Powered by Techcity

Chi Lăng: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


– Chi Lăng là huyện có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa vô cùng phong phú gắn liền với những chiến công hiển hách trong công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích được các cấp, ngành trên địa bàn huyện Chi Lăng tập trung thực hiện gắn với phát triển du lịch.

Vùng đất Chi Lăng ghi dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông ta với 2 lần chống quân Tống (năm 981 và năm 1077), 2 lần chống quân Nguyên – Mông xâm lược (năm 1285 và 1287)… 

Hiện nay, dấu ấn về những chiến thắng trên vẫn còn được lưu giữ qua nhiều di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn.  Cụ thể,  huyện Chi Lăng có tổng số 25 điểm, khu di tích và 17 di tích đã đưa vào danh mục kiểm kê (theo Quyết định số 73 ngày 10/1/2019 của UBND tỉnh Lạng Sơn) bao gồm: 5 di tích, khu di tích lịch sử (4 di tích và 1 khu di tích gồm 46 điểm); 12 di tích kiến trúc nghệ thuật; 5 di tích khảo cổ; 3 di tích danh lam thắng cảnh. Trong đó có 1 khu di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 3 di tích xếp hạng quốc gia và 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

 Triển khai đồng bộ, chặt chẽ

Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích, thời gian qua, UBND huyện đã  chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên và người dân bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Du khách tham quan, nghe thuyết minh viên giới thiệu về đền Chi Lăng, huyện Chi Lăng
Du khách tham quan, nghe thuyết minh viên giới thiệu về đền Chi Lăng, huyện Chi Lăng

Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá, thống kê lại các tài sản trong di tích theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; quan tâm trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá theo đúng quy định.

Từ năm 2021 đến nay, UBND huyện Chi Lăng đã phối hợp với các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích trên địa bàn, đặc biệt là Khu di tích lịch sử Chi Lăng. Cụ thể một số di tích trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư, tôn tạo và thực hiện tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh di tích như: Đền Chầu Năm Suối Lân (thị trấn Chi Lăng); Di tích Núi Mã Yên, Đền Quỷ Môn Quan (xã Chi Lăng); Đền Chầu Mười Mỏ Ba (xã Nhân Lý)… với số vốn gần 30 tỷ đồng.

Đặc biệt, huyện đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 dự án đền Chi Lăng, với tổng kinh phí trên 26 tỷ đồng; tổ chức khởi công dự án giai đoạn 2, đến nay dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 10/10/2024.

Cùng đó, công tác khoanh vùng, bảo vệ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được huyện tích cực quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã có 6 di tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 6 di tích khác đã hoàn thiện hồ sơ chờ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Lâm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 46 điểm di tích quốc gia, trong đó có 24 điểm di tích quốc gia đặc biệt. Các điểm di tích đều được quan tâm tu bổ hằng năm. Để người dân hiểu hơn về giá trị của di tích, trong các cuộc họp thôn, xã, chúng tôi đều tuyên truyền đến người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa để người dân cùng nâng cao trách nhiệm, bảo vệ di tích trên địa bàn.

 Thúc đẩy du lịch phát triển

Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các hoạt động du lịch văn hoá, tâm linh trên địa bàn huyện phát triển. Từ năm 2021 đến nay, huyện Chi Lăng đã đẩy mạnh khai thác 2 tuyến du lịch gắn với các điểm di tích gồm: nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng – Lũy Ải – đền Quỷ Môn – Ải Chi Lăng – Núi Mặt Quỷ – khu vực trồng các sản phẩm nông nghiệp an toàn; tuyến tham quan các điểm di tích tín ngưỡng gồm các điểm Đền Chầu Năm – nhà trưng bày chiến thắng – đền Quỷ Môn – đền Chầu Bát – miếu Cô Chín – đền Chầu Mười.

Ngoài đẩy mạnh phát triển các tuyến du lịch tâm linh, hiện nay huyện Chi Lăng đã và đang phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn xây dựng tuyến du lịch số 3 trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, gồm các huyện: Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng – thành phố Lạng Sơn. Trong đó, Chi Lăng có một số điểm tham quan tiềm năng là các di tích đã được các chuyên gia về công viên địa chất của UNESCO và của Việt Nam lựa chọn như: hang Gió (xã Mai Sao); điểm “Sự sống cổ dưới đáy đại dương và xuất lộ nước” (xã Thượng Cường); đền Chầu Mười (xã Hòa Bình)…

Thông qua việc chú trọng phát huy các giá trị di tích gắn với khai thác phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút du khách tới huyện.

Bà Đinh Thị Kim Tuyết, du khách đến từ thành phố Hà Nội cho biết: Giữa tháng 6/2024, tôi đến tham quan lại các di tích ở huyện Chi Lăng, tôi thấy có sự đổi thay rõ nét so với trước. Các di tích được đầu tư khang trang hơn. Nhiều di tích tâm linh nổi tiếng trên địa bàn huyện được tu bổ, tôn tạo và xây mới, khang trang, bề thế hơn mà vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống.

Với những nỗ lực của các cấp, ngành liên quan và người dân, những năm qua, du lịch của huyện Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc, minh chứng là lượng khách đến huyện ngày càng tăng. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn huyện thu hút trên 401.000 lượt khách tham quan (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023); doanh thu du lịch ước khoảng 66,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết thêm: Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Cùng với đó, tiếp tục bảo tồn và phát huy hơn nữa vai trò của Khu di tích lịch sử Chi Lăng gắn với giáo dục truyền thống, nghiên cứu học tập với phát triển du lịch của huyện.

Với tiềm năng du lịch da dạng, khác biệt cả về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là những giá trị di tích lịch sử văn hoá, cùng với những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân trong huyện, du lịch di tích lịch sử ở Chi Lăng đã và đang tạo được sức hút lớn với du khách.





“Việc bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết để tạo ra động lực cho phát triển. Đối với Khu di tích lịch sử Chi Lăng, huyện Chi Lăng cũng vậy, nếu làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy và phát huy ý thức trách nhiệm của người dân thì chính họ sẽ là lực lượng tham gia tích cực nhất cho việc bảo tồn di tích cũng như phát triển du lịch trên địa bàn. Do đó, để bảo vệ và phát huy tốt giá trị khu di tích, nhằm từng bước xây dựng khu di tích xứng tầm là khu di tích quốc gia đặc biệt, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của khu di tích. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chi Lăng theo Quyết định số 1539/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/9/2021”.

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

 





Nguồn: https://baolangson.vn/chi-lang-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-tich-gan-voi-phat-trien-du-lich-5020702.html

Cùng chủ đề

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Cùng tác giả

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị – Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng. Công ty cổ phần cao...

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ,...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 12/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thông tư quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này là mức tối đa, được bảo đảm tính đúng,...

Khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn

Tối 22/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay, Lai Châu làm "say" lòng người không chỉ bởi sự hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn...

Dưới tán chè cổ thụ Nà Thác – Báo Lạng Sơn

Bản Nà Thác (xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang) có khoảng trăm nóc nhà, hầu như nhà nào cũng gắn bó với những gốc chè cổ thụ. Gốc chè to đến mấy người ôm, được ví như ngôi nhà sàn của người Dao áo chàm trên triền núi Tây Côn Lĩnh. Ðời sống nhân dân gắn với cây chè. Giá trị văn hóa, giá trị kinh tế cũng từ đó mà ra. Theo nếp sinh hoạt của người bản...

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 21/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các...

Bắc Ninh “Sắc màu di sản” – Báo Lạng Sơn

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di...

Ấn tượng sắc màu các dân tộc xứ Lạng

250 đại biểu ưu tú đã tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.Sáng 19/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV, năm 2024 với sự tham gia của 250 đại biểu ưu tú đại diện cho đồng bào các dân tộc ở 11 huyện, thành phố Lạng Sơn. Sắc màu dân tộc đa dạng, phong phú, đậm đà bản...

Tỉnh Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính lần thứ VII

Trong 3 ngày (từ 16 – 18/11), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024.Liên hoan có sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất