD vào chương trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần danh mục đầu tư các dự án năng lượng hóa thạch.

Điện gió ngoài khơi nổi lên như một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn nhất. Hiện nay, các nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi hầu hết là các tập đoàn dầu khí lớn, như Equinor, Shell, Repsol, Total, BP, Chevron, CNOC… Trong đó, có những công ty, như Orsted (Đan Mạch), đã chuyển hoàn toàn sang các dự án năng lượng tái tạo. Orsted hiện đã lắp đặt khoảng 9.000MW điện gió ngoài khơi và đặt mục tiêu đạt 50.000MW công suất lắp đặt vào năm 2030. Equinor (Na Uy) cũng giảm dần tỷ trọng dầu khí và tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo. Hiện Equinor có gần 12.000MW điện gió ngoài khơi đang phát triển, trong đó một số dự án đã được đưa vào vận hành.

Tại Đông Nam Á, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã lập công ty năng lượng tái tạo Gentari và mua 29,4% cổ phần dự án điện gió ngoài khơi Hải Long tại Đài Loan (Trung Quốc).

Có thể thấy được rằng, chuyển dịch năng lượng, trong đó điện gió ngoài khơi đóng vai trò then chốt, là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược trên toàn cầu. Quá trình chuyển đổi này đã và đang diễn ra vô cùng nhanh và mạnh mẽ, bất cứ tập đoàn năng lượng/quốc gia nào chậm chân sẽ bị bỏ lại phía sau. Việt Nam với độ mở kinh tế, hội nhập toàn cầu cao, đã đặt các mục tiêu và xây dựng kế hoạch để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.

Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt vào tháng 5/2023, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000MW; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050, tổng công suất điện gió ngoài khơi đạt 70.000-91.500MW. Việc đặt ra các mục tiêu tham vọng về phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho Việt Nam.

Việc phát triển điện gió ngoài khơi góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển cũng như phát triển hạ tầng công nghiệp năng lượng, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng ở Việt Nam.

Lãnh đạo Petrovietnam giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về khả năng tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Lãnh đạo Petrovietnam giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về khả năng tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Nền tảng và những bước đi vững chắc

Thực tế cho thấy, ngành dầu khí và điện gió ngoài khơi có tính tương đồng rất cao, đặc biệt ở các khâu khảo sát, đánh giá, phát triển dự án, vận hành khai thác, bảo dưỡng sửa chữa và tháo dỡ…; đều có yêu cầu về các công tác hậu cần, dịch vụ hỗ trợ như bãi chế tạo, căn cứ cảng, trung tâm vận hành, bảo dưỡng, tàu dịch vụ…; đều khai thác tài nguyên xa bờ, có liên quan mật thiết đến an ninh, chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế.

Để có thể phát triển điện gió ngoài khơi với quy mô lớn, các tập đoàn dầu khí đa quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp dầu khí với kinh nghiệm triển khai các dự án ngoài khơi sẽ góp phần chia sẻ chuỗi cung ứng và công nghệ, sự tham gia của các tập đoàn dầu khí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc biến điện gió ngoài khơi sớm trở thành một ngành công nghiệp lớn.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, những kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai thác, thiết kế, thi công chế tạo các công trình biển, dịch vụ ngoài khơi, cơ sở vật chất, nguồn lực con người, những thông tin, hiểu biết về khí tượng, thủy văn, địa chất, hóa học biển… là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dầu khí tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi. Việc này cũng góp phần tối ưu đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực quốc gia, gia tăng hiệu quả, giảm giá thành sản xuất.

Đồng quan điểm trên, TS Ngô Đức Lâm – chuyên gia năng lượng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương) cho rằng, ở Việt Nam, các doanh nghiệp có khả năng tham gia vào các dự án điện gió ngoài khơi phải là những tập đoàn, tổng công ty lớn, có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Hiện nay, có Petrovietnam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đủ khả năng thực hiện thí điểm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Petrovietnam là doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực lớn, uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là dầu khí ngoài khơi; có công nghệ, khả năng thu xếp vốn thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác. Đặc thù của Petrovietnam là hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí với địa điểm hoạt động trên biển là chính. Petrovietnam và các đơn vị thành viên được cho là có lợi thế nhất tại Việt Nam khi thực hiện các công trình trên biển từ nhiều khía cạnh, như điều tra số liệu, quan hệ quốc tế, nhân lực làm ngoài biển, chế tạo, vận hành và cả an ninh-quốc phòng.

Hiện tại, Petrovietnam là một trong những Tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, giữ vai trò, vị trí chủ lực trong nền kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh kinh tế, an ninh lương thực cũng như tham gia, góp phần bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Với sứ mệnh tiên phong trong lĩnh vực năng lượng, ngay từ năm 2019, Petrovietnam và một số đơn vị thành viên đã tập trung đánh giá, nghiên cứu vấn đề dịch chuyển năng lượng để điều chỉnh, bắt kịp các xu hướng, tận dụng tối đa thế mạnh. Trong đó, định hướng xu hướng dịch chuyển sang năng lượng xanh, sạch thông qua nâng cao tỷ trọng khí, sản xuất H2 và phát triển điện gió ngoài khơi.

Petrovietnam đang nỗ lực phát huy tất cả các lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề phát triển năng lượng hydro trong tương lai.

TS Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Petrovietnam

Cùng với lịch sử phát triển ngành dầu khí Việt Nam, Petrovietnam đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, một đội ngũ nhân lực gần 60.000 người lao động chất lượng cao có thể làm chủ đầu tư, tổng thầu EPCI, nhà thầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao, phục vụ các dự án ngoài khơi.

Điểm mạnh của Petrovietnam khi tham gia chuyển dịch năng lượng nói chung và đặc biệt là điện gió ngoài khơi nói riêng, thứ nhất Petrovietnam là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có các dữ liệu địa chất đáy biển quốc gia được thu thập và lưu trữ trong quá trình khảo sát, tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Petrovietnam có năng lực cần thiết để cung cấp các dịch vụ khảo sát (khảo sát đáy biển, khảo sát kỹ thuật vật lý…) là các hạng mục công việc thực hiện thường xuyên trong hoạt động dầu khí và nghiên cứu tiền khả thi dự án điện gió ngoài khơi.

Trên thực tế, với nguồn dữ liệu, kiến thức về môi trường biển tích lũy từ quá trình nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã chủ động thực hiện các nghiên cứu và hợp tác với các đối tác quốc tế để đánh giá các điều kiện địa chất, môi trường, hải văn của đáy biển, nghiên cứu ứng dụng AI tiên tiến để phân tích tài liệu địa chấn có độ phân giải cao và tích hợp các dữ liệu địa chất, địa kỹ thuật thành mô hình nền tích hợp làm cơ sở cho việc thiết kế nền móng, lựa chọn vị trí tối ưu để đặt các turbine điện gió ngoài khơi cũng như tuyến cáp ngầm.

Thứ hai, trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt, Petrovietnam với đội ngũ thiết kế dồi dào, chuyên nghiệp được đào tạo bài bản thuộc các lĩnh vực kết cấu công trình, điện… được trang bị các phần mềm chuyên dụng có bản quyền, Petrovietnam đã và đang thực hiện toàn bộ các giai đoạn thiết kế từ công tác soạn thảo phương án, đến thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, thiết kế thi công cho các công trình khai thác trên biển và hoàn toàn có thể đảm nhận các hạng mục thiết kế cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.
Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.

Thứ ba, trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng (O&M), Petrovietnam có thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân lực và bề dày kinh nghiệm gần 40 năm trong vận hành, bảo dưỡng các công trình điện, cũng như dầu khí biển như cơ sở cảng dịch vụ dầu khí, đội ngũ tàu hỗ trợ vận hành trên biển, cơ sở sửa chữa bảo dưỡng trên bờ và nhân lực chất lượng cao đã phục vụ O&M cho các công trình dầu khí có tính chất tương đương điện gió ngoài khơi.

Petrovietnam sở hữu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị gần như hoàn thiện để phục vụ ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi với các cảng và bãi chế tạo quy mô lớn như cảng Sao Mai – Bến Đình, Vietsovpetro, PTSC M&C, PVShipyard, Dung Quất, Nghi Sơn, Đình Vũ; Các đơn vị của Petrovietnam như: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC), Liên doanh Vietsovpetro (VSP), Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans)… hiện đang sở hữu, quản lý đội tàu dịch vụ gần 100 chiếc, đa dạng về công suất và chủng loại… được vận hành hoàn toàn bởi đội ngũ thuyền viên Việt Nam có năng lực, giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng tốt các dự án điện gió ngoài khơi.

Petrovietnam còn có năng lực tài chính mạnh, quản trị nhiều dự án có số vốn lớn, có sự liên kết tương hỗ trong chuỗi giá trị dầu khí, có quan hệ hợp tác rộng rãi với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, có nhiều cơ hội hợp tác, tiếp thu tri thức, công nghệ về chuyển dịch năng lượng tiên tiến trên thế giới.

Trong thời gian qua, các đơn vị của Petrovietnam như: Vietsovpetro, PTSC… đã ký các biên bản ghi nhớ, biên bản bảo mật, hợp tác song phương, hợp đồng khảo sát/cung cấp dịch vụ với các chủ đầu tư điện gió ngoài khơi trên thế giới. Petrovietnam đã nhận được rất nhiều đề xuất từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Equinor, Orsted, CIP, Macquarie… để liên kết phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Petrovietnam hiện nay đã ký kết biên bản ghi nhớ với Equinor và CIP (Đan Mạch) để nghiên cứu cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng sạch khác tại Việt Nam.

Năng lực của Petrovietnam trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi đã được chứng minh trong những năm gần đây, khi PTSC – đơn vị thành viên của Tập đoàn, đã chủ động tham gia cung cấp dịch vụ điện gió, điện gió ngoài khơi cho nhiều nhà thầu trong và ngoài nước và đã đạt được những thành công hiện hữu.

Để chạy đà cho các dự án phát triển điện gió ngoài khơi, PTSC đã chuẩn bị từ rất sớm trước khi bổ sung lĩnh vực điện gió vào ngành nghề kinh doanh, từ công tác marketing, tìm kiếm đối tác thông qua các hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực điện gió của các đại sứ quán của các nước có năng lực về điện gió ngoài khơi như Đan Mạch, Hà Lan, Đức… đến cập nhật thông tin cũng như các xu hướng chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam và các quốc gia lớn trên thế giới.

Tổng Giám đốc PTSC Lê Mạnh Cường cho biết, PTSC đã có hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các dự án dầu khí lớn trong nước và quốc tế. Trong đó, với lĩnh vực cơ khí dầu khí đã có hơn 100 dự án được thực hiện thành công ở trong và ngoài nước; đặc biệt, các dự án PTSC trúng thầu quốc tế là những dự án đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, tiến độ. Đến nay PTSC được các chuyên gia đánh giá có đầy đủ năng lực để đầu tư phát triển dự án cũng như cung cấp chuỗi dịch vụ cho ngành điện gió ngoài khơi.

Ba năm trở lại đây, PTSC đã nhanh chóng tham gia vào chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi. Đến nay, doanh nghiệp trúng thầu hơn 10 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất phát điện là 5,2GW, tổng giá trị hợp đồng hơn 1,2 tỷ USD, với việc cung cấp hầu hết các công đoạn dịch vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi, bao gồm công tác khảo sát, thiết kế, mua sắm, thi công chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa. 100% là các dự án xuất khẩu, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 4.000 người lao động.

Đặc biệt, PTSC đã và đang phối hợp cùng Tập đoàn Sembcorp (SCU – Singapore) triển khai các bước đầu tiên trong việc hợp tác đầu tư trang trại điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với công suất ban đầu dự kiến khoảng 2,3GW, xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế xuyên biển…

Dự án này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trao giấy phép chấp thuận cho PTSC thực hiện công tác quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển; đồng thời, đối tác SCU của PTSC cũng được Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore trao Ý định thư chấp thuận dự án này.

Ngay sau khi các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý, sớm phê duyệt và cho phép được tiến hành khảo sát, sử dụng khai thác vùng biển và xuất khẩu điện, PTSC sẽ sớm khởi động dự án để có thể có dòng điện thương mại trước năm 2035.

Cùng với PTSC, Vietsovpetro cũng là một trong những đơn vị được xác định có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Với nguồn lực tài chính tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu rõ về công nghệ ngoài khơi, có trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistic, đội tàu dịch vụ…

Để chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho cuộc đua năng lượng tái tạo ngoài khơi, Petrovietnam đã và đang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nội địa bao gồm các đơn vị thành viên có nhiều tiềm năng, như: PTSC, Vietsovpetro, VPI, (Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí – CTCP (PVE), Tổng công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp dầu khí (PETROSETCO), Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC-MS), PV Shipyard…

Các đơn vị chủ lực của Petrovietnam về thiết kế, chế tạo, xây lắp và vận hành các công trình dầu khí biển như PTSC, Vietsovpetro, (Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PETROCONs) đã được Tập đoàn giao nhiệm vụ nghiên cứu, thành lập tổ hợp phát triển chuỗi giá trị năng lượng tái tạo; với năng lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng sẵn có, tăng cường khả năng hợp tác, phát huy năng lực của nhau, phối hợp tìm kiếm cơ hội tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi trong và ngoài nước.

Không gian phát triển mới cho Petrovietnam

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Thủ tướng Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm chính trị trước toàn thế giới thông qua tuyên bố Việt Nam sẽ nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Để thực hiện cam kết này, đặt ra nhiều yêu cầu về chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.

Trong tình hình mới, để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng, kinh nghiệm, nền tảng hiện có của tập đoàn năng lượng hàng đầu quốc gia, Petrovietnam; nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng xanh, ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới.


Kết luận số 76-KL/TW mở ra một không gian phát triển mới cho Petrovietnam thông qua việc định hướng những chủ trương khai thác các điều kiện, tiềm năng của ngành trong phát triển về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đối với Petrovietnam, Kết luận số 76-KL/TW có định hướng phát triển Tập đoàn trở thành một tập đoàn công nghiệp-năng lượng quốc gia, song song với việc gắn phát triển các lĩnh vực truyền thống của ngành dầu khí, nhưng đồng thời cũng xác định vai trò chủ lực tiên phong của Tập đoàn trong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Điển hình là phát triển điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển, các hoạt động về phát triển lĩnh vực hydrogen, amoniac, tham gia vào chuỗi nhập khẩu cung ứng LNG, cũng như đồng thời xác định vai trò của Petrovietnam trong phát triển lĩnh vực về công nghiệp sản xuất thiết bị năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

TS Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Với hơn 3.200km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2, Việt Nam có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lên tới 599GW. Khi nguồn năng lượng mới này được khai thác hiệu quả, Việt Nam có thể kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, công nghiệp hóa với phát thải carbon thấp hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Kết luận số 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn giúp Petrovietnam có thể chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành nước làm chủ công nghệ, có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để cạnh tranh trên trường quốc tế, nắm bắt tốt các cơ hội “vàng”, vươn lên phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng sạch.


Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những khó khăn, thách thức, đồng thời cũng mở ra một cơ hội lớn cho ngành dầu khí nếu chúng ta kịp thời nắm bắt và phát huy được thế mạnh về kinh nghiệm, năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng cần chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đây là hướng phát triển mang tính đột phá; bảo đảm phát triển ngành dầu khí bền vững, hiện đại gắn với thúc đẩy nhanh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tiên tiến, hiện đại theo hướng nâng cao năng lực tự chủ, tự cường, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với chính sách thu hút nhân tài, đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế để phát triển ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đồng chí Trần Lưu Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ





Nguồn: https://baolangson.vn/dien-gio-ngoai-khoi-dong-luc-moi-cho-nganh-dau-khi-viet-nam-phat-trien-ben-vung-5020060.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Asia Golden Link Inc Hoa Kỳ   – Báo...

- Chiều 12/1, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Asia Golden Link Inc Hoa Kỳ do ông Diệp Quốc Kế, Tổng Giám đốc tập đoàn làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh vui mừng chào đón ông...

Trường ca “Lũ” được vinh danh là cuốn sách nổi bật năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Tối 11-1, tại Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học năm 2024. Trường ca “Lũ” của nhà thơ Lữ Mai (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) do Công ty Sách điện tử...

Chính phủ khóa XV dự kiến có 14a bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục – Báo Lạng Sơn

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đề nghị tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của một số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ. Giảm nhiều đầu mối của Bộ Tài chính Theo đó, Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố, thành 20 Chi cục Thuế khu vực; sắp...

Giới đầu tư bất động sản chớp thời cơ đón chu kỳ kinh tế mới tại Móng Cái – Báo Lạng Sơn

Với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng, thị trường Móng Cái đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ để bước vào một chu kỳ phát triển mới. Những sản phẩm bất động sản dòng tiền tại vùng lõi của thành phố biên mậu, như phân khu Asia Vibe tại khu đô thị Vinhomes Golden Avenue, đang được giới đầu tư chú ý hơn cả nhờ tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Tranh thủ xuống tiền trước khi bảng...

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức chương trình “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại Phố đi bộ Kỳ...

- Tối 11/1, tại sân khấu chính Phố đi bộ Kỳ Lừa (thành phố Lạng Sơn), Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề "Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025".     Chương trình gồm 15 tiết mục hát, múa; độc tấu, hòa tấu nhạc cụ sáo trúc; múa chầu, đàn tính; võ thuật... do học sinh nhà trường cùng cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Lạng...

Cùng chuyên mục

Giới đầu tư bất động sản chớp thời cơ đón chu kỳ kinh tế mới tại Móng Cái – Báo Lạng Sơn

Với các chỉ số tăng trưởng ấn tượng, thị trường Móng Cái đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ để bước vào một chu kỳ phát triển mới. Những sản phẩm bất động sản dòng tiền tại vùng lõi của thành phố biên mậu, như phân khu Asia Vibe tại khu đô thị Vinhomes Golden Avenue, đang được giới đầu tư chú ý hơn cả nhờ tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Tranh thủ xuống tiền trước khi bảng...

Tận dụng cơ hội bứt phá cho ngành logistics – Báo Lạng Sơn

Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội phát triển ngành logistics nhờ hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi,... không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Đồng thời, các dịch vụ đi kèm đã và đang đáp ứng kịp thời yêu cầu đa dạng của thị trường cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian gần đây. Logistics là ngành...

Hỗ trợ để sản phẩm OCOP vươn xa – Báo Lạng Sơn

Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên đã áp dụng, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, “tiếp sức” cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Được “tiếp sức”, các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP đã kết hợp hiệu quả giữa nội lực và ngoại lực hỗ trợ, hoàn thiện các khâu, quy trình...

Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng – Báo Lạng Sơn

Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), Ngân hàng Thương mại, đơn vị vận chuyển…. cung cấp các thông tin liên quan phục vụ mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế (NNT) và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Do vậy, thông tin cơ quan thuế có quyền truy...

Agribank có kết quả toàn diện, ấn tượng, đóng góp tích cực vào hoạt động của ngành ngân hàng – Báo Lạng Sơn

Năm 2024, kết quả của ngành Ngân hàng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thu hút vốn FDI trở lại Việt Nam. Cùng với toàn ngành, Agribank đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, toàn diện,...

Việt Nam SuperPort™ cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt – Báo Lạng Sơn

Ngày 7-1, tại Hà Nội, Việt Nam SuperPort™ đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc...

Bảng giá đất mới: Những thách thức và giải pháp hài hòa lợi ích – Báo Lạng Sơn

Hội thảo “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024” thu hút sự tham gia của hàng loạt chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Sự kiện này không chỉ làm sáng tỏ các bất cập trong cách thức triển khai bảng giá đất mới tại các địa phương mà còn đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sự minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế. Ngày 10/1, dưới sự chỉ đạo của...

Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả – Báo Lạng Sơn

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả như: Vải, nhãn, cam, bưởi, sầu riêng, thanh long… đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã hình thành những vùng chuyên canh lớn, góp phần thúc đẩy sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Thời gian gần đây, việc đa...

Cầu nối nông dân với doanh nghiệp và thị trường – Báo Lạng Sơn

Không được cấp kinh phí, không có trụ sở và cũng không có tư cách pháp nhân, vậy nhưng mô hình hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong liên kết, đồng hành với nông dân, sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của mô hình nêu trên góp phần quan trọng giúp nông dân sắp xếp lại sản xuất theo định hướng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập. Là người...

Cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 10/1/2025, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, Cục QLTT tỉnh đã kịp thời ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường công tác QLTT, đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất