Powered by Techcity

Còn nhiều tiềm năng mở rộng độ phủ thẻ tín dụng nội địa ở Việt Nam – Báo Lạng Sơn điện tử

Trong khoảng 3 năm phát triển, tốc độ phát hành thẻ tín dụng nội địa ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung nhưng so với dung lượng thị trường còn hết sức khiêm tốn. Do đó, cần tăng cường khả năng tiếp cận thẻ nhằm góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu tại Hội thảo – Ảnh: VGP/HT

Đây một nội dung trao đổi tại Hội thảo Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt do Vụ Thanh toán (NHNN), Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (NAPAS) và Báo Lao động phối hợp tổ chức chiều ngày 21/5, tại Hà Nội.

Môi trường tăng trưởng tốt

Tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết: Thời gian qua, NHNN đã chủ động xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt gắn với đảm bảo an ninh, an toàn.

Đây là một trong các mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động nghiên cứu, ban hành và trình ban hành nhiều quy định kịp thời, phù hợp hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán như: trình Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2024, trong đó có nhiều quy định về đẩy mạnh TTKDTM như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 về hoạt động TTKDTM ngay mới gần đây; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Các TCTD; Nghị định mới về TTKDTM (trong đó có Thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, Thông tư hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán, Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán…)…; quy định về mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng bằng phương tiện điện tử (eKYC), ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật (QR, thẻ chip,…) tăng cường chuẩn hóa, tăng tính liên thông trong ngành ngân hàng và giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác…

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cho biết, trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động TTKDTM, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng được các TCTD quan tâm phát triển, trong đó thẻ tín dụng là phương thức đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của khách hàng.

Tính đến tháng 3/2024, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 150,6 triệu thẻ (tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2023), với hơn 106,7 triệu thẻ nội địa, 43,9 triệu thẻ quốc tế; trong đó có 27 ngân hàng đang triển khai mở thẻ bằng eKYC với hơn 15,3 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành hoạt động.

Đến hết tháng 3/2024, có 15 tổ chức phát hành thẻ đã phát hành thẻ tín dụng nội địa; số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến tháng 3/2024 đạt trên 904,7 nghìn thẻ (tăng 18,37% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng thẻ tín dụng quốc tế là 9,53%). Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị đạt 10 nghìn tỉ đồng (tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị, cao hơn mức tăng tương ứng của thẻ tín dụng quốc tế là 27,26% và 25,1%).

“Từ những kết quả trên, có thể thấy mặc dù số lượng thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng mạnh về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng đáng ghi nhận về phát triển thẻ tín dụng nội địa trong năm vừa qua”, ông Lê Anh Dũng cho biết.

Theo ông Lê Anh Dũng, hiện nay, nước ta có hơn 900 nghìn thẻ tín dụng nội địa với quy mô dân số 100 triệu dân thì đây là tiềm năng lớn để các TCTD có thể khai thác, đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân ngày càng tăng, xu hướng thương mại điện tử, hoạt động kinh tế số ngày càng thịnh hành thì thị trường thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tiềm năng phát triển nữa.

Bên cạnh tiềm năng lớn từ thị trường thẻ tín dụng, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tính năng, tiện ích, ưu đãi hấp dẫn không kém gì thẻ tín dụng quốc tế, có thể kể đến như: Thẻ tín dụng nội địa ứng dụng công nghệ hiện đại, tuân thủ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế EMV có tính an toàn, bảo mật cao, hạn chế rủi ro, gian lận, giả mạo cho chủ thẻ.

Thủ tục mở thẻ dễ dàng, chi phí phát hành và thanh toán thấp giúp đối tượng khách hàng có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng với chi phí hợp lý. Sản phẩm thẻ tín dụng nội địa với nhiều tiện ích, tính năng như ứng dụng công nghệ thẻ chip tiếp xúc và phi tiếp xúc, tính năng thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng được gắn trên một tấm thẻ, thanh toán giao thông công cộng nhanh chóng, thuận tiện…

Hội thảo Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt – Ảnh: VGP/HT

Hoàn thiện cơ chế, bảo đảm hài hòa lợi ích

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng khẳng định: Để tiếp tục triển khai mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD và các đơn vị liên quan tích cực triển khai có hiệu quả Nghị định số 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn Nghị định mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ phát triển thẻ tín dụng nội địa; triển khai tốt các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ ngân hàng tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN để đảm bảo an toàn, phòng ngừa gian lận, lừa đảo, tăng cường lòng tin của người dùng khi sử dụng các phương tiện điện tử.

Bên cạnh đó, TCTD cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, tiện ích, an toàn, mở rộng hạ tầng, mạng lưới chấp nhận thanh toán; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nhằm tiếp cận và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, thanh toán chính thống, góp phần phổ cập tài chính toàn diện và hạn chế tín dụng đen.

Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN để tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa thị trường thẻ tín dụng nội địa, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước, các thành viên thị trường cần triển khai một số giải pháp.

Một là, NHNN tiếp tục hoàn thiện và triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động thẻ ngân hàng.

Hai là, chỉ đạo nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các ngân hàng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến.

Ông Nguyễn Quang Minh – Tổng Giám đốc NAPAS phát biểu tại Hội thảo – Ảnh: VGP/HT

Ba là, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục phối hợp xây dựng hệ sinh thái thẻ chip nội địa đa ứng dụng, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, tiện ích, đảm bảo an toàn…

Bốn là, tổ chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cần phối hợp với các ngân hàng, công ty tài chính nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ phí hợp lý để hỗ trợ, chủ động xây dựng công cụ phát hiện, phòng ngừa gian lận thanh toán.

Năm là, NHNN, các thành viên thị trường tiếp tục tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục tài chính, trong đó có phương tiện về thẻ tín dụng nội địa…

Dưới góc độ đơn vị chuyển mạch quan trọng, ông Nguyễn Quang Minh – Tổng Giám đốc NAPAS cho biết: Các ngân hàng Việt Nam đã phát hành thẻ tín dụng nội địa từ rất lâu, còn thẻ tín dụng nội địa dùng bộ chip do NHNN ban hành thì từ năm 2021. Trong khoảng 3 năm phát triển, tốc độ phát hành thẻ tín dụng nội địa ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung thị trường. Tuy nhiên so với dung lượng thị trường còn hết sức khiêm tốn. Các ngân hàng là thành viên của NAPAS đã phát triển thẻ tín dụng với biểu phí rất đơn giản so với thẻ tín dụng của các tổ chức quốc tế có biểu phí rất phức tạp.

Thủ tục phát hành đơn giản, điều kiện ràng buộc gần như không có. Đây là điều kiện cho các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng để người dân tiếp cận dễ dàng hơn, với chi phí hợp lý hơn.

NAPAS đang triển khai các giải pháp công nghệ mới cho phép khách hàng thanh toán thẻ thông qua các thiết bị di động; Số hóa thẻ và thanh toán trên thiết bị di động; Biến thiết bị di động thành thiết bị thanh toán; Cho phép tích hợp với phần mềm đơn vị chấp nhận thanh toán.

Về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ, đại diện NAPAS cho hay, số lượng giao dịch tra soát gian lận giả mạo trong 4 tháng đầu năm đối với giao dịch không xuất trình thẻ (giao dịch thanh toán trực tuyến) chiếm tỷ lệ 95,47% trong các giao dịch gian lận, trong khi đối với giao dịch xuất trình thẻ (giao dịch ATM/POS) chỉ chiếm 4,53%.

Tỷ lệ giao dịch gian lận giả mạo thẻ nội địa hiện vẫn rất thấp so với tổng lượng giao dịch. Tuy nhiên các Ngân hàng vẫn phải xử lý các rủi ro tổn thất cho các giao dịch này mà chưa có quỹ để xử lý.

Để giải quyết các vướng mắc trong xử lý rủi ro liên quan đến các giao dịch gian lận, giả mạo trong thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thẻ nói riêng, NAPAS đề xuất cho phép các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán được phép sử dụng một phần lợi nhuận trước thuế để trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong thanh toán (tương tự như hoạt động cấp tín dụng)…

Về phía NAPAS, rà soát chặt chẽ và đánh giá tiềm năng việc chấp nhận thanh toán thẻ nội địa để đẩy mạnh hơn nữa việc chấp nhận thẻ nội địa, giảm bớt gánh nặng chi phí. Phối hợp cùng các tổ chức phát hành và tổ chức thanh toán để thúc đẩy phát hành/thanh toán thẻ nội địa nói chung và thẻ tín dụng nội địa nói riêng. Tiếp tục hoàn thiện triển khai gia tăng các tiện ích đối với hệ sinh thái thẻ NAPAS: Tokenization, 3DS, Tap to pay, thanh toán QRPay từ nguồn thẻ tín dụng NAPAS…

“Mục tiêu hướng tới là thúc đẩy thị trường thanh toán thẻ, tăng tính cạnh tranh của dịch vụ; các ngân hàng hiện tại cũng đang hợp tác với các đối tác để phát triển và mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán tại đơn vị chấp nhận thanh toán nhỏ lẻ, tại các vùng mà mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ”, lãnh đạo NAPAS nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2024. Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19/12/2024 về vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2,...

Tỷ giá USD hôm nay (20-12-2024): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (20-12-2024): Rạng sáng 20-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 26 đồng, hiện ở mức 24.304 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,37%, hiện ở mức 108,40. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD dao...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025 – Báo Lạng...

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành...

Đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc-Nam,...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ – Báo Lạng Sơn

Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (20-12-2024): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (20-12-2024): Rạng sáng 20-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 26 đồng, hiện ở mức 24.304 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,37%, hiện ở mức 108,40. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD dao...

Đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc-Nam,...

Đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ –...

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất chính sách...

Kế hoạch thực hiện Giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng – Báo Lạng Sơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 241/NQ-CP ngày 19/12/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021. Theo Nghị quyết 241/NQ-CP, Kế hoạch được ban hành nhằm mục đích thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt...

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn: Tập trung khắc phục chỉ số DDCI thấp điểm – Báo...

- Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng - Lạng Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp để từng bước khắc phục các chỉ số còn thấp điểm trong bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND cấp huyện (DDCI).  Năm 2023, chỉ số DDCI của Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn nằm ở nhóm cuối trong tổng...

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tổng kết công tác năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 19/12, Cục Hải quan tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Năm 2024, Cục Hải quan tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Theo đó, tính đến ngày 16/12, tổng kim ngạch hàng hóa xuất...

Từ chiều nay (19-12), giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95 vượt 21.000 đồng mỗi lít – Báo Lạng Sơn

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (19-12), giá xăng dầu đồng loạt tăng; giá xăng E5 RON92 tăng 383 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 408 đồng/lít. Từ 15 giờ chiều nay (5-12), giá xăng dầu cụ thể như sau: - Xăng E5RON92: Không cao hơn 20.244 đồng/lít (tăng 383 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 760 đồng/lít; - Xăng RON95-III: Không cao hơn 21.004 đồng/lít (tăng 408...

Giá vàng hôm nay (chiều 19-12): Tiếp tục lao dốc – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (chiều 19-12) tiếp tục ghi nhận sự lao dốc của giá vàng SJC. Mức giảm từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) công bố giá vàng miếng SJC ở mức 82,1-84,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI công bố giá bán...

Khởi công dự án Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 19/12/2024, tại xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư TDG Global tổ chức lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2. Dự lễ khởi công có đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; đại điện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố. Dự án Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 có quy mô gần 25 ha,...

Giá vàng hôm nay (19-12): Giảm gần 2 triệu đồng – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (19-12): Giá vàng thế giới “lao dốc” và mất đi gần 2 triệu đồng (hơn 2%) khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiết lộ sẽ làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất trong tương lai. Giá vàng trong nước hôm nay Giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu neo ở mốc 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 85,1 triệu đồng/lượng bán ra. Hiện tại, giá vàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất