Powered by Techcity

Chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng

Phân tích yêu cầu đối với an toàn, an ninh mạng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược; phải chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng, không để bị động, bất ngờ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo 

Chiều 25/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Tham dự phiên họp có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo.

Phiên họp đã đánh giá toàn diện kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thời gian qua, đề ra phương hướng thời gian tới. Cũng tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Ban Chỉ đạo.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm và kết quả hoạt động của thành viên Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, các tiểu ban và các thành viên, đã bám sát 4 nhiệm vụ trọng tâm (an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên không gian mạng; đấu tranh xử lý thông tin xấu, độc), hoàn thành một số công việc quan trọng.

Theo đó, đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các quyết sách về an toàn, an ninh mạng, chỉ đạo xây dựng các chiến lược, đề án về an ninh mạng. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia; đấu tranh có hiệu quả với vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia; bảo vệ uy tín, hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận phiên họp 

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ còn một số tồn tại, hạn chế, như nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng còn chưa cao. Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo còn chậm, lúng túng. Hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật về an toàn, an ninh mạng chưa hoàn thiện.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới. Hoạt động tấn công mạng gia tăng; vẫn còn tình trạng lộ bí mật Nhà nước qua môi trường mạng của một số bộ, ngành, địa phương. Tình hình thu thập trái phép, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường, có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thủ tướng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất ban hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

Cùng với phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm. Theo đó, cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, trực tiếp là Ban Chỉ đạo; vai trò đầu mối, phối hợp của Văn phòng Ban Chỉ đạo trong các lĩnh vực, các mặt công tác về an toàn, an ninh mạng.

Song song với đó, bám sát nhiệm vụ, chương trình công tác năm của Ban Chỉ đạo để triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, địa phương; gắn trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị. Coi trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; không lơ là, mất cảnh giác.

Theo Thủ tướng, sự thống nhất, phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, địa phương, sự kết nối của Văn phòng Ban Chỉ đạo là điều kiện quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ. Đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là đầu tư cho phát triển bền vững và tạo ra giá trị. Phát huy vai trò chủ động, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia trong và ngoài nước.

Phân tích yêu cầu đối với an toàn, an ninh mạng thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược; phải chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng, không để bị động, bất ngờ. Đồng thời, phải có sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; trong đó Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban An toàn, An ninh mạng, các lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng là nòng cốt, là trực tiếp.

Theo Thủ tướng, chúng ta đang đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, trong đó có nhiệm vụ triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Do đó, an toàn, an ninh mạng phải là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, song hành với phát triển kinh tế-xã hội.

Để thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia có hiệu quả trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo cần thống nhất một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia, các đại biểu dự phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo  

Thủ tướng nhấn mạnh 5 nội dung: Thứ nhất, nhiệm vụ bảo vệ an toàn, an ninh mạng cho Đảng, Nhà nước, cho nhân dân, cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong điều kiện, bối cảnh hiện nay.

Thứ hai, phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của người dân và doanh nghiệp, trong đó có các lực lượng chức năng làm nòng cốt.

Thứ ba, phải thực hiện công việc này một cách thường xuyên, liên tục, cả về nâng cao nhận thức, cả về ý thức trách nhiệm, cả về tổ chức thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả, đầu tư thỏa đáng các hạ tầng thiết yếu.

Thứ tư, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt trong thu hút nguồn lực, cơ sở vật chất, hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác công tư.

Thứ năm, tự chủ, tự lực, tự cường trong bảo vệ an toàn, an ninh, chủ quyền trên không gian mạng.

Theo đó, Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tiếp tục phát huy tốt vai trò trung tâm; điều hành, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng của đất nước; đồng thời phải bảo đảm yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo nghiên cứu, định kỳ có những báo cáo những vấn đề trọng tâm bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng, để tham mưu các cấp có thẩm quyền về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chuẩn bị tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia theo chỉ đạo của Ban Bí thư.

Cùng với đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh mạng. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ viễn thông.

Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức của các chủ thể về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái tiêu cực phát sinh trên không gian mạng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam; tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số của đất nước, gắn với triển khai nhiệm vụ theo Đề án 06. Tập trung thu hút nguồn lực trong triển khai nhiệm vụ này.

Thủ tướng cũng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng trên tinh thần làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế và các hiệp ước đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia. Tham khảo kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và mô hình an toàn, an ninh mạng trên thế giới.

Thủ tướng lưu ý, cần có chiến lược quốc gia về an ninh dữ liệu; đồng thời, phải có kế hoạch tích hợp, khai thác, chia sẻ, phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng; đấu tranh ngăn chặn sớm hoạt động tấn công mạng, âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Tổ chức tốt diễn tập về phòng, chống tấn công mạng cấp quốc gia.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Nghiên cứu, đề xuất thí điểm một số chế độ ưu đãi và chế độ đặc thù đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, nhân sự làm về an toàn thông tin mạng.

Nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ban Chỉ đạo với Văn phòng Ban Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tham mưu nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tại các địa phương.

Ngay sau phiên họp này, Thủ tướng đề nghị các đồng chí thành viên tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, để công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng chuyển biến mạnh mẽ hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn./.

Nguồn:https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/chu-dong-ung-pho-voi-cac-thach-thuc-tu-khong-gian-mang-645081.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu 25 tỉnh, 9 bộ tập trung ứng phó bão số 2

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên; các bộ: NN-PTNT, Quốc phòng, Công an, Công thương, GTVT, TN-MT, Ngoại giao, TT-TT, VH-TT-DL. Thủ tướng yêu cầu 25 tỉnh, 9 bộ tập trung ứng phó bão số 2 Để chủ động ứng phó với bão số 2 và mưa lũ,...

Đại sứ Trung Quốc: Việt Nam sẽ trở thành đầu mối kết nối ASEAN, châu Âu, Trung Á

Ngày 24 – 27/6 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại TP Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho rằng, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận lời mời tham dự WEF đã thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam với...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024

Các đại biểu tham dự diễn đàn tại điểm cầu Lạng Sơn – Ngày 2/2, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 – Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giai...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

– Ngày 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023. Chủ đề hội nghị năm nay là “Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến các điểm cầu trên cả nước. Các đại biểu...

Thủ tướng thăm câu lạc bộ hàng đầu Brazil, thúc đẩy hợp tác bóng đá với Việt Nam

Sáng 24/9, theo giờ địa phương, tại Sao Paulo, Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm câu lạc bộ bóng đá Corinthians – đội bóng giàu truyền thống thứ nhì Brazil, nhằm thúc đẩy hợp tác lĩnh vực bóng đá giữa hai quốc gia. Thủ tướng nâng cúp vô địch FIFA Club World Cup 2012 của Corinthians và đeo đôi găng tay của “người gác đền”, thủ môn Cassio, người đạt danh hiệu Quả bóng vàng trong giải...

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Cùng chuyên mục

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23-11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp Samdech Men Sam An, người bạn gần gũi của nhân dân Việt...

Quản lý tài sản số cần chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường – Báo Lạng Sơn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 23-11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương với 73 điều. Theo đó, dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia – Báo Lạng Sơn

Trong hai ngày 22 và 23-11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận và đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương...

Nhân lên tình cảm hữu nghị, hiện thực hóa khát vọng phát triển hùng cường – Báo Lạng Sơn

Tạm biệt Rio de Janeiro tươi đẹp, đem theo tình cảm nồng ấm cùng với thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 và chuyến công tác Brazil, sau 6 giờ bay, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự kiện đặc biệt...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Phát biểu chào...

Việt Nam, Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc – Báo Lạng Sơn

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 (VINBAX 2024) lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại trụ sở Lữ đoàn Công binh 474, Chandi Mandir, bang Haryana, Ấn Độ. Lễ bế mạc cuộc diễn tập vốn bắt đầu từ ngày 4/11, đã diễn ra trọng thể tại đập Kaushalya, bang Haryana vào ngày 22/11. Tham dự lễ bế mạc về phía Việt Nam có ông Nguyễn...

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất