Powered by Techcity

Đặc sắc chợ truyền thống bên di tích đình Vân

Chợ bán chủ yếu các loại nông sản địa phương và những sản phẩm làng nghề do người nông dân tự làm ra. Chợ khá đông đúc, nhộn nhịp, việc mua bán diễn ra trật tự, văn minh.

Chợ Vân.
Chợ Vân.

Cách trung tâm thành phố Bắc Giang chưa đến 30km, chợ Vân thuộc thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An, địa phương giáp sông Cầu, vốn là chợ làng từ xưa mà nay rộng hơn và buôn bán đông đúc, nhộn nhịp. Do vậy, chính quyền địa phương đã cho san bằng phẳng phần đất trống ở trước cửa đình rồi đổ bê-tông sạch đẹp để người dân họp chợ trên một diện tích rộng khoảng gần 3.000m2 với hồ nước và những cây cổ thụ xanh mát.

Theo người dân bản địa kể lại thì chợ này có từ khoảng hơn 100 năm trước. Chợ nằm ngay trước cửa đình làng Vân, một ngôi đình cổ được xây dựng từ thế kỷ XII, thời nhà Lê.

Trong thời kỳ vận động cách mạng tháng 8/1945, đình Vân từng là nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh, tuyền truyền của của các đồng chí lãnh đạo trung ương với các đảng viên và quần chúng nhân dân địa phương. Sau chiến tranh, đình Vân được phục dựng lại và được công nhận là “an toàn khu 2” của Hiệp Hòa cùng với các địa danh khác ở huyện này.

Đặc sắc chợ truyền thống bên di tích đình Vân ảnh 1
Chợ bán các mặt hàng nông sản địa phương.

Hằng tháng, chợ họp theo phiên, vào các ngày có con số cuối là 2, 4, 7, 9 âm lịch. Các tiểu thương và đông đảo người dân trong vùng đến đây tập trung mua bán hàng hóa. Ở chợ Vân bán đủ các loại nông sản từ gạo, đỗ, lạc, ngô, khoai, rau,… trong đó đặc trưng nhất của huyện là măng rừng và quả trám. Đến mùa thu, trám đen, trám trắng chín rộ, nên có khá nhiều người bán và mua loại quả đặc trưng của vùng trung du miền núi này.

Nhiều cụ già chỉ đi bán mấy mớ rau, vài quả mướp và đôi ba nải chuối thu hoạch ở trong vườn nhà do không ăn hết. Đặc điểm dễ thấy nhất ở chợ Vân là những người bán hàng đa phần là các bà, các mẹ, vốn là những người nông dân mang những thứ từ trong ruộng vườn nhà hoặc tự chế biến thành đồ ăn rồi mang ra chợ bán. Rau xanh, nhìn tươi ngon và giá rẻ hơn nhiều so với ở thành phố nên có nhiều người về quê chơi tranh thủ mua một số rau củ quả để mang đi.

Đặc sắc chợ truyền thống bên di tích đình Vân ảnh 2
Tương nếp bán tại chợ.

Ở chợ quê này, một trong những thứ bán khá nhiều là tương nếp, một loại tương khác biệt với những loại tương ở nơi khác. Loại tương nếp ở đây nhìn rõ những hạt gạo nếp to tròn, màu vàng óng, với mùi thơm ngọt tự nhiên. Nhà bà Phạm Thị Lý, ở Kè Vân, chuyên làm tương nếp để bán. Cứ đến phiên chợ Vân, bà Lý chở theo nhiều chai tương nếp thành phẩm, và cả mốc tương để bán cho những người muốn tự làm tương ở nhà.

Đặc sắc chợ truyền thống bên di tích đình Vân ảnh 3
Các sản phẩm làng nghề địa phương.

Chợ Vân có cả những hàng lò rèn – một hình ảnh hiếm gặp ngay cả ở các chợ nông thôn bây giờ. Hàng rèn bán các nông cụ cho người nông dân để sản xuất nông nghiệp và có bếp than để rèn lại dao, liềm, cuốc, xẻng cho những ai có nhu cầu. Ông Nguyễn Văn Thắng ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, năm nay gần 60 tuổi, chủ một hàng rèn tại chợ Vân, người đam mê theo đuổi nghề làm rèn từ nhỏ, theo nghề truyền thống từ ông nội truyền lại.

Ở chợ Vân, những người đến mua bán đều gửi xe vào trong bãi và tất cả cùng đi bộ để trao đổi hàng hóa, do vậy khung cảnh chợ khá êm đềm. Vì thế, đi chơi ở chợ Vân cũng là một trong những thú vui của những người muốn “bỏ phố về làng”.

Đình chợ Vân là một trong những di tích nằm trong quần thể các di tích của huyện Hiệp Hòa, được công nhận là “an toàn khu 2”, và mới đây, năm 2020 được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đình cổ và “an toàn khu 2” nằm ngay cạnh chợ truyền thống. Chợ và đình có mối gắn kết mật thiết từ xa xưa, nên mới có tên là đình chợ Vân.

Chợ làng Vân nằm bên đình cổ thuộc “an toàn khu 2”, lại ở trong một không gian rộng lớn với phong cảnh làng quê xanh mát, yên bình và cổ kính. Thời gian qua, chính quyền và nhân dân địa phương luôn quan tâm, trân trọng những nét văn hóa truyền thống và bảo tồn, phát huy những giá trị của di tích lịch sử cũng như văn hóa làng quê xưa.

Nguồn:https://nhandan.vn/dac-sac-cho-truyen-thong-ben-di-tich-dinh-van-post771672.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích Xuân Giáp Thìn năm 2024

Tiết mục diễn xướng hầu đồng đặc sắc tại chương trình gặp mặt – Sáng 23/2, tại Nhà Văn hóa khối 6, phường Tam Thanh, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích trên địa bàn thành phố nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là năm thứ 3 UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức chương trình gặp mặt đầu xuân này. Tham dự...

Khai thác lễ hội văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

– Những năm gần đây, lễ hội văn hoá truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch. Riêng ở Lạng Sơn có gần 300 lễ hội diễn ra hằng năm. Nắm bắt lợi thế này, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã đẩy mạnh việc khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển...

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống

– Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, những năm qua cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã trú trọng triển khai công tác này. Qua đó nâng cao nhận thức về lịch sử địa phương, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đoàn...

Việt Nam sắp có Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới

Ngày 28/1, Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh. Hơn 20.000 ngọn đăng được thắp sáng trên đỉnh núi để mừng lễ an vị tôn tượng. Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024 (tức ngày 18/12 năm Quý Mão) sẽ là một sự kiện văn hóa tâm linh được tổ chức quy mô...

Cùng tác giả

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X sẽ diễn ra vào tháng 12/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 là lễ hội văn hóa - du lịch của tỉnh Lâm Đồng được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến với du khách trong nước và quốc tế. Sáng nay (5/11), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần...

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách...

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt trong phát triển kinh tế-xã hội – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Ngày 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy...

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Sáng 5/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024. Tham dự có 65 đồng chí là bí thư, phó bí thư của các chi, đảng bộ trực thuộc. Trong thời gian 2 ngày (từ 5-6/11), các học viên sẽ được truyền đạt các chuyên đề gồm: công tác bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết công tác kiểm tra,...

Cùng chuyên mục

Hộ chiếu Việt Nam thay đổi thứ hạng

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index) công bố mới đây, hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 90, tụt 3 bậc so với lần công bố trước đó. Xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Danh sách đánh giá này do Công ty Tư vấn cư trú và quốc tịch toàn cầu Henley & Partners, có trụ sở...

Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024: Dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12-11-2024

Chiều 24-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND huyện Chư Păh và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Theo đó, Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 là sự kiện có quy mô cấp tỉnh, dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12-11-2024...

Từ 1/12, du khách xuất cảnh Thái Lan mà không cần hộ chiếu

Thay vì phải dùng hộ chiếu, từ đầu tháng 12 tới đây, khách quốc tế sẽ sử dụng hệ thống sinh trắc học để xuất cảnh tại 6 sân bay của Thái Lan. Quy định dùng hệ thống sinh trắc học nhận dạng khuôn mặt này được Thái Lan áp dụng với khách quốc tế khi xuất cảnh từ 1/12 và với người dân từ 1/11. Hành khách rời Thái Lan sẽ không cần xuất trình hộ chiếu tại 6 sân...

Bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

- Chiều 4/11, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức lễ bế mạc ngày hội.       Dự lễ bế mạc có các đồng chí: Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng...

Khắc phục tính mùa vụ của du lịch Bắc Trung Bộ

Tính mùa vụ lâu nay vẫn là thách thức trong hoạt động của du lịch Việt Nam, nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nơi phụ thuộc nhiều vào phát triển du lịch biển. Để nâng cao sức cạnh tranh du lịch vùng, thu hút khách đến khu vực này quanh năm, việc khắc phục tính mùa vụ du lịch là đòi hỏi cấp thiết. Bên cạnh những bãi biển đẹp, các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ...

Hội thảo khoa học “Du lịch văn hoá vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”

- Chiều 3/11, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển”.  Dự hội thảo có đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức...

Độc đáo cuộc thi Trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống

  - Ngày 3/11, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức cuộc thi trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống.        Theo đó, tại không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực truyền thống của 8 tỉnh vùng Đông Bắc tham gia...

Thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch

- Sáng 3/11, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, với chủ đề "Người trao truyền văn hóa - Điểm đến và kết nối".  Theo đó, tại không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực truyền thống...

Nâng mức độ hài lòng của khách du lịch từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Trong hoạt động du lịch, sự hài lòng của khách không chỉ là thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ, mà còn là cơ sở để xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến. Vì thế, nâng cao sự hài lòng của du khách là mục tiêu, cũng là giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam bền vững. Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt...

Lượng khách Việt Nam du lịch Australia tăng vọt

Theo thông cáo báo chí từ Văn phòng Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia, số lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Australia đã tăng đáng kể từ sau dịch Covid-19. Tính đến tháng 8/2024, có gần 178.000 lượt khách Việt Nam đã đến thăm Australia trong 12 tháng vừa qua. Du lịch là một phần hợp tác quan trọng trong mối quan hệ bền chặt của Australia với các nền kinh tế đang phát triển nhanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất