Powered by Techcity

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế – Báo Lạng Sơn


Ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho
Tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ông Jonathan Wallace Baker và đại diện một số bộ, ngành đã tham dự sự kiện, được tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam (23/11).

Công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Huế vinh dự là địa phương đầu tiên của cả nước có di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, 1993) và cũng là nơi sở hữu Di sản Phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Nhã nhạc cung đình Huế, 2003).

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế đang là địa phương có số lượng di sản thế giới nhiều nhất Việt Nam. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự phong phú và đa dạng của hệ thống di sản văn hóa mang giá trị toàn cầu tại vùng đất Cố đô.

Ngày 8/5/2024, tại kỳ họp thứ 10 của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Mông Cổ, “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Việc UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản Tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hoá của nhân loại, đồng thời đem đến cho Thừa Thiên Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương điện Thái Hòa đưa vào phục vụ tham quan - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương điện Thái Hòa đưa vào phục vụ tham quan – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cũng trong sự kiện ngày hôm nay, Thừa Thiên Huế chính thức công bố hoàn thành “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” để đưa vào phục vụ tham quan và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh”. Đây là hai công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng thành và Tử Cấm thành của Đại nội Huế.

Để tiến hành các thủ tục triển khai Dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa và tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản và nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn của các tổ chức quốc tế, của các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.

Điều đó đã chứng minh, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Huế từng bước được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về những nét đặc sắc của Cửu đỉnh - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về những nét đặc sắc của Cửu đỉnh – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Ông Nguyễn Văn Phương nêu rõ, tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, di sản tư liệu của thế giới chính là di sản của tất cả chúng ta. Các di sản đó cần được gìn giữ và bảo tồn một cách toàn vẹn và được tiếp cận một cách vĩnh viễn, được công nhận một cách đúng đắn về các hoạt động thực hành văn hóa và tính thiết thực của văn hoá đó, được dành cho tất cả công chúng và không có sự cản trở.

Các tác phẩm đúc đồng trên Cửu đỉnh đã lưu giữ các giá trị giao thoa và tương tác giữa các nền văn hóa của xã hội Việt Nam và các nước Đông Á.

Tái hiện Lễ Thiết triều theo hình thức sân khấu hóa - Ảnh VGP/Đức Tuân
Tái hiện Lễ Thiết triều theo hình thức sân khấu hóa – Ảnh VGP/Đức Tuân

UNESCO đánh giá cao mối quan hệ đối tác lâu dài với Thừa Thiên Huế – nơi mà công tác bảo tồn Di tích Huế đã được thực hiện với tâm huyết to lớn và gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận. 30 năm trước, UNESCO và cộng đồng thế giới đã nhận thấy sự cấp thiết trong việc hợp tác với Việt Nam để gìn giữ và bảo vệ các di sản quý giá này.

Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, với UNESCO và Việt Nam – một quốc gia thành viên quan trọng của UNESCO, chính là công tác bảo tồn, trồng tu và tôn tạo, bảo vệ nguyên trạng di sản thế giới.

Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng chính là các vấn đề của thế giới hiện đại khiến chúng ta phải tích cực hơn, như tăng cường sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, giúp các di sản thế giới của chúng ta có khả năng phục hồi tốt hơn trước các thảm họa do con người gây ra hoặc trước các thiên tai, đồng thời tối ưu hóa phúc lợi cho người dân.

Để làm được những điều này, cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, bao gồm cả thanh thiếu niên và phụ nữ sống trong và xung quanh di sản này, ông Jonathan Wallace Baker nêu rõ.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu dự lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu dự lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà về đích sớm 9 tháng

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng thành Huế. Đây là nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn; nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình.

Ngôi điện này được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 thì hoàn thành.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy. Bởi thế, việc trùng tu và tôn tạo công trình này là một nhiệm vụ cấp thiết.

Ngày 23/11/2021, lễ khởi công “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, với nỗ lực lớn của tập thể đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản, dự án đã về đích trước thời hạn 9 tháng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về công tác tu bổ điện Thái Hòa - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về công tác tu bổ điện Thái Hòa – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bắt đầu triển khai tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh

Phát biểu triển khai dự án “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”, ông Hoàng Việt Trung cho biết, điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804, là nơi vua làm việc hàng ngày và là nơi tổ chức lễ Thiết thường triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hằng tháng; nơi tổ chức các lễ Nguyên đán, Vạn thọ đại khánh, cũng như yến tiệc vào các dịp khánh hỷ.

Tháng 2/1947, ngôi điện bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại phần nền móng. Trải qua hơn 60 năm nghiên cứu, đặc biệt từ giai đoạn từ năm 2000 đến 2024, công cuộc nghiên cứu phục hồi điện Cần Chánh đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tư liệu có giá trị từ các thành viên Hội đồng Di sản quốc gia, các chuyên gia của UNESCO và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Đến nay, công cuộc nghiên cứu đã có đủ cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để triển khai dự án phục hồi ngôi điện quan trọng này.

Ông Hoàng Việt Trung khẳng định, dự án sẽ nỗ lực tu bổ, phục dựng lại tổng thể kiến trúc nội ngoại thất và cảnh quan của điện Cần Chánh với tính chất tiệm cận với nguyên bản. Dự án có kinh phí gần 200 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong 4 năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nêu rõ, tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - Ảnh VGP/Đức Tuân
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nêu rõ, tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa – Ảnh VGP/Đức Tuân

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ quyết tâm, nỗ lực triển khai công tác bảo tồn, phục dựng di tích điện Cần Chánh với chất lượng cao nhất.

Tại buổi lễ, gia đình nghệ nhân Kim Hyun Kon (Hàn Quốc) trao tặng Bộ biên khánh cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để sử dụng trong biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế.

Năm 2010, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc phối hợp nghiên cứu và phục hồi, trao tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bộ Biên chung (dàn chuông đồng) là loại nhạc cụ quan trọng được sử dụng trong Đại nhạc triều Nguyễn. Bộ Biên chung này do nghệ nhân Kim Huyn Kon (báu vật nhân văn sống của Hàn Quốc) chế tác phục hồi.

Bộ Biên khánh (dàn khánh đá) thuộc hệ thống nhạc cụ Đại nhạc triều Nguyễn do ông Kim Hyun Kon nghiên cứu, phục hồi trong hơn 2 năm.





Nguồn: https://baolangson.vn/dau-an-quan-trong-doi-voi-di-tich-co-do-hue-5029513.html

Cùng chủ đề

“Cây hữu nghị” đơm hoa kết trái – Báo Lạng Sơn

Bà Cik Aida Safura Niza Othman, Phó đại sứ Malaysia tại Hà Nội đánh giá chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là chuyến thăm có ý nghĩa to lớn. Điều đó không chỉ bởi chuyến thăm đã đánh dấu việc Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện mà còn đánh thức những tiềm năng, mở ra...

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 21 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5029500 199 ...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về các dự án luật liên quan đến công nghệ số, quản lý và đầu tư vốn nhà...

- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại hội trường và tại tổ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tham...

Giá vàng hôm nay (24-11): Giá vàng có thể chạm các mốc kỷ lục mới – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (24-11): Theo các chuyên gia, một khi vàng lấy lại được đà, giá có thể chạm các mốc kỷ lục mới trong thời gian tới. Giá vàng trong nước hôm nay Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang...

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Trong hai ngày 23 và 24/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.           Trong chương trình, học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh được tham quan triển lãm trưng bày, giới thiệu hình ảnh về 14 nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh như: nghề làm ngói âm dương (xã Bắc Quỳnh, huyện...

Cùng tác giả

“Cây hữu nghị” đơm hoa kết trái – Báo Lạng Sơn

Bà Cik Aida Safura Niza Othman, Phó đại sứ Malaysia tại Hà Nội đánh giá chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam là chuyến thăm có ý nghĩa to lớn. Điều đó không chỉ bởi chuyến thăm đã đánh dấu việc Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện mà còn đánh thức những tiềm năng, mở ra...

Podcast: Bản tin Dòng chảy kinh tế số 21 – Báo Lạng Sơn

1 178 Dòng chảy kinh tế /dong-chay-kinh-te 5029500 199 ...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về các dự án luật liên quan đến công nghệ số, quản lý và đầu tư vốn nhà...

- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại hội trường và tại tổ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn tham...

Giá vàng hôm nay (24-11): Giá vàng có thể chạm các mốc kỷ lục mới – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (24-11): Theo các chuyên gia, một khi vàng lấy lại được đà, giá có thể chạm các mốc kỷ lục mới trong thời gian tới. Giá vàng trong nước hôm nay Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu đang...

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Trong hai ngày 23 và 24/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.           Trong chương trình, học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh được tham quan triển lãm trưng bày, giới thiệu hình ảnh về 14 nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh như: nghề làm ngói âm dương (xã Bắc Quỳnh, huyện...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng tỉnh – Báo Lạng Sơn

- Trong hai ngày 23 và 24/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.           Trong chương trình, học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh được tham quan triển lãm trưng bày, giới thiệu hình ảnh về 14 nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh như: nghề làm ngói âm dương (xã Bắc Quỳnh, huyện...

Lai Châu mang đến miền Trung một sắc màu riêng để kết nối văn hóa, du lịch – Báo Lạng Sơn

Lai Châu mang đến TP. Đà Nẵng một sắc màu riêng để tìm kiếm, kết nối cũng như giới thiệu vẻ đẹp, sức hấp dẫn, lời mời gọi chân thành. Với chủ đề "những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ’, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc đang để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách TP....

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ,...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 12/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thông tư quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này là mức tối đa, được bảo đảm tính đúng,...

Khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn

Tối 22/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay, Lai Châu làm "say" lòng người không chỉ bởi sự hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn...

Dưới tán chè cổ thụ Nà Thác – Báo Lạng Sơn

Bản Nà Thác (xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang) có khoảng trăm nóc nhà, hầu như nhà nào cũng gắn bó với những gốc chè cổ thụ. Gốc chè to đến mấy người ôm, được ví như ngôi nhà sàn của người Dao áo chàm trên triền núi Tây Côn Lĩnh. Ðời sống nhân dân gắn với cây chè. Giá trị văn hóa, giá trị kinh tế cũng từ đó mà ra. Theo nếp sinh hoạt của người bản...

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 21/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các...

Bắc Ninh “Sắc màu di sản” – Báo Lạng Sơn

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di...

Tin nổi bật

Tin mới nhất