Powered by Techcity

Chuyển hướng sản xuất, tiêu dùng xanh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lựa chọn để phát triển lâu dài. Góp phần thúc đẩy quá trình này, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp như liên kết, xây dựng, hình thành Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn.

Tham gia lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức mới đây, Công ty MUSA PACTA đã giới thiệu các sản phẩm thân thiện môi trường được sản xuất từ cây chuối.

Ông Bùi Khánh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MUSA PACTA cho biết, bình thường, người nông dân sau khi thu hoạch chuối thường vứt bỏ thân chuối hoặc chỉ làm thức ăn cho gia súc. Nhưng với cách xử lý của MUSA, cây chuối đã trở thành nguyên liệu để sản xuất giấy các loại, sợi vải chuối, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và cả nước dinh dưỡng cho cây trồng…

Các sản phẩm được sản xuất từ sợi chuối của Công ty MUSA PACTA.
Các sản phẩm được sản xuất từ sợi chuối của Công ty MUSA PACTA.

Sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà đã xuất khẩu đi nhiều thị trường nước ngoài. Sau các nhà máy tại Hà Nội, đơn vị đang phát triển thêm các vùng sản xuất hữu cơ và xây dựng các nhà máy sản xuất theo quy trình khép kín, tuần hoàn tại Lào Cai, Hải Dương, Thanh Hóa…

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là với thương mại điện tử, các bao bì đóng gói gây ra lượng rác phát thải vô cùng lớn. Ông Nhâm Sỹ Nguyên, Trưởng phòng Kinh doanh chi nhánh Hà Nội của Công ty TNHH Bao bì TQT cho biết, đơn vị chuyên sản xuất, thiết kế, in ấn các loại giấy carton, bao bì carton, thùng giấy đóng hàng… Trước xu thế phát triển xanh và bền vững, công ty đã chuyển đổi nguyên liệu sang loại thân thiện môi trường, tự phân hủy cao, kể cả với các sản phẩm từ nhựa, ni-lông.

Đương nhiên, giá thành vì thế cũng có cao hơn các sản phẩm thông thường một chút nhưng vì lợi ích lâu dài, bền vững, công ty vẫn lựa chọn chuyển đổi. Về phía khách hàng, đối tác cũng thay đổi nhận thức và dần ưu tiên các sản phẩm giấy, thân thiện môi trường hơn.

Giới thiệu các sản phẩm bao bì đóng gói thân thiện môi trường đến với khách hàng.
Giới thiệu các sản phẩm bao bì đóng gói thân thiện môi trường đến với khách hàng.

Công ty cố gắng thay đổi máy móc, áp dụng công nghệ mới, tiết giảm chi phí để giảm giá thành cho các sản phẩm thân thiện môi trường, tăng tính cạnh tranh. “Trong tương lai, tiêu dùng xanh sẽ là xu thế tất yếu”, ông Nhâm Sỹ Nguyên nhấn mạnh.

Tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh việc đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội thì sản xuất tại các làng nghề cũng đang gây ra nhiều vấn đề tác động, ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Tại các làng gốm cổ trên địa bàn huyện Gia Lâm như Bát Tràng, Giang Cao, Kim Lan, các cơ sở sản xuất tại đây đã chuyển đổi từ lò than truyền thông sang lò ga để nung gốm.

Giám đốc công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh Hà Thị Vinh cho biết, tuy đầu tư lò ga tốn rất nhiều chi phí nhưng bù lại đã giúp giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, không còn xỉ than thải ra môi trường. Bên cạnh đó, việc chuyển sang lò ga còn giúp tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm so với sử dụng lò than truyền thống, mang lại hiệu quả cao.

Do đó, hầu hết tất cả các lò gốm trên địa bàn đã chuyển sang lò ga. Trong quá trình đóng gói sản phẩm, các cơ sở sản xuất gốm sứ cũng lựa chọn thùng bìa carton thân thiện môi trường để đóng gói, hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong những năm qua, TP Hà Nội đã quan tâm và chỉ đạo Sở Công Thương cũng như các sở, ban, ngành khác tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng với các doanh nghiệp, người tiêu dùng như: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững; sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế…

Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ.
Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ.

Trong đó, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức nhiều chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành sản xuất theo từng lĩnh vực chuyên đề như: Ngành sơn mài, mây tre đan, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngành chế biến nông sản, gốm sứ, dệt may – thời trang, điện tử – đồ gia dụng…

Qua đó, hình thành nên Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn Thủ đô. Những chương trình, hoạt động này đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng về hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đồng thời, gắn kết các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội Hoàng Minh Lâm cho biết, chương trình thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tự hủy, tái sử dụng và các sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế xanh của Thủ đô.

Phía các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều mong muốn, sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành và các cơ chế ưu đãi của Chính phủ, thành phố trong quá trình phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MUSA PACTA Bùi Khánh Dũng bày tỏ: “Có một thực tế, phần lớn các chương trình hỗ trợ hiện nay mới dừng ở các chương trình chung chung, thí dụ như là hợp phần trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… Song để tạo dựng được đội ngũ doanh nghiệp dấn thân vào lĩnh vực khó khăn, nhiều rủi ro và mang tính đặc thù này, chúng tôi rất mong có cơ chế hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp phát triển bền vững, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp không phát thải, nhất là trong tiếp cận đất đai, vốn…”.




Sản xuất và tiêu dùng bền vững là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.





Nguồn: https://baolangson.vn/chuyen-huong-san-xuat-tieu-dung-xanh-5021431.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Hàng nghìn dự án bất động sản “đắp chiếu”: Cần Nghị quyết Quốc hội để tháo gỡ – Báo Lạng Sơn

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội để xử lý, khơi thông các dự án đang bị "đắp chiếu, sẽ mở ra cơ hội về nhà ở cho hàng triệu người dân. Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải,...

VPI dự báo giá xăng sẽ tăng trong kỳ điều hành ngày 28/11 – Báo Lạng Sơn

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày mai, 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7%. Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy tại kỳ điều hành ngày mai 28/11, giá xăng dự báo đảo chiều tăng từ 1,3-1,7% nếu Liên bộ Tài chính-Công Thương không trích...

Hành động kịp thời để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn – Báo Lạng Sơn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cần có những hành động quyết liệt và kịp thời để phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn và tận dụng những cơ hội to lớn trước mắt. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu...

Cùng suy ngẫm: Phát triển bền vững doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo – Báo Lạng Sơn

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, hai doanh nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD, 11 doanh nghiệp hơn 100 triệu USD và một số doanh nghiệp đang ở ngưỡng cận "kỳ lân". Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ở giai đoạn đầu của vòng đời phát triển. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng...

Luật điện lực sửa đổi: Tạo không gian phát triển mới cho điện hạt nhân – Báo Lạng Sơn

Theo chuyên gia, các dự án điện hạt nhân không chỉ mang lại cơ hội việc làm chất lượng cao mà còn giúp Việt Nam có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật Dự thảo luật điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15. Tại Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) lần này đã đề cập...

Đề xuất cách tiếp cận công bằng, khả thi trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường – Báo...

Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì. Tại...

Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ – Báo Lạng Sơn

-  Từ ngày 24 - 27/11, đoàn công tác của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh đến trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số xã của 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, đại diện một số sở, ngành, tổ chức hội, các huyện, thành phố... Trong chương trình, đoàn công tác đã...

Chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đông – Báo Lạng Sơn

- Vụ đông là vụ sản xuất với các loại cây trồng phong phú, đa dạng về chủng loại, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Do vậy, ngành chức năng, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đông. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 4.600 ha cây trồng các loại. Trong đó, cơ...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất