Powered by Techcity

Chủ động chuyển đổi xanh phát huy nguồn lực tài nguyên

Trong năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai; hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước tự động, trực tuyến; giám sát quản lý chất thải rắn, kiểm soát chất lượng không khí…

Chủ động chuyển đổi xanh phát huy nguồn lực tài nguyên- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh: Trong năm 2023, toàn ngành đã nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trên 9 lĩnh vực của Bộ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TN&MT được thông tin tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 tổ chức sáng 31/12. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, trong năm 2023, toàn ngành đã nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trên 9 lĩnh vực của Bộ.

Trong đó, nổi bật là công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật: Tổ chức xây dựng 3 dự án luật quan trọng là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Địa chất và Khoáng sản.

“Với tinh thần cầu thị, luôn hướng về địa phương, cơ sơ, Bộ đã chủ động cùng với các địa phương nắm bắt các vướng mắc trong thi hành pháp luật đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định.

Toàn ngành đã đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đã tập trung vào những vấn đề bức xúc từ thực tiễn; chú trọng công tác đối thoại, hòa giải và tuyên truyền chính sách pháp luật để công dân hiểu và làm theo (số vụ việc đã đình chỉ giải quyết khiếu nại lên tới 62% số vụ việc phải giải quyết thuộc thẩm quyền).

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường thường xuyên được quan tâm sửa đổi, hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp thực tiễn, vẫn còn giao thoa, chồng chéo với các ngành, lĩnh vực khác; khâu tổ chức thực thi trên thực tế có lúc, có nơi còn chưa nghiêm.

Nguồn lực tài nguyên đó đóng góp cho kinh tế – xã hội của đất nước, từng địa phương là rất lớn nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu.

Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính, phân công, phân cấp về quản lý tài nguyên và môi trường đã được chú trọng, tuy nhiên, trong một số lĩnh vực còn chưa phù hợp, triệt để.

Nhìn nhận rõ những thách thức, trong năm 2024, ngành TN&MT đặt ra những mục tiêu trọng tâm tâm phương châm “Đoàn kết – kỷ cương – chủ động – linh hoạt – kịp thời – hiệu quả, phát triển – bứt phá” để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai

Năm 2024, Bộ TN&MT sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành, trình phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2026 – 2030 cấp quốc gia”, hoàn thành Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045.

Bộ cũng sẽ tổ chức triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, thành lập các Tổ Công tác chuyên trách để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,… giải quyết các vướng mắc liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm; xem xét, xử lý ngay các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục xác định giá đất cho các dự án bất động sản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng gây chậm trễ.

Ngành TN&MT cũng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể tại các địa phương; xây dựng bản đồ giá đất. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất; tổng hợp báo cáo định kỳ về công tác định giá đất tại các địa phương theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tổ chức thẩm tra Khung chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư.

Giám sát khai thác tài nguyên nước bằng công nghệ tự động

Một lĩnh vực quan trọng cũng được ngành TN&MT tập trung triển khai trong năm 2024 là quản lý tài nguyên nước.

Cụ thể ,tập trung xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba, Cả, Trà Khúc, Vu Gia – Thu Bồn, Kôn – Hà Thanh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia. Đẩy mạnh tăng cường hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giám sát việc vận hành hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện… bằng công nghệ tự động, trực tuyến. Hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước tự động, trực tuyến.

Đặc biệt, ngành TN&MT sẽ tăng cường giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực bảo đảm an toàn công trình hạ du, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước cho các mục đích sử dụng; triển khai xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn, quan trọng.

Khẩn trương triển khai các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đã được phê duyệt; các chương trình, đề án phục hồi theo hướng xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm sống lại các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt các sông chảy qua khu đô thị lớn, quan trọng. Tăng cường tìm kiếm, thăm dò, khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Triển khai thực hiện Đề án “Đánh giá tổng thể tác động và giải pháp ứng phó đối với việc các nước phát triển thủy điện trên dòng chính, chuyển nước sông Mekong”, chú trọng bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở các lưu vực sông xuyên biên giới, đặc biệt là sông Hồng và sông Mekong.

Phát triển kinh tế biển, chú trọng bảo vệ môi trường

Tổ chức triển khai Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển, khai hoang, lấn biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo.

Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh. Khảo sát đánh giá tài nguyên biển ở một số khu vực trọng điểm, tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nguồn vốn, công nghệ, để khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi, hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo, phát triển các ngành kinh tế biển.

Về quản lý môi trường, trong năm 2024, ngành TN&MT sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính ph Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành môi trường đến năm 2030; tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Tập trung hoàn thiện QCVN về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành. Hoàn thiện dự thảo Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Các địa phương triển khai các giải pháp cụ thể, bảo đảm tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu vực đô thị đạt 95%; 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.

Kiểm soát chặt chẽ về môi trường và hướng dẫn, đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm tỷ lệ 92% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Đặc biệt, ngành TN&MT cũng chú trọng thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, nhất là tại một số thành phố thường xuyên có chất lượng không khí kém; công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng.

Hiện đại hóa công tác dự báo thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành TN&MT tập trung thực hiện là làm tốt công tác dự báo KTTV thực hiện dự báo thời tiết, thuỷ văn chi tiết đến các huyện, thị trên cả nước; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo KTTV, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm cho các cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, theo dõi sát sao hiện tượng El Nino được dự báo tiếp tục duy trì đến năm 2024, kéo theo nhiệt độ cao kỷ lục; bão, ATNĐ dị thường; nguy cơ cao xuất hiện khô hạn diện rộng.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030; hoàn thiện Đề án “Cảnh báo sớm trượt lở đất đá, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam”; triển khai thực hiện xây dựng “Đề án tăng cường dự báo, đánh giá tác động và các giải pháp phòng, chống thiên tai, nâng cao khả năng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ”.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành TN&MT tập trung xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật). Tiếp tục triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đề án triển khai kết quả COP26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan.

Đáng chú ý, ngành TN&MT sẽ từng bước hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ carbon tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon khu vực và thế giới. Tập trung thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, cơ quan có liên quan triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và phát huy tổng hợp các nguồn lực nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, ngành TN&MT tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các địa phương, Bộ, ngành phục vụ tích hợp, phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế – xã hội, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/chu-dong-chuyen-doi-xanh-phat-huy-nguon-luc-tai-nguyen-10223123110571717.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi xanh: Lộ trình không thể đảo ngược của doanh nghiệp trong cuộc chơi toàn cầu

Đó là chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan Nguyễn Thiều Nam trong buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện giới doanh nhân Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam chiều 11/10. Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan phát biểu tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân. Tham dự buổi gặp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính có các Phó...

Cùng tác giả

Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đăng cai tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Thúy Duyên, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cụm thi đua Các cơ quan tham mưu tổng hợp có 7 đơn vị, gồm: Văn phòng Đoàn...

Tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Chiều 27/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, hoạt động của Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 và BCĐ công tác thông tin đối ngoại cấp tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.     Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,...

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị kỳ chuyên đề thông qua các đề án về sắp xếp tổ...

- Chiều 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hữu Lũng tổ chức hội nghị (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến vào Đề án hợp nhất Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Ban Dân vận Huyện ủy; Đề án thành lập, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của UBND huyện; dự thảo báo cáo chính trị (lần 2) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ...

Ngành tổ chức xây dựng đảng cần chú trọng tham mưu, chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức đại hội đảng...

- Sáng 27/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Giáp Thị Bắc, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Công Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/12, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 12 (kỳ 5) để bàn, xem xét 7 nội dung do các đơn vị trình. Phiên họp này, các đại biểu dành nhiều thời gian xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị văn...

Cùng chuyên mục

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kế hoạch năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Ngày 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Lạng Sơn có đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một...

Hỗ trợ theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VNeID – Báo Lạng Sơn

Ngày 27/12, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Công an phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn sử dụng phần mềm theo dõi tiến trình đại hội đảng bộ các cấp qua ứng dụng VneID. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, trực tuyến với 65 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và 253 điểm...

Bộ Tài chính bãi bỏ 12 Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai – Báo Lạng Sơn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành. Thông tư 89/2024/TT-BTC nêu rõ, bãi bỏ toàn bộ các Thông tư sau đây: 1. Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ...

Giá vàng hôm nay (chiều 27-12): Giữ ngưỡng hơn 84 triệu đồng/lượng bán ra – Báo Lạng Sơn

Giá vàng hôm nay (chiều 27-12) ghi nhận mức tăng nhẹ của vàng SJC. Hiện giá vàng giữ ngưỡng hơn 84 triệu đồng/lượng bán ra. Theo đó, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 82,7 - 84,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm...

Đồng bộ giải pháp tăng thu nội địa – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, việc triển khai thu nội địa trên địa bàn tỉnh đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục được dự báo không đạt dự toán và giảm mạnh so với cùng kỳ. Trước thực tế đó, ngành thuế đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác thu nội địa...

Gia Cát: Người dân khu tái định cư “nước rút” hoàn thiện nhà đón tết – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm này, nhiều hộ dân bị thu hồi nhà ở bởi dự án Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 4B đoạn Km3+700 - Km18 đang khẩn trương xây dựng những ngôi nhà mới trên khu tái định cư  (TĐC) của dự án. Theo các hộ dân tại đây, những ngôi nhà khang trang sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm 2025. Khu TĐC quốc lộ 4B thuộc thôn Bắc Đông...

Thành phố Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) thành phố Lạng Sơn xếp vị trí thứ  9 trên bảng xếp hạng khối địa phương với tổng số điểm là 70,27 điểm, giảm 5,6 điểm so với năm 2022. Bước sang năm 2024, thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số DDCI, trong đó trọng tâm là rà soát cắt giảm các thủ tục hành...

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Đồng USD hạ nhiệt, vẫn neo trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Rạng sáng 27-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.310 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,18%, hiện ở mức 108,08. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD giảm...

Giá xăng dầu hôm nay (27-12): Lao dốc – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới hôm nay (27-12) tiếp tục hạ nhiệt đầu phiên. Tuy nhiên, giá có thể tăng nhờ tồn kho dầu của Mỹ giảm. Giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm. Giá dầu thế giới Kết thúc phiên giao dịch ngày 26-12, giá dầu giảm nhẹ, chịu tác động bởi đồng USD mạnh bất chấp kỳ vọng về các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung tại Trung Quốc. Giá dầu Brent giảm 32 cent,...

Thị trường thiết bị sưởi ấm: Đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Hiện nay, đã bước vào giữa mùa đông, nhiệt độ trong ngày hạ thấp, nhất là ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn đã xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại. Vì vậy, nhu cầu mua sắm các loại thiết bị có tính năng sưởi ấm của người dân tăng cao. Để phục vụ người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh đã nhập và bày bán đa dạng các sản phẩm sưởi ấm từ bình dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất