Powered by Techcity

Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia – Báo Lạng Sơn


Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra “cú sốc” giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Các đại biểu Quốc hội tổ 2 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Ảnh: VGP/ĐH
Các đại biểu Quốc hội tổ 2 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) – Ảnh: VGP/ĐH

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Một trong những điểm đáng chú ý mà các đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đó là quy định thuế suất theo tỉ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Theo đó, đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đề xuất giãn thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu

Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam) đồng ý việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên, phải cân nhắc lộ trình phù hợp, đối xử một cách công bằng với doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa “nhà nước, doanh nghiệp và người dân”.

“Qua khảo sát thì thấy rằng rượu bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Nên cần công bằng với doanh nghiệp trong nước làm ăn nghiêm túc. Do vậy, cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động việc điều chỉnh thuế”, đại biểu Tạ Văn Hạ nói.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cũng tán thành việc áp thuế với bia rượu, để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này. Tuy nhiên, không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất là từ năm 2027.

Theo đại biểu, trong bối cảnh các nhà máy bia gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19, tiêu thụ giảm, nhất là quy định 0 độ cồn như vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các nhà sản xuất. Nếu áp dụng thuế này ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác bởi sau ngành này còn nhiều lĩnh vực có liên quan.

Trong khi đó, đại biểu Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) cũng nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

“Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế xuất đối với mặt hàng nào đó chúng ta cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới”, đại biểu Dương Minh Ánh nói.

Nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.

Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp.

Do vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 trở đi.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (tỉnh Thái Bình) bày tỏ ủng hộ phương án 1, nhưng chỉ nên đánh thuế từ sau năm 2026. Bởi theo đại biểu, trong 3, 4 năm vừa qua và trong một số năm tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nếu áp thuế này ngay trước 2026 thì không hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu áp dụng ngay thì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất bia sẽ chưa kịp xây dựng lộ trình phù hợp để thích ứng trong bối cảnh đã khó khăn sẵn. Do đó, sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp suy thoái dần dần. Bởi vậy, đại biểu Phan Đức Hiếu ủng hộ quan điểm nên giãn việc áp dụng thuế này đến ít nhất là từ năm 2027.

Lựa chọn phương án 2, đại biểu Trần Quốc Quân (tỉnh Long An) dẫn báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là một trong quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia rất lớn. Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây nên thiệt hại về con người, bệnh tật, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Cùng với đó, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ trong thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức của người dân.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này thì sẽ góp phần kiềm chế những thiệt hại về con người do rượu bia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

“Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là mục tiêu hướng tới là hạn chế người sử dụng chứ không phải nhằm vào thu thuế đối với doanh nghiệp vì thuế đánh trực tiếp vào người sử dụng, còn doanh nghiệp chỉ là gián tiếp nộp vào ngân sách, cho nên tôi chọn phương án 2”, đại biểu Trần Quốc Quân cho hay.

Các đại biểu Quốc hội tổ 11 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Ành: VGP/Hoàng Giang
Các đại biểu Quốc hội tổ 11 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) – Ành: VGP/Hoàng Giang

Nghiên cứu thêm việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Ngoài ra, một trong những nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế.

Phát biểu ý kiến tại tổ 13, liên quan đến thuế đối với đồ uống có đường, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện đã có bằng chứng đối với việc tăng lượng đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, loãng xương, béo phì… từ đó làm tăng các nguy cơ các bệnh khác, trong đó có bệnh ung thư.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần trong 15 năm vừa qua: từ 18,5L/người năm 2009 lên 66L/người năm 2023 là yếu tố góp phần tăng tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên từ gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Những người này có nguy cơ mắc bệnh mạn tính, rối loạn sức khỏe do thừa cân béo phì và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là phù hợp với xu thế quốc tế và thực tế hiện nay. Ít nhất đã có 104 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia trong ASIAN áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.

Bộ Y tế nhất trí đối với đề xuất áp thuế tiêu thụ đối với nước giải khát theo TCVN, còn đối với các loại đồ uống khác sẽ có lộ trình về áp thuế sau khi đã thực hiện ổn định đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, về thuế suất thì WHO gửi cho Bộ Y tế đề nghị là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với mức đề xuất đề ra là 10% trên giá bán của doanh nghiệp.

Đề nghị cân nhắc quy định này, đại biểu Lê Thị Song An (tỉnh Long An) cho rằng phải có sự đánh giá, tính toán cụ thể việc trẻ em sử dụng nước giải khát có tỷ lệ thừa cân, béo phì bao nhiêu phần trăm, có phải thừa cân, béo phì do sử dụng nước ngọt không hay do chế độ khác như sử dụng thức ăn nhanh, lối sống…

Trong khi đó, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (tỉnh Vĩnh Phúc) dẫn tham khảo quốc tế cho thấy, các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này thì tỉ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.

Những quốc gia như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Philippines đã áp thuế thiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì thì lại vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng công cụ thuế sẽ không hiệu quả trong việc làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là khi các đối tượng tiêu dùng mặt hàng nước giải khát có đường phần lớn là trẻ em. Nên chúng chúng ta tập trung vào các biện pháp tuyên truyền và giáo dục trong gia đình và trường học để các em thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu thêm đối với nội dung này để từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác cho phù hợp.





Nguồn: https://baolangson.vn/can-nhac-lo-trinh-phu-hop-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-ruou-bia-5029388.html

Cùng chủ đề

Ánh sáng và đức tin (Kỳ I) – Báo Lạng Sơn

- Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học đã vô cùng phát triển, công nghệ đã tiến bộ vượt bậc. Thế nhưng, một thực tế là hiện nay, dường như con người vẫn quá dễ dàng tin vào những thuyết “siêu nhiên”, phi khoa học, dưới sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo. Các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới… không ngừng xuất hiện và du nhập. Sự “bất chính” của...

Đảm bảo cung – cầu hàng hoá dịp cao điểm – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây ảnh hướng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp cao điểm cuối năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc...

Tập đoàn Ericsson muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Borje Ekholm bày tỏ mong muốn tham gia hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam. Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh Chủ tịch Tập...

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại...

Liên đoàn Du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Hội nghị thường niên TAFI thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị...

Cùng tác giả

Ánh sáng và đức tin (Kỳ I) – Báo Lạng Sơn

- Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học đã vô cùng phát triển, công nghệ đã tiến bộ vượt bậc. Thế nhưng, một thực tế là hiện nay, dường như con người vẫn quá dễ dàng tin vào những thuyết “siêu nhiên”, phi khoa học, dưới sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo. Các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới… không ngừng xuất hiện và du nhập. Sự “bất chính” của...

Đảm bảo cung – cầu hàng hoá dịp cao điểm – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây ảnh hướng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp cao điểm cuối năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc...

Tập đoàn Ericsson muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Borje Ekholm bày tỏ mong muốn tham gia hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam. Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh Chủ tịch Tập...

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại...

Liên đoàn Du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Hội nghị thường niên TAFI thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo cung – cầu hàng hoá dịp cao điểm – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây ảnh hướng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp cao điểm cuối năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc...

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại...

Niềm vui đường mới – Báo Lạng Sơn

- Được triển khai thi công từ đầu năm 2022, đến nay, dự án đường vào trung tâm xã Xuân Long, huyện Cao Lộc và xã Tràng Các, huyện Văn Quan (đường Xuân Long - Tràng Các) giai đoạn 2 đã cơ bản hoàn thành. Với con đường mới, người dân nơi đây rất vui mừng, phấn khởi vì có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây, tuyến đường nối liền...

Vietnam Airlines được APEX vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc” – Báo Lạng Sơn

Vietnam Airlines được tổ chức The Airline Passenger Experience Association (APEX) vinh danh là “Hãng hàng không 5 sao xuất sắc” (Five Star Major Airline). Đây là năm thứ hai liên tiếp Vietnam Airlines nhận được danh hiệu uy tín quốc tế này. APEX trao tặng danh hiệu trên cơ sở đánh giá trải nghiệm của hành khách trên hàng triệu chuyến bay toàn cầu. Không chỉ xem xét về chất lượng dịch vụ, kết quả năm nay còn đánh...

Họp xem xét tiến độ triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/11, đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp xem xét tiến độ triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện Cao Lộc, Văn Lãng. Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (Ban Quản lý), ngay sau...

Tăng cường việc quản lý, sử dụng đất công – Báo Lạng Sơn

Công tác quản lý, sử dụng đất đai những năm qua từng bước được triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng lãng phí và vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công vẫn gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Ðảng, Chính phủ đề ra. Luật...

“Ngày cuối tuần cùng dân” – góp phần xây dựng nông thôn mới ở Bắc Sơn – Báo Lạng Sơn

- Được triển khai từ năm 2022, đến nay, chương trình “ngày cuối tuần cùng dân” đã đi vào chiều sâu, tạo sức lan toả mạnh mẽ, thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn huyện Bắc Sơn tham gia hưởng ứng. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện. Mỗi tháng ít nhất hai lần vào thứ Bảy...

Hơn 60 gian hàng trưng bày tại Hội chợ kích cầu tiêu dùng huyện Lộc Bình – Báo Lạng Sơn

- Từ 21/11 đến 27/11, UBND huyện Lộc Bình phối hợp với Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Quốc tế IFA tổ chức Hội chợ kích cầu tiêu dùng huyện tại sân vận động huyện Lộc Bình. Hội chợ có quy mô hơn 60 gian hàng của hơn 50 doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ đa dạng, phong phú với nhiều ngành hàng...

Rộn ràng mùa mật ong hoa bạc hà trên cao nguyên đá – Báo Lạng Sơn

Cứ vào tháng 11, 12 (dương lịch) hàng năm, khi gió mùa đông về cũng là lúc cây hoa bạc hà nở rộ, khoe sắc tím trên khắp các triền núi vùng cao nguyên đá Hà Giang, người dân nơi đây lại rộn ràng đón mùa mật mới – Mùa mật ong hoa bạc hà. Những ngày này, từ điểm đầu huyện Quản Bạ cho tới Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc trên những sườn núi đá tai mèo...

Chính thức thông qua Nghị quyết nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý bất động sản – Báo Lạng Sơn

Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” với tỷ lệ tán thành cao. Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất