Powered by Techcity

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh

Bằng các chương trình “Canh tác thông minh” và sản phẩm phân bón chất lượng cao, Phân bón Đầu Trâu đang đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất sản xuất của người nông dân. Thương hiệu này đang trở thành một lựa chọn tin tưởng trong việc sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh - Ảnh 1.

Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền (bìa trái) chia sẻ với người trồng cà phê về các giải pháp và canh tác thông minh, trong đó có sử dụng phân bón thông minh thế hệ mới – Ảnh: VGP/Ngọc Vân

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng sản phẩm làm ra lại phục vụ nông nghiệp, Công ty CP Phân bón Bình Điền – thương hiệu Phân bón Đầu Trâu, sản xuất ra những sản phẩm phân bón cho các quy trình và giải pháp “Canh tác thông minh”, trong đó quy trình canh tác tổng hợp trong chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật là một điển hình, đã và đang đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất sản xuất của người nông dân. 

Thương hiệu này đang trở thành một lựa chọn tin tưởng của nông dân Việt Nam hướng đến nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt đến môi trường

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là khi tình hình dịch bệnh và khủng hoảng xảy ra. Hàng năm, ngành nông nghiệp mang về cho đất nước gần 40 tỷ USD, trong đó trồng trọt, mà đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo ra việc làm và sinh kế cho hơn 70% dân số. Tuy vậy, ngoài thành tựu và đóng góp cho xã hội thì hoạt động trồng trọt cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, đó là phát thải nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính, tác động xấu đến môi trường.

Tại báo cáo “Hiện trạng Môi trường quốc gia, giai đoạn 2016-2020” của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nêu, trong trồng trọt, sử dụng phân bón là một yếu tố quyết định năng suất, chất lượng nông phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón hóa học mất cân đối, ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thời gian bón, cách bón phân không khoa học và mang tính tự phát, dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, mất khả năng sản xuất. 

Song song với việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tràn lan, không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh trở nên kháng thuốc, nhiều loại sinh vật có ích bị tiêu diệt gây mất cân bằng hệ sinh thái. Thêm vào đó là xu hướng người dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công dụng mạnh, nhưng lại ít quan tâm đến an toàn môi trường. Không chỉ vậy, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt, đặc biệt là bao bì thuốc BVTV, cũng đang tăng nhanh và khó kiểm soát. 

Theo ước tính, hằng năm có đến 50%-70% lượng phân bón vô cơ không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường. Nước thải từ hoạt động chuyên canh nông nghiệp có chứa các thành phần độc hại như hóa chất BVTV, phân bón hóa học nêu trên đã và đang gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước dưới đất và nước mặt các khu vực lân cận. 

Bên cạnh đó, sau mỗi mùa vụ, phụ phẩm từ cây trồng chính phát sinh với khối lượng lớn, trong đó lớn nhất là cây lúa, tiếp đến là cây mía và các loại khác như sắn, ngô, cà phê, đậu tương… Chỉ một phần phụ phẩm từ cây trồng được tái chế, tái sử dụng, phần còn lại đốt bỏ ngoài ruộng, gây hiện tượng khói mù cục bộ cho vùng lân cận sau thu hoạch mỗi mùa vụ. Việc đốt rơm rạ tự phát, không kiểm soát làm phát sinh các khí CO, bụi mịn… ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh - Ảnh 2.

Mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thực hiện tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL – Ảnh: VGP/Ngọc Vân

Hướng đến canh tác thông minh giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh

Trong thời đại ngày càng nóng lên của biến đổi khí hậu và áp lực tăng trưởng bền vững thì rất cần sự vào cuộc của tất cả hệ thống các ngành nghề, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân. Ở mỗi vị trí, họ đều phải có trách nhiệm tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và thực hiện theo các cách riêng của họ nhưng không nằm ngoài tôn chỉ “sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng trưởng phải đi đôi với phát triển xanh, phát triển bền vững”.

Công ty CP Phân bón Bình Điền, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng sản phẩm làm ra lại phục vụ nông nghiệp, Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu Phân bón Đầu Trâu, bằng các chương trình Canh tác thông minh và sản phẩm phân bón chất lượng cao, gắn với sử dụng công nghệ tiên tiến, đang trở thành một lựa chọn hứa hẹn trong hướng dẫn phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.  

“Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”, một cụm từ không còn mới mẻ với nông dân ĐBSCL, bởi đây chính là chương trình do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thực hiện tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL trong nhiều năm qua. “Canh tác lúa thông minh” được Bình Điền thiết kế để giúp người nông dân sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả. Điều này được thực hiện thông qua việc đưa ra các lời khuyên về lượng giống gieo sạ, thời điểm và phương pháp tưới tiêu, hướng dẫn sử dụng phân bón hợp lý, phân bón thông minh, quản lý sâu bệnh hại tối ưu…, từ đó giúp giảm thiểu lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, lượng nước tưới, lượng thuốc BVTV và cả công lao động… 

Đồng thời, chương trình này còn đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới, kết hợp ứng dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ số, nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả canh tác, giảm thiểu sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất. 

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ, Nguyên Giám đốc Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam: “Thông thường những doanh nghiệp phân bón là cung cấp vật tư, cung cấp phân bón, nhưng với Công ty CP Phân bón Bình Điền thay vì cung cấp phân bón thì lại cung cấp cả các giải pháp và canh tác thông minh, trong đó có sử dụng phân bón thông minh là một hệ thống giải pháp. Đây là một hướng đi mà tôi cho là rất khác biệt so với các doanh nghiệp khác.”.

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh - Ảnh 3.

Quy trình canh tác tổng hợp trong chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật – Ảnh: VGP/Ngọc Vân

Bình Điền – Những bước đi phù hợp

Chương trình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” được Bình Điền thực hiện tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL (thực hiện tới 7 vụ lúa, qua 2 giai đoạn, từ 2016- 2017, đến 2020- 2022) đã đạt được hiệu quả tốt, như giảm giống gieo sạ (từ trên 200 kg, xuống dưới 80 kg/ha), giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên 1,5 triệu đồng/ha, năng suất tăng trên 400 kg thóc/ha, lợi nhuận tăng thêm từ 4-4,5 triệu đồng/ha so với đối chứng. Quy trình canh tác tổng hợp trong chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Được biết, trong chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, bên cạnh các giải pháp canh tác tiên tiến, các sản phẩm phân bón thông minh, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã ứng dụng nhiều thiết bị hỗ trợ và công nghệ số để nâng cao hiệu quả của chương trình, đáp ứng tốt mục tiêu tăng trưởng xanh, như lắp đặt các trạm quan trắc nước mặn, pH nước tự động trên các tuyến sông, kênh rạch ven biển khu vực ĐBSCL, lắp đặt trạm giám sát sâu rầy tự động, cung cấp cho nông dân, cán bộ kỹ thuật bút đo độ mặn, dụng cụ đo pH, máy phun hạt để sạ lúa và bón phân, ứng dụng phần mềm theo dõi đồng ruộng…

Cùng trong giai đoạn triển khai chương trình Canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL, Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng đã tham gia vào dự án “Sản xuất lúa bền vững và Giảm phát thải khí nhà kính AgResults” do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2021 tại tỉnh Thái Bình, nơi có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời ở khu vực đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. 

Dự án “Sản xuất lúa bền vững và Giảm phát thải khí nhà kính AgResults” được thiết kế thông qua một cuộc thi nhằm tìm kiếm các công nghệ và phương pháp tiên tiến với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tăng năng suất trong quá trình canh tác lúa. Tại dự án này, Công ty CP Phân bón Bình Điền là 1 trong 4 đơn vị trên tổng số 11 đơn vị dự thi đã vượt qua giai đoạn 1 (2 vụ, từ 2017-2018) để bước tiếp vào giai đoạn 2 (4 vụ, từ 2019-2020). 

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh - Ảnh 4.

Nông dân sử dụng máy bay drone bón phân trong canh tác lúa – Ảnh: VGP/Ngọc Vân

Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, chia sẻ, trong 10 năm trở lại đây, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã có những sản phẩm phân bón bổ sung hoạt chất thông minh như Agrotain, Avail. Những hoạt chất này giúp nâng cao hiệu suất sử dụng phân đạm và phân lân, qua đó giúp cho bà con nông dân sử dụng một lượng phân bón ít hơn, trong khi năng suất và chất lượng nông sản lại cao hơn, tiết giảm được chi phí sản xuất, cũng như giảm được lượng phân bón đi vào môi trường đất, qua đó góp phần giảm được lượng phát thải khí nhà kính. 

“Trong những năm tiếp theo, chúng tôi tiếp tục ứng dụng những thành tựu của khoa học thế giới cũng như trong nước, và cùng với Hội đồng Khoa học kỹ thuật của công ty, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm những dòng sản phẩm có những tính năng như vậy để đưa ra thị trường trong thời gian sớm nhất, giúp cho bà con nông dân có nhiều lựa chọn, vừa có những sản phẩm phân bón tốt bảo đảm năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, cũng như góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường. Điều đó cực kỳ có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay”, Ông Ngô Văn Đông cho biết.

Cùng nông dân hành động bảo vệ hành tinh xanh - Ảnh 5.

Tất cả các chương trình của Công ty CP Phân bón Bình Điền – thương hiệu Phân bón Đầu Trâu đều có mục tiêu chung là tạo ra một mô hình sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường – Ảnh: VGP/Ngọc Vân

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho rằng, sự tham gia của Công ty CP Phân bón Bình Điền trong thời gian qua với các mô hình canh tác chuyên canh cũng như thâm canh có sự thay đổi về các phương pháp cũng như cách tiếp cận về sử dụng phân bón có nghiên cứu đến đất đai, có cải tạo đất đai và có làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời có chú ý đến việc giảm phát thải khí nhà kính. Bộ NN&PTNT, cho rằng cách tiếp cận này phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay. 

“Đây là một điển hình của hợp tác công tư. Sự hợp tác này sẽ mở ra một cách nhìn mới về việc chúng ta phát triển một ngành hàng không chỉ là những chủ trương, những định hướng, những chính sách của Chính phủ, của các cơ quan nhà nước hoặc của địa phương, mà chúng ta cần sự chung tay nhiều hơn nữa của nhiều doanh nghiệp mà Công ty CP Phân bón Bình Điền là một điển hình”, ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/cung-nong-dan-hanh-dong-bao-ve-hanh-tinh-xanh-102230906134535972.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Ngày 8-11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh...

Tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau hơn nữa giữa Việt Nam và Trùng Khánh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11 tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Trùng Khánh; chúc mừng những...

Cùng tác giả

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Cùng chuyên mục

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc cần tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đồng chí Hồ Hoành Hoa, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp hai nước đã trình bày nhiều ý kiến đánh giá cao triển vọng hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp...

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu Quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tại lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức các dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA) của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024. Trải qua nhiều vòng đánh giá, thẩm định của Ban tổ chức chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) đã có nhiều...

Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu suất thông quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Theo tính toán của cơ quan chức năng, trong hai tháng cuối năm 2024, lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) sẽ tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó. Không để xảy ra tình trạng ùn ứ xe chở hàng hóa tại cửa khẩu, các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, các ngành liên quan đang triển khai các biện pháp nâng hiệu suất thông quan. Từ cuối tháng 10/2024 đến nay,...

Khởi nghiệp từ Trà bồ khai: Ý tưởng nhiều triển vọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Nhằm khai thác lợi thế thương mại điện tử cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nhóm khởi nghiệp gồm chị Lành Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Cao Lộc đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Ứng dụng chuyển đổi số phát triển và thương mại đặc sản Lạng Sơn: Cây Bồ khai”. Dự án này đã xuất sắc...

Đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật là bước tiến quan trọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Chiều 7/11, góp ý hoàn thiện quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), một số đại biểu đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu các đơn vị vận hành lưới điện phải có kế hoạch phát triển hạ tầng lưới điện thông minh và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, bảo đảm tính linh hoạt trong hệ thống điện; đồng thời thống nhất thẩm quyền...

Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Ngày 7/11, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp cùng Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) chủ trì, đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu. Việt Nam hướng tới tự chủ...

Các sàn thương mại điện tử nộp gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Theo Tổng cục Thuế, lũy kế 10 tháng đầu năm, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp khoảng 94.600 tỷ đồng tiền thuế, tăng 17%. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế ghi nhận tổng thu NSNN lũy kế 10 tháng ước đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, bằng 94,8% so với dự toán pháp lệnh, bằng 116,3% so với cùng kỳ. Riêng...

Việt Nam xuất siêu 23,31 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước, đạt 335,59 tỷ USD. Ngày 7/11, thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 của nước ta đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước. Trong...

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư phát triển chương trình nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Năm 2024, trung ương phân bổ cho tỉnh hơn 195 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển chương trình nông thôn mới để bố trí đầu tư 89 danh mục công trình khởi công mới. Nhờ sự chủ động trong công tác triển khai các công trình, tính đến hết tháng 10/2024 các chủ đầu tư đã giải ngân đạt 88% kế hoạch, cao nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất