Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong vùng công viên địa chất


Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa, đa dạng sinh học… Trong đó, giá trị tài nguyên văn hóa trong vùng CVĐC rất đa dạng và phong phú, tạo nên nét đặc trưng riêng. Trong quá trình xây dựng CVĐC, các cấp, ngành và người dân sống trong vùng CVĐC chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của UNESCO.

Là một tỉnh có trên 92% dân tộc thiểu số sinh sống, Cao Bằng có nhiều tiềm năng du lịch cả tự nhiên và nhân văn với những di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Nhiều dân tộc chung sống với những truyền thống văn hóa, lễ hội đa dạng, độc đáo đang được gìn giữ, lan tỏa. Chính điều này đã tạo cho vùng CVĐC Non nước Cao Bằng một bản sắc văn hóa sinh động.

Với bề dày lịch sử văn hóa, hiện tại, CVĐC Non nước Cao Bằng có số lượng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể rất lớn. Tổng số di tích và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh hiện nay là 214 di tích, trong đó có 91 di tích đã xếp hạng (gồm 3 di tích quốc gia đặc biệt, 23 di tích quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh). Trong phạm vi CVĐC Cao Bằng có 67 di tích, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt, 19 di tích quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Các di tích liên quan đến địa chất có cả 3 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia và 21 di tích cấp tỉnh.

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong vùng CVĐC, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Đồng chí Đặng Thu Hồng, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được tỉnh chú trọng thông qua việc thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa, văn học – nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc và các dự án về phát triển du lịch tại tỉnh, đặc biệt là trong phạm vi CVĐC, như: sưu tầm, nghiên cứu các làn điệu Dá Hai của dân tộc Nùng; bảo tồn và phục dựng Lễ hội Pháo Hoa truyền thống huyện Quảng Hòa; Sưu tầm, bảo tồn nghệ thuật hát Then, đàn tính của dân tộc Tày, Nùng; sưu tầm, nghiên cứu dân ca, dân vũ của người Dao Đỏ; sưu tầm, nghiên cứu dân ca, dân vũ của người Sán Chỉ; nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao Đỏ; sưu tầm, bảo tồn nghệ thuật hát lượn Then tứ quý dân tộc Tày; nghiên cứu về đền, chùa, miếu Cao Bằng – thực trạng và giải pháp; nghiên cứu về văn, bia Cao Bằng qua các triều đại; nghiên cứu nghi lễ đám cưới của người Lô Lô; nghiên cứu lập hồ sơ khoa học nghi lễ Then của người Tày; nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao; nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy một số làn điệu dân ca dân tộc Tày, Nùng tại Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể thao… Dự án “Tăng cường sinh kế cho người dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng” tại Lũng Niếc, Trùng Khánh (dân tộc Tày) và làng hương Quảng Hòa (dân tộc Nùng)”; Dự án kiểm kê di sản Then và xây dựng bộ hồ sơ đăng ký quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; dự án bảo tồn, phục dựng Lễ hội truyền thống Nàng Hai, xóm Chu Lăng, xã Kim Đồng (Thạch An); Dự án bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Tày tại xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh)…

Các cấp, ngành quan tâm chú trọng khai thác, phát triển vốn văn hóa dân gian dân tộc thiểu số trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng. Hầu hết các địa phương trong tỉnh duy trì tốt việc tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc trong dịp lễ, tết… rất ý nghĩa, cổ vũ, động viên nhân dân các dân tộc tích cực, tự giác tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thể thao truyền thống của dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần. Một số địa phương bước đầu khai thác hiệu quả văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng vừa thu hút được đông đảo du khách, vừa bảo tồn, lưu giữ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nổi bật như: Pác Rằng, Phja Thắp, Bản Giuồng (Quảng Hòa), Khuổi Khon (Bảo Lạc)… 

Đến với Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, du khách không chỉ thưởng ngoạn, trải nghiệm những thắng cảnh đẹp nguyên sơ mà còn hòa mình vào bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc.
Đến với Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, du khách không chỉ thưởng ngoạn, trải nghiệm những thắng cảnh đẹp nguyên sơ mà còn hòa mình vào bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được quan tâm lãnh đạo triển khai thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Hạ tầng, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng. Chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, trọng tâm là giữ gìn và phát huy đạo lý, giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, con người Việt Nam; nâng cao chất lượng xây dựng bản, làng, khu dân cư văn hóa. Các địa phương  quan tâm làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt các quy ước, hương ước. Đến nay toàn tỉnh có 100% thôn, bản, tổ dân phố xây dựng, rà soát, sửa đổi quy ước, hương ước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; 100% lễ hội được tổ chức theo nếp sống văn minh đảm bảo đúng quy định; các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi, môi trường văn hóa được xây dựng lành mạnh, tiến bộ, văn minh… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đến hết năm 2023 toàn tỉnh có trên 85% gia đình văn hóa, 82% xóm, tổ dân phố văn hóa…

Khi đến với CVĐC Non nước Cao Bằng, du khách không những thưởng ngoạn, trải nghiệm những thắng cảnh đẹp nguyên sơ mà còn hòa mình vào bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc đang sinh sống trong vùng CVĐC. 

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tô Thị Trang, trước xu thế phát triển, hội nhập toàn cầu đang diễn ra đã gây thêm áp lực, sự mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng CVĐC đang có nguy cơ bị mai một bởi tác động của kinh tế thị trường, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai… Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng CVĐC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Bởi, các di sản được bảo tồn, khai thác vừa góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững, vừa phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Các địa phương trong vùng CVĐC cần chung tay, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và cộng đồng về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo hướng khai thác đi đôi với bảo tồn.





Nguồn: https://baolangson.vn/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-trong-vung-cong-vien-dia-chat-5020562.html

Cùng chủ đề

Giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 –...

- Chiều 16/9, Đoàn Giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025  tại huyện Hữu Lũng. Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Nông Lương Chấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và đại diện...

Hội thảo khoa học “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các...

- Chiều 16/9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Các đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên...

UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

UAE đang tiếp tục các cuộc đàm phán về hiệp định kinh tế, thương mại với Serbia, New Zealand và Ecuador cũng như các thành viên trong ASEAN bao gồm Philippines, Việt Nam và Malaysia. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tích cực tìm kiếm các hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này nỗ lực thúc đẩy kế...

Biến số mới của mục tiêu tăng trưởng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tiếp đà phục hồi, kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng 8 và tám tháng năm 2024 vẫn duy trì những gam màu sáng. Trong nước, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nhiều tổ chức quốc tế đều nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Cùng chuyên mục

Đoàn Công viên địa chất Khon Kaen, Thái Lan tham quan một số điểm thuộc vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

- Ngày 16/9, Đoàn Công viên địa chất (CVĐC) Khon Kaen, Thái Lan đến tham quan một số điểm thuộc tuyến du lịch số 1 và số 4 trong vùng CVĐC Lạng Sơn. Theo đó, đoàn đã tới thăm điểm chùa Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn), điểm Thế giới đầm hồ (Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình) thuộc tuyến du lịch số 4 “Đường đến Thủy cung”; điểm Trạm dừng nghỉ Hoa hồi, huyện Chi Lăng thuộc tuyến...

Xây dựng hình ảnh “Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn”

Để xây dựng hình ảnh "Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An đang đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù và bộ nhận diện du lịch khi được tỉnh công nhận; ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong bảo tồn, quản lý di sản; số hóa cơ sở dữ liệu về di sản để lưu trữ và...

Du lịch Quảng Ninh sẵn sàng đón khách

Sau bão số 3, các địa phương trong tỉnh đã dần trở lại nhịp sống thường ngày. Với những nỗ lực khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đang từng bước đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng cao nhất để đón khách du lịch. Thành phố thủ phủ trở lại nhịp sống thường ngày Ngay sau khi bão số 3...

Từ 13/9, Vịnh Hạ Long sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch

Theo thông tin từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, từ 13/9, các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long hoạt động bình thường trở lại, sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Cơn bão số 3 (YAGI) là cơn bão lớn gây ra những thiệt hại về cơ sở vật chất phục vụ du khách, khiến việc đón tiếp khách tham quan trên Vịnh Hạ Long phải tạm dừng. Những ngày qua, Ban Quản lý Vịnh đã chủ...

Quảng Ninh đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cùng các đơn vị, doanh nghiệp đã khẩn trương dọn dẹp, trang sắm các thiết bị, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, bảo đảm an toàn cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long. Tính đến 13 giờ ngày 13/9, các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long hoạt động bình thường trở lại và có khoảng 50 tàu du lịch đưa 1.000...

HỖ TRỢ ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN KHẮC PHỤC THIỆT HẠI SAU CƠN BÃO YAGI

Những ngày qua, cơn bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, có 02 huyện bị ảnh hưởng là huyện Văn Lãng và Tràng Định do mưa lớn liên tục, nước lũ lên nhanh nên nhiều địa điểm đã bị ngập sâu. Nhiều nhà dân bị cô lập và thiệt hại về tài sản.Chợ Thất Khê - huyện Tràng Định bị ngập nước sâu (ảnh...

Khám phá bí mật đằng sau đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Đội quân đất nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, được phát hiện năm 1974 sau hơn 2.000 năm ngủ yên dưới lòng đất, là một phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ XX. Tháng 3/1974, một nông dân ở thôn Tây Dương, huyện Ly Sơn, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc trong khi làm ruộng đã phát hiện một vài tượng đất nung bị vỡ có kích thước như người thật và...

Quảng bá du lịch Lạng Sơn trong Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Úc và New Zealand

- Từ ngày 9/9 đến ngày 17/9, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại Perth và Melbourne (Úc), Auckland (New Zealand). Đoàn công tác của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tham gia các hoạt động quảng bá du lịch Lạng Sơn trong chương trình. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị...

Sau bão Yagi, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long mở cửa trở lại

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vừa mở cửa đón khách quốc tế trở lại sau quãng thời gian bị gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi). Theo đó, gần 1.000 khách du lịch Trung Quốc, Hàn Quốc… đã di chuyển từ Hà Nội đến thành phố Hạ Long theo lịch trình ấn định từ trước. Giám đốc Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long Phạm Văn Hiệp thông tin,...

Lùi thời gian tổ chức Festival thu Hà Nội 2024

Do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, thành phố Hà Nội quyết định hoãn Festival Thu Hà Nội 2024 dự kiến tổ chức từ ngày 12 đến 15/9. Ngày 11/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch đã thông báo, do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội, Festival Thu Hà Nội dự kiến tổ chức cuối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất