Powered by Techcity

Chuyện 2 ông trùm là nguyên mẫu nhân vật lão Hạc ở làng ‘Vũ Đại’

Gọi là ông trùm nhưng cả hai nguyên mẫu của nhân vật lão Hạc đều nghèo khó; một người ăn bả chó chết sớm, người kia sống thọ đến 105 năm tuổi.

Nghĩa trang của xóm 11, thôn 4, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam quê hương Nam Cao, là nơi an nghỉ của hai người đàn ông mà chuyện đời họ được nhà văn “mượn” để xây dựng nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên. Ngôi mộ của một trong hai “lão Hạc” được chính cháu nội – con của người con trai bỏ đi đồn điền cao su năm xưa – tìm về làng xây cất trong những năm cuối thế kỷ 20.

Có 2 lão Hạc ở làng “Vũ Đại”

Thời Nam Cao viết các tác phẩm văn học kinh điển “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, xóm 11 chính là làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, Hà Nam. Làng Đại Hoàng đi vào truyện của Nam Cao với cái tên làng Vũ Đại. Rất nhiều nhân vật của ông được xây dựng từ những con người có thật nơi đây, và lão Hạc cũng vậy.

Ông giáo già 70 tuổi Trần Văn Đô, một người dân trong làng, được gọi là “pho sử sống về những nhân vật của Nam Cao trong đời thực”, cho biết nguyên mẫu của lão Hạc là hai chứ không phải một người. Họ đều nghèo khó, cuộc đời đều nhiều đau buồn và đều được gọi là ông trùm – Trùm San và Trùm Luông.

Thầy giáo Trần Văn Đô, một người dân trong làng, được gọi là “pho sử sống về những nhân vật của Nam Cao trong đời thực”.
Thầy giáo Trần Văn Đô, một người dân trong làng, được gọi là “pho sử sống về những nhân vật của Nam Cao trong đời thực”.

“Không phải là ông trùm theo cách hiểu của phần lớn chúng ta ngày nay đâu, mà đó là cách gọi trưởng họ đạo của người Thiên Chúa giáo” – ông Trần Văn Đô giải thích. “Gọi là trùm nhưng họ đều nghèo khó”.

Phần lớn chất liệu tạo nên nhân vật lão Hạc được Nam Cao lấy từ ông Trùm San, cũng là người họ Trần như tất cả cư dân gốc của làng, còn tên ông là gì thì không ai còn nhớ.

Gia cảnh nghèo khó của ông Trùm San có lúc quẫn bách y như lão Hạc trong truyện. Nhà ông cũng nuôi một con chó vàng. Trùm San cũng có một người con trai bỏ làng đi vào Nam làm công nhân đồn điền cao su, nhưng hoàn cảnh của anh này còn đau khổ, éo le hơn cả con trai lão Hạc trong tác phẩm.

“Ông Trùm San có hai người con, con trai tên Thụ, con gái tên Duyên. Nhà nghèo, không đủ tiền cheo cưới đàng hoàng nên con trai ông đành phải lấy một cô gái kém sắc và không tổ chức cưới xin gì cả. Sau một thời gian về chung sống với nhau, vợ anh Thụ bị điên, bỏ nhà ra đi biệt tích.

Vợ bỏ đi được một thời gian, anh Thụ đòi lấy vợ khác nhưng ông San cản lại. Người xứ đạo tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng chung thủy, không bao giờ được phép lấy ai khác khi bạn đời của mình còn sống. Vì thế, ông Trùm San kiên quyết nói với con trai rằng, chỉ khi nào vợ chết, anh mới được phép lấy người khác”, thầy Đô cho biết.

Chờ đợi mòn mỏi không thấy vợ về, cũng không được phép lấy vợ mới, anh Thụ bỏ nhà đi làm công tại nông trường cao su Lộc Ninh (Bình Phước). Rồi anh lấy vợ ở đó, sinh được một người con trai đặt tên Thanh.

Ông Trần Văn Đô tiết lộ: “Người cháu nội của ‘lão Hạc’ vốn là công nhân vận hành máy của Công ty cao su Lộc Ninh. Sau năm 1995, khi gia đình có điều kiện, anh Thanh có đưa con rể và cháu về quê xây mộ cho ông nội là ông Trùm San. Chi tiết này không được đưa vào trong tác phẩm, nhưng đó là cuộc đời và những con người có thật”.

Còn Trùm Luông tên thật là Trần Quý Đào, một người đàn ông nghèo khổ, bất hạnh, sống trong cô đơn. Để trốn tránh cuộc sống cùng quẫn, ông Trùm Luông đã xin mồi bả chó của một người dân khác trong làng Đại Hoàng là Binh Cận (trong truyện “Lão Hạc” là nhân vật Binh Tư) để tự tử và chết một cách bi thảm.

Mặc dù Nam Cao chỉ sử dụng một chi tiết trong cuộc đời ông Trùm Luông để đưa vào tác phẩm, nhưng đó lại là chi tiết gây ám ảnh nhất.

“Người dân làng Đại Hoàng chúng tôi vẫn kể lại câu chuyện về những người là nguyên mẫu của nhân vật Nam Cao và về ngôi làng Vũ Đại như một sự huyền bí. Dường như có định mệnh gì đó tạo ra sự giao thoa giữa sáng tác hư cấu và chuyện thật ngoài đời”, thầy Đô nói, cho biết khác với ông Trùm Luông chết sớm vì quyên sinh, ông Trùm San thọ đến 105 tuổi.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Châu, người đã có nửa thế kỷ nghiên cứu về Nam Cao, cũng khẳng định chuyện về lão Hạc được nhà văn viết từ cuộc đời hai con người có thật ở địa phương là Trùm San và Trùm Luông.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế VInh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh.

“Hai người ngoài đời thực có 2 số phận khác nhau. Chuyện ông Trùm San nuôi một con chó vàng và cậu con trai bỏ làng đi làm ở đồn điền cao su trong miền Nam là có thật. Và chuyện ông Trùm Luông xin bả chó về để tự tử cũng là có thật. Điều đáng nói, sau khi ông trùm San mất đi, người cháu nội đã tìm về quê hương bản quán để xây mộ cho ông mình” – ông Vinh cho biết.

Nhà nghiên cứu nói thêm: “Nếu không có truyện mà nhà văn Nam Cao viết thì người cháu nội của ông Trùm San chắc không tìm về được với tổ tiên để xây ngôi mộ cho ông nội. Thời điểm bỏ làng ra đi xa như vậy, ngay cả người con của ông Trùm San cũng chưa chắc đã nhận ra quê hương mình chứ đừng nói đến cháu”.

Nam Cao yên nghỉ trong vườn nhà “lão Hạc”

Ông Trần Hữu Vịnh, 74 tuổi, một người dân xóm 11 đang trông coi Khu tưởng niệm Nam Cao, cho biết, cả hai ông Trùm San, Trùm Luông đều là hàng xóm của Nam Cao và họ đều rất quý trọng nhà văn.

“Các ông vẫn sang giúp gia đình nhà văn việc này, việc nọ. Còn Nam Cao thỉnh thoảng mời hai ông trùm sang nhà uống nước chè xanh đặc vào buổi sáng. Do vậy, khi mới ra đời, tác phẩm được nhà văn Nam Cao lấy tên là ‘Ông hàng xóm’, sau này mới đổi tên thành ‘Lão Hạc’. Nhà văn đã tạo ra lão Hạc từ hai người hàng xóm của ông tại làng Đại Hoàng thời ấy”, ông Vịnh nói.

Khu tưởng niệm của nhà văn - liệt sỹ Nam Cao được xây trên phần đất trước đây thuộc về 3 nhà: Ông Trùm San, ông Trùm Luông và chính gia đình nhà văn.
Khu tưởng niệm của nhà văn – liệt sỹ Nam Cao được xây trên phần đất trước đây thuộc về 3 nhà: Ông Trùm San, ông Trùm Luông và chính gia đình nhà văn.

Dẫn phóng viên đi tham quan một vòng khu tưởng niệm Nam Cao, trong đó có ngôi mộ của nhà văn nằm trong khuôn viên, ông Trần Hữu Vịnh cho biết, khu tưởng niệm được xây trên phần đất trước đây thuộc về 3 nhà: Đất của ông Trùm San, của ông Trùm Luông và của chính gia đình nhà văn.

Về lịch sử mảnh đất này, theo ông Vịnh, có thời điểm ông nghị viên Bắc Kỳ Trần Duy Bính (Nghị Bính – nguyên mẫu nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo”) có ý đồ chiếm đất của cả Trùm San và Trùm Luông. Cả hai người này đều không biết chữ nên để bảo vệ tài sản trước sự nhòm ngó của cường hào, họ đã mang văn tự đất nhà mình sang nhờ gia đình Nam Cao giữ hộ. Nhờ đó mà đất đai của họ không rơi vào tay “Bá Kiến”.

Mộ nhà văn Nam Cao trong khu tưởng niệm ông, đặt tại làng Đại Hoàng xưa.
Mộ nhà văn Nam Cao trong khu tưởng niệm ông, đặt tại làng Đại Hoàng xưa.

Độc giả của Nam Cao có thể thấy bóng dáng câu chuyện có thật này trong truyện ngắn “Lão Hạc”: Gần cuối truyện, lão Hạc gửi gắm ông giáo giữ hộ vườn để sau này trao lại cho đứa con trai đi đồn điền cao su của mình, bằng cách viết văn tự nhượng đất cho ông giáo “để không ai còn tơ tưởng, dòm ngó đến”.

Nhà văn, liệt sỹ Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1915 tại làng Đại Hoàng. Ông mất năm 1951 tại Ninh Bình và được chôn cất ở đây. Năm 1998, nhà văn được đưa về yên nghỉ tại quê nhà. Hiện phần mộ nhà văn được đặt trong khuôn viên khu tưởng niệm rộng 5.460m2, trong đó có phần đất từng thuộc về hai nguyên mẫu nhân vật lão Hạc là các ông Trùm San và Trùm Luông.

Nguồn:https://vtc.vn/chuyen-2-ong-trum-la-nguyen-mau-nhan-vat-lao-hac-o-lang-vu-dai-ar838182.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Lạng Sơn đạt 3 giải thưởng về quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm...

– Tối 9/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận và biểu dương nỗ lực, sáng tạo và thành tích mà Hội đồng đã đạt được trong 20 năm qua, đồng thời nêu định hướng nhiệm vụ cho Hội đồng những năm tới. Tối 5/9, tại Nhà hát lớn Hà...

Những câu chuyện bổ ích cho thiếu nhi

Nhằm khuyến khích phong trào sáng tác cho thiếu nhi, cổ vũ văn hóa đọc trong giới trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam đã thành lập thêm hạng mục giải thưởng “Văn học thiếu nhi”. Giải thưởng ở hạng mục này năm 2022 được Hội Nhà văn Việt Nam trao cho truyện dài “Thung lũng Đồng Vang” (Nhà xuất bản Trẻ) của nhà văn Trung Sỹ. Đáng chú ý đây là tác phẩm đầu tiên của nhà văn viết về...

Cùng tác giả

Gia Cát: Người dân khu tái định cư “nước rút” hoàn thiện nhà đón tết – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm này, nhiều hộ dân bị thu hồi nhà ở bởi dự án Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 4B đoạn Km3+700 - Km18 đang khẩn trương xây dựng những ngôi nhà mới trên khu tái định cư  (TĐC) của dự án. Theo các hộ dân tại đây, những ngôi nhà khang trang sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm 2025. Khu TĐC quốc lộ 4B thuộc thôn Bắc Đông...

Thành phố Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) thành phố Lạng Sơn xếp vị trí thứ  9 trên bảng xếp hạng khối địa phương với tổng số điểm là 70,27 điểm, giảm 5,6 điểm so với năm 2022. Bước sang năm 2024, thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số DDCI, trong đó trọng tâm là rà soát cắt giảm các thủ tục hành...

Đặc sản có tên ‘bốc mùi’ ở Bắc Kạn, khách sành ăn mua vài cân cho bõ thèm

Bò khai (hay còn gọi là dây hương, rau dạ hiến, khau hương, rau ngót leo, rau nghiến…) là loại rau rừng mọc nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình ở Bắc Kạn và Lạng Sơn. Trong đó, rau bò khai ở vùng Ba Bể (Bắc Kạn) được đánh giá là thơm ngon đặc trưng hơn, trở thành đặc sản nức tiếng và từng lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020 – 2021. Thoạt...

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Đồng USD hạ nhiệt, vẫn neo trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Rạng sáng 27-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.310 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,18%, hiện ở mức 108,08. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD giảm...

Tòa án Nhân dân huyện Hữu Lũng Học Bác gắn với thực hiện công tác chuyên môn – Báo Lạng Sơn

- Nhờ quán triệt sâu sắc, triển khai thường xuyên, liên tục việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với công tác chuyên môn, thời gian qua, Chi bộ Toà án nhân dân (TAND) huyện Hữu Lũng đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đạo đức, lối sống và tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ, đảng viên. Qua đó góp...

Cùng chuyên mục

Cuộc sống kết thành tác phẩm – Báo Lạng Sơn

Hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta xứng đáng là một trong những trang vẻ vang, oanh liệt bậc nhất của lịch sử nhân loại. Điều này lý giải văn chương phi hư cấu (hồi ký, tự truyện, tự thuật...) viết về chiến tranh đang chiếm ưu thế, được độc giả đón nhận. Có trường hợp tác giả đầy ắp vốn sống về đời lính, theo thời gian,...

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất