Powered by Techcity

Đại biểu bức xúc khi sách giáo khoa cải cách chất lượng thấp, xã hội hoá nhưng giá quá cao

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó, việc tăng lương cho giáo viên để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề và việc biên soạn sách giáo khoa.

Sáng 1/11, tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024… Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó, việc tăng lương cho giáo viên để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề và việc biên soạn sách giáo khoa.

Đề nghị nâng lương mức cao nhất cho giáo viên

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tiếp tục phát triển hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hệ chương trình giáo dục phổ thông mới. Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học vừa qua đã từng bước khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại địa phương, nhất là các vùng khó khăn. Năng lực đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học không ngừng được nâng cao cả về số lượng hoặc chất lượng…

huệ.jpg -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay, đại biểu nhận thấy, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Và hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì. Vì vậy, đại biểu Hà Ánh Phượng đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

đb.jpg -0
Các đại biểu tại phiên họp.

“Mặc dù họ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng họ không được hưởng phụ cấp công vụ như công chức và họ cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo dù làm cùng một ngành. Hiện nay phụ cấp của họ là rất thấp, có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì. Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo chính chất công việc, theo vùng đúng như Nghị quyết 29 đề ra”, đại biểu Hà Ánh Phượng nói.

ha-anh-phuong-998.jpg -0
Đại biểu Hà Ánh Phượng phát biểu tại phiên họp.

Trước đó, trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 31/10 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024… đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng có ý kiến với lĩnh vực giáo dục cũng đề nghị Chính phủ sớm có chính sách ưu tiên đãi ngộ, có chế độ tiền lương tương xứng đối với giáo viên, trước mắt là giáo viên ở miền núi, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn để đội ngũ giáo viên này yên tâm công tác, đảm bảo chất lượng dạy và học. Có chủ trương xét tuyển giáo viên ở các cấp học thay cho thi tuyển để kịp thời bổ sung, giải quyết tình trạng khó khăn thiếu giáo viên hiện nay ở khu vực miền núi. Việc đào tạo giáo viên sư phạm phải đáp ứng với yêu cầu dạy và học, tránh tình trạng làm mất cân bằng giữa các ngành học, giữa các vùng, theo tinh thần ở đâu có trường, có lớp ở đó phải có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp.

Cần thiết hay không một bộ sách giáo khoa?

Một vấn đề nhiều đại biểu quan tâm đó là việc biên soạn 1 bộ sạch giáo khoa hay nhiều bộ sách giáo khoa. Tại phiên thảo luận chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng việc xã hội hóa sách giáo khoa là điểm nhấn, thành công trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, được đoàn giám sát ghi nhận trong báo cáo giám sát. Về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, đại biểu cho rằng, Nghị quyết số 88/2014/QH13 là nghị quyết gốc; tuy nhiên đến năm 2020, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, do phải áp dụng vào chương trình năm học mới nhưng chưa có bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho lớp 1, Quốc hội cho phép khi có bộ sách giáo khoa xã hội hóa thì không sử dụng nguồn từ Nhà nước.

Phát biểu ý kiến tranh luận sáng 1/11, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) khẳng định, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không hề có khái niệm Nghị quyết gốc và cũng không hề phân biệt cấp độ của các Nghị quyết của Quốc hội. Đại biểu cho rằng, thay vì giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì việc tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số mới là việc cấp thiết hơn. Bên cạnh đó, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn.

trần văn sáu.jpg -0
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) phát biểu tranh luận.

Cũng tranh luận về nội dung này, đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) cho biết, hiện nay, không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của Quốc hội. Tại mục 3, Điều 2 Nghị quyết 88 nêu rõ Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn. Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, đại biểu đặt vấn đề 6 năm đó tại sao Bộ Giáo dục và đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này? Trong khi đó, lại đẩy toàn bộ việc biên soạn sách giáo khoa bằng hình thức xã hội hoá, từ đó dẫn tới việc thả nổi sách giáo khoa, giá tăng và không kiểm soát được.Theo đại biểu Trần Văn Sáu, Đảng kêu gọi xã hội hóa chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. Đại biểu cho rằng, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hoá đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đại biểu nhấn mạnh đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng giá sách giáo khoa tiếp tục không tăng.

Nguồn:https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/dai-bieu-buc-xuc-khi-sach-giao-khoa-cai-cach-chat-luong-thap-xa-hoi-hoa-nhung-gia-qua-cao–i712372/

Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. 21 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đường bộ

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đường bộ Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp Dự án luật Đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào một số dự thảo luật và chính sách phát triển chính quyền đô thị...

– Ngày 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về các dự thảo Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi), Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các báo cáo của Chính phủ về:...

Góc nhìn nghị trường : Vun đắp yêu thương để ngăn chặn bạo lực học đường

Tại Kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khóa XV), vấn đề bạo lực học đường một lần nữa được nêu lên với những con số đáng lo ngại. Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê mới cập nhật cho thấy, từ ngày 1-9-2021 đến đầu tháng 11-2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh, bình...

Cùng tác giả

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 15/1, Đảng ủy Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban xây dựng đảng của tỉnh; Thường trực Đảng ủy Khối CCQ tỉnh; đại diện các tổ chức cơ sở đảng...

Giá vàng chiều nay (14-1): Giảm mạnh – Báo Lạng Sơn

Giá vàng chiều nay (14-1), giảm mạnh đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 84,4 - 86,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 400 nghìn đồng/lượng cả chiều mua và bán so với ngày hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh công bố giá bán vàng miếng SJC ở...

Giá vàng chiều nay (15-1): Ổn định cả vàng miếng và vàng nhẫn – Báo Lạng Sơn

Theo ghi nhận vào lúc 13 giờ hôm nay (15-1), giá vàng trên thị trường trong nước đồng loạt giữ ổn định, đi ngang so với chiều hôm qua. Giá vàng được niêm yết cụ thể như sau: Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng: Mua vào 84,4 triệu đồng/lượng - bán ra 86,4 triệu đồng/lượng (đi ngang so với chiều hôm qua cả chiều mua vào - bán ra). Vàng Phú Quý SJC: Mua vào 84,4 triệu đồng/lượng - bán...

Hữu Lũng: Xã Minh Tiến đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới – Báo Lạng Sơn

- Sáng 15/1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng tổ chức lễ đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Xã Minh Tiến có 6 thôn, 3.553 nhân khẩu với các dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng đoàn kết sinh sống. Kinh tế của người dân trên địa bàn xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp. Đến hết năm...

Ghép cam Thái trên gốc bưởi ở Tân Thành: Tăng hiệu quả kinh tế – Báo Lạng Sơn

- Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ phát triển cây có múi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng không chỉ tập trung mở rộng diện tích trồng, chăm sóc mà còn mạnh dạn thực hiện kỹ thuật ghép đoạn cành cam Thái Lan (cam Thái) trên  gốc bưởi. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị, tăng hiệu quả kinh tế từ phát triển cây ăn quả...

Cùng chuyên mục

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 15/1, Đảng ủy Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban xây dựng đảng của tỉnh; Thường trực Đảng ủy Khối CCQ tỉnh; đại diện các tổ chức cơ sở đảng...

Lãnh đạo HĐND tỉnh dự hội nghị tổng kết công tác đảng, chính quyền và quốc phòng, an ninh năm 2024 tại xã Hữu...

- Chiều 14/1, Đảng ủy – UBND xã Hữu Liên tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảng, chính quyền và quốc phòng, an ninh năm 2024.  Dự hội nghị có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh (thực hiện phân công theo Nghị quyết 77-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)   Năm 2024, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin – Báo Lạng Sơn

Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025. Tham dự hội đàm về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng Chính phủ...

Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh họp tháng 1/2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 14/1, Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC) tỉnh tổ chức cuộc họp tháng 1/2025. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng BCĐ PCTNLPTC tỉnh chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã trình bày các nội dung: Tờ trình số 478, ngày 9/1/2025...

Triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 14/1, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân tộc, việc thực hiện các chính sách dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Theo báo cáo, năm 2024, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân tộc, việc thực hiện các chính sách dân...

Sơ kết quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh và huyện ủy 5 huyện biên giới năm 2024 –...

- Chiều 14/1, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và huyện ủy 5 huyện biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập) phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết quy chế phối hợp năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban xây dựng đảng; lãnh đạo Đảng ủy BĐBP tỉnh và thường trực huyện ủy 5 huyện biên giới. Năm 2024, Đảng ủy BĐBP tỉnh...

Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 14/1, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ hai nhằm đánh giá công tác mặt trận năm 2024, đề ra chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Quốc Khánh,...

Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển – Báo Lạng Sơn

Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao, nhân dịp Năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 13/1/2025 (2) – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 13/1/2025 (2). Quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất. Nghị định quy định 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất Nghị định quy định...

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp – Báo Lạng Sơn

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất