Powered by Techcity

Đặc sắc những món ngon từ trứng kiến

 Ở Lạng Sơn, khi nhắc đến những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng, ngoài bánh ngải, măng ớt, vịt quay lá mác mật còn có các món ngon được chế biến từ trứng kiến với hương vị thơm lừng, béo ngậy, ăn một lần là nhớ mãi.

Từ trứng kiến để làm ra các món ngon là trứng của loài kiến đen, thân nhỏ, đuôi nhọn. Loài kiến này thường làm tổ, đẻ trứng trên những chạc cây trong rừng nên người dân khi đi “săn” trứng kiến thường phải cất công lên rừng, nhiều cây bụi rậm… Mùa trứng kiến chỉ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, mỗi tổ kiến cho từ 0,1kg-0,2kg trứng. Mỗi lần đi rừng tìm kiếm tổ kiến người dân thu hoạch được 1 đến 2kg trứng kiến,  giá trứng kiến khoảng 350.000 đồng/kg tuỳ từng thời điểm. Tại Lạng Sơn, trứng kiến thường được bán nhiều ở các huyện: Bình Gia, Văn Lãng, Tràng Định, Bắc Sơn…

Bánh nếp trứng kiến

Trứng kiến đen có màu trắng sữa, mọng nước, to gần bằng hạt gạo và có hàm lượng protein cao, tốt cho sức khỏe nên đây là nguyên liệu để làm thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó phổ biến nhất là bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, chả trứng kiến.

Nguyên liệu chính để làm món bánh trứng kiến gồm lá vả, bột bếp và nhân trứng kiến. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp đãi sạch rồi ngâm qua đêm, sau đó đem xay thành bột. Nhân trứng kiến được ví như “linh hồn” của món ăn này. Chị Hoàng Thuý Nga, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định cho biết: Trứng kiến sau khi thu về được sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ các tạp chất và khéo léo để chọn những hạt trứng trắng tròn, căng mọng. Để món bánh thêm hấp dẫn, đậm đà, tôi thường xào trứng kiến cùng với thịt băm, nêm nếm một chút gia vị cho vừa ăn. Bình thường cứ 0,1kg trứng kiến, tôi sẽ làm được khoảng 10 cái bánh, mỗi chiếc bánh bán với giá từ 10.000 đến 15.000 đồng tuỳ kích thước bánh.

Xôi trứng kiến

Khác với các loại bánh nếp được gói bằng lá chuối hoặc lá dong thì bánh trứng kiến được gói bằng lá vả non vì đây là loại lá có vị mát, có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe. Bánh sau khi được gói sẽ được hấp cách thủy từ 35 đến 40 phút. Món bánh này có vị ngon bùi, béo ngậy từ sự hòa quyện của trứng kiến và thịt băm, sự mềm dẻo của bột nếp, vị thanh của lá vả.

Khác với sự cầu kì của bánh nếp trứng kiến, món chả lá lốt trứng kiến là sự lựa chọn hoàn hảo của các gia đình bởi sự thơm ngon mà dễ làm của nó. Nguyên liệu chính để làm chả lá lốt trứng kiến là: trứng kiến, thịt băm, lá lốt và gia vị nêm nếm. Sau khi sơ chế các nguyên liệu, các gia đình thường trộn lẫn các nguyên liệu và ướp khoảng 15 phút cho ngấm, có thể thêm hành hoa và một chút lá lốt thái nhỏ để ướp cùng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Sau khi nguyên liệu đã ngấm lấy lá lốt cuốn hỗn hợp vừa ướp thành những chiếc chả sao cho đều nhau rồi chiên trên chảo dầu nóng già. Khi ăn, miếng chả có vị ngọt của thịt vị bùi ngậy của trứng kiến, thêm vào đó là hương thơm từ lá lốt và hạt tiêu.

Các món ngon từ trứng kiến được du khách trong và ngoài tỉnh yêu thích. Bà Lê Thị Liên, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cho biết: Có dịp được đến với Lạng Sơn vào đầu tháng 4/2023, đoàn chúng tôi được thưởng thức món xôi trứng kiến và chả lá lốt trứng kiến tôi cảm thấy món ăn rất ngon và lạ miệng. Sau khi thưởng thức và hỏi qua cách làm tôi đã mua trứng kiến về để tự tay làm món ăn này cho gia đình thưởng thức.


Đầu bếp nhà hàng Đồng Quê, huyện Tràng Định đang sắp xếp món chả lá lốt trứng kiến

Ngoài ra, trứng kiến còn được chế biến thành một vài món ăn khác như: trứng kiến rang lá chanh, canh trứng kiến cá giòn, trứng cá viên chiên…

Mặc dù là nguyên liệu bổ dưỡng, song trứng kiến có nhiều chất đạm, hàm lượng trytophan cao và một số loại acid amin, nên có thể gây dị ứng đối với một số người. Vì vậy, thực khách nếu có cơ địa dị ứng thì nên cân nhắc trước khi thưởng thức các món ăn từ trứng kiến.

Mùa trứng kiến sắp qua, nếu ai chưa từng thử các món ăn từ trứng kiến thì hãy đến Lạng Sơn để thưởng thức sự thơm ngon, lạ miệng mà trứng kiến mang lại. Tin rằng, bất kỳ ai dù một lần được thưởng thức chả trứng kiến, xôi trứng kiến, bánh trứng kiến… sẽ nhớ mãi không quên.

Chả lá lốt trứng kiến

THU HIỀN – DƯƠNG KIM

Cùng chủ đề

Họp trực tuyến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa – Báo Lạng Sơn điện tử

- Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa. Dự họp tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về đất trồng lúa gồm 4 chương,...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương; tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2024. Chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, bị thương Nghị định 40/2024/NĐ-CP ngày...

Thêm nguồn vốn thúc đẩy tài chính xanh – Báo Lạng Sơn điện tử

Nhằm xây dựng một thị trường tài chính xanh (đầu tư cho các dự án liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường) và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) sẽ cung cấp gói tài trợ 150 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank). Gói tài trợ của IFC bao gồm khoản đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên...

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Cùng tác giả

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Cùng chuyên mục

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Khái quát Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt. 1. Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV): Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước. Trong ba lần đánh...

Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự...

Thác Đăng Mò – bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ...

Đua bè mảng trên sông Kỳ Cùng – Một điểm nhấn văn hoá

Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vùng đất dốc thuộc khu vực miền núi, vì vậy Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông suối dao động từ 0,6 đến 1,2 km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km2 thì mật độ sông suối của Lạng...

Thạch ống nứa – Món ngon mang hương vị núi rừng xứ Lạng

Thạch đen là một sản phẩm nối tiếng của Lạng Sơn. Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cơ sở sản xuất Thạch Chu Hạnh, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm thạch ống nứa. Đây là một món ngon, độc đáo, mang hương vị rất riêng của núi rừng xứ Lạng. Để tìm hiểu về thạch ống nứa, chúng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất