Powered by Techcity

Biên giới trên đất liền Việt-Trung hòa bình, ổn định là điều đáng tự hào

Năm nay tròn 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới đất liền. Đại sứ Trung Quốc bày tỏ, một khu vực biên giới hòa bình, ổn định với giao lưu kinh tế, đi lại sôi nổi là điều rất đáng tự hào.
Năm nay đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Sau 15 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý, tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cơ bản ổn định; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đường biên giới hòa bình, ổn định đã góp phần tích cực thúc đẩy hợp tác, phát triển.

Lực lượng Việt – Trung tuần tra chung bảo vệ an ninh biên giới. Ảnh: TTXVN

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ khẳng định, hiệp ước có ý nghĩa lịch sử. Bởi đây là lần đầu tiên hai nước có đường biên giới thông suốt từ tây sang đông dài hơn 1.400km với 1970 cột mốc, được thể hiện trong hiệp ước với bản đồ kèm theo.

Để đạt được kết quả như vậy, hai bên đã trải qua đàm phán trên 30 năm, vượt qua nhiều trở ngại khó khăn nhưng với quyết tâm chính trị, sự hợp tác chân thành đã giải quyết được vấn đề biên giới.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, giải quyết xong vấn đề biên giới là một dấu ấn lịch sử trong quan hệ hai nước và là một thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.

Tiến sĩ Trần Công Trục

Về ý nghĩa thứ hai, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng Hiệp ước còn tạo nền tảng pháp lý, chính trị cho sự hợp tác, phát triển. Hiện nay trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, hai bên đã mở 7 cửa khẩu quốc tế, 8 cửa khẩu chính, 7 lối thông quan đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa, 11 khu kinh tế cửa khẩu và một số lối mở.

Ý nghĩa thứ ba, đó chính là đã đóng góp quan trọng vào kho tàng Công pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia.

Tiến sĩ Trần Công Trục chia sẻ, tranh chấp biên giới đất liền giữa các quốc gia là một loại tranh chấp quốc tế phổ biến thường được ưu tiên giải quyết sau khi quan hệ ngoại giao đã được thiết lập.

Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ thông qua đàm phán hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế, trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế.

Du khách Trung Quốc được chào đón tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ngày 15/3/2023. Ảnh: TTXVN

Sau hiệp ước là các thỏa thuận được ký kết về việc phối hợp tuần tra bảo vệ, quản lý mốc giới, biên giới; việc qua lại các cửa khẩu biên giới, sử dụng nước và các tài nguyên trên các sông suối biên giới, hợp tác khai thác cảnh quan khu vực biên giới. Đây là căn cứ để lực lượng, cơ quan quản lý, bảo vệ của các bên liên quan hợp tác cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, ổn định lâu dài.

Biên giới trên đất liền Việt – Trung ổn định, giao lưu kinh tế sôi nổi

Còn Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nhận định, việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền Trung Quốc – Việt Nam đã thể hiện ý chí và quyết tâm mà hai bên nỗ lực vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Sự kiện này trở thành một hình mẫu thành công mà hai bên thông qua đàm phán hữu nghị, tăng cường mạnh mẽ niềm tin của hai bên về đối thoại, giải quyết tốt bất đồng đối với vấn đề biên giới và trên biển khác.

Thời gian qua, hai bên đã thực hiện tốt Hiệp ước, nhân dân ở biên giới hai nước an cư lạc nghiệp, sống chung hài hòa, gắn bó như anh em một nhà. Đại sứ khẳng định, khu vực biên giới Trung Quốc- Việt Nam đã trở thành khu vực biên giới hòa bình nhất, ổn định nhất, hài hòa nhất, giao lưu thương mại và đi lại sôi nổi nhất trên thế giới.

“Tôi vẫn nhớ rất rõ, tháng 8 năm ngoái cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Khi đó, cố Tổng Bí thư đã nhấn mạnh rằng trên thế giới chỉ có duy nhất khu vực biên giới ở đây đặt tên cửa khẩu là “Hữu Nghị”, là có một không hai trên thế giới… Một khu vực biên giới hòa bình, rất đáng để chúng ta tự hào”, Đại sứ Hùng Ba kể lại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Hùng Ba thăm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hồi tháng 8/2023. Ảnh: TTXVN

Vùng biên của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với vùng biên Việt Nam khi đều cách xa các trung tâm kinh tế xã hội, núi đồi hiểm trở và các dân tộc sinh sống. Cho nên, Đại sứ cho rằng hai nước có nhiều kinh nghiệm có thể chia sẻ cho nhau. 

Nói về kinh nghiệm của Trung Quốc, theo Đại sứ Hùng Ba, các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam rất coi trọng phát triển du lịch, bảo vệ môi trường, nông nghiệp sinh thái, phát huy tối đa ưu thế mở cửa vùng biên. Địa phương biên giới của Trung Quốc cũng chú trọng việc giảm nghèo và chấn hưng nông thôn.

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông gồm đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc được đầu tư. Hiện tỉnh Vân Nam đã có hơn 11.000 km đường bộ cao tốc. Đường sắt cao tốc của Quảng Tây và Vân Nam đã thông tuyến đến khu vực biên giới. Điều này giúp biến khu vực biên giới nội địa thành cửa ngõ, biến những tình thế bất lợi của vùng sâu, vùng xa thành ưu thế trong giao thương.

Theo Đại sứ, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác, kết nối vùng biên, đường bộ, đường biển, đường hàng không. Trong đó, Đại sứ nhấn mạnh việc 3 tuyến đường sắt kết nối giữa Việt Nam – Trung Quốc gồm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn – Hà Nội và Móng Cái – Hải Phòng.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/bien-gioi-tren-dat-lien-viet-trung-hoa-binh-on-dinh-la-dieu-dang-tu-hao-2312562.html

Cùng chủ đề

Mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Quảng Tây

NDO – Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 (GMS 8) và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, theo giờ địa phương, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Trong không khí chân thành, tin cậy và hữu nghị, Thủ tướng Phạm Minh...

Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc?

Đây là thành phố duy nhất trên cả nước có vị trí vừa giáp biển, vừa có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc. 1. Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc? ...

Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam?

1. Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam? Hà Nam 0% ...

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm – Ảnh: NAM THÀNH Chiều 8-9, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào hồi 15h30 cùng ngày, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Trước đó, vào năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã...

Quốc tế dự báo siêu bão Yagi khi đổ bộ vào Việt Nam cường độ sẽ mạnh thế nào?

Dự báo vị trí và hướng di chuyển siêu bão Yagi (bão số 3) lúc 22h tối 5-9 – Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 22h tối 5-9, tâm siêu bão Yagi (bão số 3) đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 315km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 – 201km/h), giật trên cấp 17. Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài...

Cùng tác giả

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau hơn nữa giữa Việt Nam và Trùng Khánh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11 tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Trùng Khánh; chúc mừng những...

Các cấp công đoàn chủ trì và tham gia hơn 223 nghìn cuộc giám sát, phản biện xã hội – Báo Lạng Sơn: Tin...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã triển khai thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, đạt được những kết quả thiết thực. Sáng 8/11, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện...

Đại biểu Quốc hội thảo luận một số luật liên quan đến quảng cáo, dữ liệu, hóa chất và chủ trương đầu tư chương...

  - Sáng 8/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Hóa chất (sửa đổi); chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Luật Dữ liệu. Đoàn đại biểu Quốc...

Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Ngày 9/10 vừa qua tại Berlin (Đức) tổ chức có tên "Ủy ban cứu trợ người vượt biển" (BPSOS) tổ chức buổi hội luận về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đáng chú ý, trong khuôn khổ hội luận, những thông tin, tài liệu về Phật giáo Hoà Hảo do Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố có nội dung phản ánh sai lệch về đời sống tín ngưỡng, tôn...

Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam: Tạo đột phá để vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Chiều 7/11 đã diễn ra Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị. Hội nghị ghi nhận những thành tựu vượt bậc của 4 nước sau 2 thập kỷ hợp tác; vươn lên trở thành...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Văn Quan là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân nói chung, trong đó có các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả, từ đó giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên phát triển kinh tế. Đáng chú ý, nội dung hỗ trợ sản xuất thuộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất