Powered by Techcity

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam”.

Hơn 60 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành về lịch sử, văn hóa, lãnh đạo các địa phương gửi tới hội thảo đã có những nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công bằng về những đóng góp của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Qua đây có thêm nhiều phát hiện, kiến giải mới giúp nâng cao nhận thức khoa học và giải quyết các yêu cầu thực tiễn của địa phương cũng như của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hải Phòng – nơi phát tích Vương triều Mạc

Theo đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam” rất có ý nghĩa khi diễn ra tại Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc, lại đúng dịp kỷ niệm 540 năm Ngày sinh của Thái tổ Mạc Đăng Dung (22-12-1483). Kết quả của Hội thảo sẽ là những luận cứ khoa học, sử liệu tin cậy góp phần đánh giá khách quan, toàn diện, công bằng đối với những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc và được thể hiện xứng tầm trong bộ Quốc sử của nước ta.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu. Ảnh: ĐÔNG BẮC

Cũng theo đồng chí Nguyễn Văn Tùng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhiều đơn vị của thành phố Hải Phòng, cùng Hội đồng Mạc tộc đã có nhiều hoạt động, việc làm cụ thể, thiết thực nhằm tôn vinh sự đóng góp của Vương triều Mạc và những di sản quý báu Vương triều này để lại, như: Tổ chức các hội thảo về thân thế, sự nghiệp của Mạc Thái tổ, Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, Ninh Vương Mạc Phúc Tư, Phật giáo thời Mạc, chợ thời Mạc. Hay dành một chương biên soạn về nhà Mạc trong bộ Lịch sử Hải Phòng 4 tập, xuất bản năm 2021, đưa vào Tài liệu giáo dục địa phương (môn Lịch sử).

Cùng với đó, nhiều nhà khoa học đã xuất bản những ấn phẩm về Vương triều Mạc. Các di sản nhà Mạc để lại đều được tôn vinh, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố, công nhận Bảo vật Quốc gia, duy trì Lễ hội Minh Thệ (Di sản văn hóa phi vật thể), đặt tên những danh nhân thời Mạc cho đường, phố và công trình công cộng…

Dấu ấn của Vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc

GS, TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, trong lịch sử Việt Nam, Vương triều Mạc tồn tại 150 năm, bao gồm 2 giai đoạn: 65 năm trị vì ở Thăng Long (1527 – 1592) và 85 năm đóng đô ở Cao Bằng (1592 – 1677). Suốt thời kỳ đó, đặc biệt là giai đoạn trị vì ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay), Triều Mạc đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều phương diện đối với lịch sử đất nước. Trong đó phải kể đến những cải cách về thiết chế chính trị, tư tưởng, luật pháp, hành chính, quân đội… Công cuộc canh tân đất nước thời Mạc cùng những di sản, kinh nghiệm quý báu vẫn còn tính thời sự cho đến ngày nay.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
GS, TSKH Vũ Minh Giang phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: THU HẰNG

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những thành tựu phát triển toàn diện của quốc gia Đại Việt dưới thời đại Nhà Mạc, đặc biệt nhấn mạnh đánh giá cao tư duy kinh tế và tầm nhìn hướng biển của Nhà Mạc; đóng góp của Triều Mạc trong phát triển thương mại và sự hưng khởi của các đô thị, cảng thị.

Tư tưởng thoáng đạt cùng chính sách cởi mở của Triều Mạc khởi đầu cho thời kỳ chấn hưng, phát triển mạnh mẽ văn hóa, thể hiện rõ nét trong các dấu ấn vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục và khoa cử, nghệ thuật và kiến trúc… Tuy nhiên theo GS, TSKH Vũ Minh Giang, do những hạn chế mang tính cố hữu, chủ yếu xuất phát bởi quan điểm chính trị từ thời Lê, Nguyễn đã dẫn tới những nhận thức sai lệch, thiếu khách quan và không công bằng về Triều Mạc.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam”. Ảnh: CTV

Chúng tôi có dịp gặp gỡ GS,TS Đinh Khắc Thuân, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, được ông cung cấp nhiều hình ảnh về 182 văn bia thời Mạc trong thế kỷ 16 – thế kỷ bùng nổ về văn bia làng xã từ trước đến giai đoạn này. Ông nhận định, bia nhà Mạc rất phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng và Ninh Bình.

Đặc biệt, Ninh Bình là khu vực giáp ranh với Thanh Hóa, vốn là địa phận nhà Lê, song những bia được dựng ở đây hoàn toàn mang niên hiệu nhà Mạc, chứng tỏ vùng đất này nói riêng, châu thổ sông Hồng nói chung khá trung thành với nhà Mạc. Được biết, GS, TS Đinh Khắc Thuân đã dành rất nhiều thời gian dịch từng văn bia và cung cấp các thông tin xác thực cho giới sử học về nhiều phương kiện tổ chức chính quyền, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của Nhà Mạc thời kỳ này.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc

Trong khuôn khổ hội thảo và thông qua các nghiên cứu công phu, nghiêm túc, các nhà khoa học thống nhất cho rằng, trong khoảng bốn thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam, dựa trên quan điểm đổi mới sử học và những thành tựu khoa học, công nghệ, nhận thức chung không chỉ giới nghiên cứu lịch sử, mà còn của cả xã hội đã từng bước thay đổi.

Nhận thức về Vương triều Mạc và thời đại nhà Mạc từng bước được nâng lên. Mọi khía cạnh về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội Đại Việt thời Mạc được nghiên cứu, luận giải một cách khách quan, khoa học, toàn diện hơn, cho thấy cả mặt tích cực và hạn chế của Nhà Mạc, từ đó đi tới những đánh giá gần với thực tế hơn về công lao, đóng góp của triều đại này đối với lịch sử dân tộc.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam
Các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc tại Hải Phòng. Ảnh: ĐỖ HIỀN

Theo Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các Vua Mạc và nhân vật lịch sử Triều Mạc có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực khác nhau trong tiến trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Từ góc nhìn khoa học, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh góc nhìn về yếu tố gọi là văn hóa vùng xứ Đông với những con người hào sảng, mạnh mẽ và phá cách, đã đóng góp cho các yếu tố phát triển mới của nền phong kiến Việt Nam thế kỷ 16. Nghiên cứu yếu tố đó sẽ có ích cho định hướng phát triển của ngày hôm nay.

Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá đó, TS Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Hải Phòng, cho rằng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như giới sử gia nước nhà và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm có giải pháp, lộ trình chỉnh lý lịch sử về nhà Mạc, các vị vua nhà Mạc sao cho đúng với thực tế lịch sử đã được làm rõ, khẳng định. Đặc biệt, hiện nhiều địa danh, dấu tích lịch sử quý báu của nhà Mạc đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí bị xóa sổ, không thể khôi phục, phục dựng. Trước tình hình đó, đề nghị Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản này.

Nguồn:https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/danh-gia-dung-nhung-dong-gop-tich-cuc-cua-vuong-trieu-mac-trong-tien-trinh-lich-su-viet-nam-755215

Nguồn

Cùng chủ đề

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Khắc ghi lời thề giữ biển

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các chiến sỹ và học sinh xem ảnh tại triển lãm ảnh “Hoàng Sa – Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi”. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN) Hoàng Sa, Trường Sa – hai tiếng gọi thiêng liêng ấy là một phần máu thịt không thể tách rời...

Hội thảo “Lịch sử hình thành, phát triển phố chợ Kỳ Lừa và con đường đi sứ tại tỉnh Lạng Sơn gắn với phát...

Các đại biểu tham dự hội thảo – Sáng 21/11, tại thành phố Lạng Sơn, Hội Di sản văn hóa tỉnh tổ chức hội thảo “Lịch sử hình thành, phát triển phố chợ Kỳ Lừa và con đường đi sứ tại tỉnh Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch”. Tham dự có đại diện một số sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố; ban quản lý các di tích trên địa bàn tỉnh; các nhà...

Hơn 14.000 lượt thiếu nhi tham gia Cuộc thi trực tuyến “Em yêu lịch sử Việt Nam”

Lãnh đạo Cung Thanh thiếu nhi Lạng Sơn phổ biến cách tham gia cuộc thi – Từ ngày 25/10 đến 8/11/2023, Cung Thanh thiếu nhi Lạng Sơn triển khai Cuộc thi trực tuyến “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Cuộc thi dành cho các em đội viên, thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 15 đang học tập tại các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc thi, các em đội viên, thiếu nhi trả...

‘Truyện về Hồ Chí Minh’ – Tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Truyện về Hồ Chí Minh” là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Truyện về Hồ Chí Minh”. Ấn phẩm do...

Hội thảo “Tứ trấn – Đoàn thành Lạng Sơn giá trị lịch sử, văn hóa; bảo tồn và phát huy gắn với phát triển...

Lãnh đạo Hội Di sản Văn hóa tỉnh phát biểu khai mạc hội thảo – Sáng 14/10, tại thành phố Lạng Sơn, Hội Di sản Văn hóa tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tứ trấn – Đoàn thành Lạng Sơn giá trị lịch sử, văn hóa; bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch”. Các đại biểu tham dự hội thảo Tham dự có đại diện một số sở, ngành của tỉnh, UBND thành phố Lạng...

Cùng tác giả

Kinh nghiệm tinh gọn tổ chức bộ máy, nhìn từ Bộ Công an – Báo Lạng Sơn

Thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã quán triệt, tổ chức thực hiện với tinh thần hết sức nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt. Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, tổ chức bộ máy Bộ Công an đã được sắp xếp tinh gọn, đội ngũ cán bộ được...

Thị trường thiết bị sưởi ấm: Đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Hiện nay, đã bước vào giữa mùa đông, nhiệt độ trong ngày hạ thấp, nhất là ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn đã xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại. Vì vậy, nhu cầu mua sắm các loại thiết bị có tính năng sưởi ấm của người dân tăng cao. Để phục vụ người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh đã nhập và bày bán đa dạng các sản phẩm sưởi ấm từ bình dân...

Đặc sắc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024

Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ Quảng Ninh – Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực được diễn ra từ ngày 26-29/12 tại Quảng trường Sun Carniva Plaza (TP Hạ Long). Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 do Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ban,...

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Trải nghiệm phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt – Lâm Đồng

Phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng chính thức hoạt động, phục vụ người dân địa phương và du khách trải nghiệm, thưởng thức hương vị đặc sản vùng đất nam Tây Nguyên. Ngày 26/12, tại khu vực đường Hồ Tùng Mậu, thành phố Đà Lạt, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chính thức khai trương phố rượu vang, trà, cà-phê và đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng. Đây là một trong...

Cùng chuyên mục

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Phát triển kinh tế di sản – Động lực tăng trưởng mới của Quảng Ninh – Báo Lạng Sơn

Nhằm góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế di sản tại tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển nguồn lực này trong thời gian tới, ngày 21/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học-thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất