Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật, di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh

– Mặc dù thời gian đã lùi xa nhưng nhiều hiện vật, di tích của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh vẫn còn được lưu giữ. Những di tích, hiện vật này giúp các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay hiểu hơn về lịch sử địa phương, bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, xây dựng quê hương phát triển.


Thuyết minh viên Nhà Trưng bày chiến thắng Chi Lăng giới thiệu đến du khách ý nghĩa của ảnh tư liệu về địa điểm diễn ra cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh

Cuộc khởi nghĩa do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo nổ ra từ năm 1882, kết thúc năm 1888. Mặc dù chỉ diễn ra trong 6 năm nhưng bài học quý báu về tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của Nhân dân ta còn vẹn nguyên. Hiện nay, những di tích, hiện vật về cuộc khởi nghĩa này vẫn đang được lưu giữ tại nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Những di tích, hiện vật còn hiện hữu

Những ngày đầu tháng 11/2023, theo Quốc lộ 1A, phóng viên Báo Lạng Sơn đến xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, mảnh đất sinh sống của nhiều thế hệ hậu duệ dòng họ Hoàng Đình. Đón tiếp chúng tôi tại nhà thờ dòng họ, ông Hoàng Đình Đức, hậu duệ đời thứ 7 của dòng họ Hoàng Đình tự hào cho biết: Hiện nay, tại nhà thờ họ có lưu giữ trên 10 hiện vật về cuộc khởi nghĩa, chủ yếu là những vũ khí đã được nghĩa quân Hoàng Đình Kinh trong suốt quá trình hoạt động. Hằng ngày, tôi vẫn thường đến quét dọn tại nhà thờ và khu vực gian trưng bày các hiện vật. Mỗi khi có người đến tham quan, tôi đều giới thiệu cho họ nghe về cuộc khởi nghĩa và công lao đóng góp của ông.

Không riêng nhà thờ họ Hoàng Đình, theo thống kê của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, hiện có 21 điểm, cụm di tích tiêu biểu phân bố tại 6 huyện thuộc địa bàn tỉnh và 13 hiện vật đang được quản lý, lưu giữ tại các bảo tàng trong và ngoài tỉnh cũng như trong Nhân dân. Một số di tích tiêu biểu như: di tích hang Lân Điêng và hang Vỉ Ruồi (thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng), đây là căn cứ chống Pháp của nghĩa quân giai đoạn đầu Pháp tiến đánh lên Lạng Sơn (1884 – 1885); di tích đồn Than Muội (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) là nơi ghi dấu hai chiến công nổi tiếng của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh chống Phỉ (Trung Quốc) và quân tiếp viện Pháp…

Bên cạnh các di tích, hiện vật cũng là một trong những cứ liệu lịch sử quan trọng về cuộc khởi nghĩa. Một số hiện vật tiêu biểu như kiếm của nghĩa quân sử dụng trong trận Pháp tấn công lên Lạng Sơn tháng 4/1884 (trận Cầu Quan Âm) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn; áo vóc vàng của Hoàng Đình Kinh và đôi áo Tàn do tướng lĩnh nhà Thanh (Trung Quốc) ban tặng vì ông có công dẹp giặc phỉ đời nhà Thanh (Trung Quốc), hiện đang được Nhân dân lưu giữ tại Chùa Sơn Lộc (xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng).

Ông Nguyễn Quang Huynh, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta” cho biết: Đề tài nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh được chúng tôi triển khai thực hiện trong 18 tháng (từ 6/2020 đến hết 12/2021) và được Hội đồng khoa học tỉnh thẩm định, nghiệm thu tháng 1/2022. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điền dã, điều tra thực tế tại một số cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, qua đó, phát hiện được nhiều tư liệu có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh, trong đó có nhiều di tích, hiện vật có giá trị, làm sâu sắc thêm những thông tin về cuộc khởi nghĩa. Những di tích, hiện vật này là minh chứng sinh động, sâu sắc của lịch sử quê hương đất nước, có giá trị giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và góp phần phát triển du lịch, kinh tế –  xã hội của địa phương.

Năm 1882, thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, chiếm Hà Nội và một số tỉnh; triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp bằng việc ký hiệp ước Hác – măng (năm 1883), rồi sau đó là hiệp ước Pa – tơ – nốt (năm 1884). Hoàng Đình Kinh không khuất phục và nghe theo triều đình nhà Nguyễn bãi binh đầu hàng Pháp, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của một số quan lại chủ chiến các tỉnh như: Lã Xuân Oai, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến, Hoàng Đình Kinh tổ chức nghĩa quân chống Pháp ở vùng núi Cai Kinh. Mãi đến cuối năm 1888, khi ông hy sinh, phong trào mới bị dập tắt

Bảo tồn, giáo dục truyền thống

Để phát huy giá trị những tư liệu lịch sử quý giá này và thực hiện chỉ đạo của cấp trên, những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp. Ông Nông Đức Kiên, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Những năm qua, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật liên quan đến các sự kiện lịch sử nói chung và cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh nói riêng và đưa vào bảo quản, trưng bày trong các bảo tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh. Cùng đó, chúng tôi cũng sử dụng hiện vật phục vụ các cuộc trưng bày chuyên đề tại bảo tàng và triển lãm lưu động tại các huyện, thành phố.

Song song với đó, bảo tàng đã số hóa tư liệu hình ảnh đưa lên trang tin điện tử của bảo tàng. Đặc biệt, bảo tàng cũng chọn một số hiện vật tiêu biểu về cuộc khởi nghĩa trưng bày trong không gian mang chủ đề “Lạng Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống pháp” tại tầng 2 nhà trưng bày nhằm giới thiệu đến du khách tham quan.

Được biết, hiện nay, các bảo tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh đang lưu giữ gần 100 tài liệu, ảnh, hiện vật lịch sử – cách mạng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh. Trong số những hiện vật lịch sử được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, nhiều người bị thu hút bởi hình ảnh Nòng súng hỏa mai – nghĩa quân Hoàng Đình Kinh dùng để đánh Pháp ở Hữu Lũng năm 1880… Đây là những hiện vật tiêu biểu giúp người xem hồi tưởng lại quá trình vượt qua khó khăn, gian khổ, đấu tranh cam go, ác liệt của Nhân dân Lạng Sơn thời kỳ đó.

Những năm qua, các địa điểm này đón rất nhiều đoàn khách, học sinh, người dân đến tham quan. Hằng năm, các cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị đã phối hợp với các bảo tàng, nhà trưng bày tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử tại. Ông Hoàng Văn Thắng, người dân phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn cho biết: Tôi rất quan tâm, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Lạng Sơn, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo cuối thế kỷ XIX. Vì vậy tôi thường kết hợp giữa việc tìm đọc những tài liệu có liên quan đến cuộc khởi nghĩa này với việc đến Bảo tàng tỉnh quan sát thực tế hiện vật của cuộc khởi nghĩa. Những vũ khí, hình ảnh cùng lời chú thích ngắn gọn tại bảo tàng đã giúp tôi hình dung rõ nét, sâu sắc hơn về cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh. Qua đây, giúp tôi thêm tự hào về lịch sử quê hương và biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.

Đặc biệt, tháng 10/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức phát hành cuốn sách “Cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh (1882 – 1888)” do ông Nguyễn Quang Huynh làm chủ biên. Cuốn sách gồm 312 trang, 4 chương. Trong đó có khảo cứu, hệ thống, cung cấp thông tin rõ nét về các di tích, hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh để cung cấp đến người đọc.

Từ thực tế trên cho thấy, những hình ảnh, hiện vật, kỷ vật về cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh được bảo tồn, phát huy không chỉ góp phần “soi sáng” lịch sử mà còn thể hiện sự tri ân sâu sắc của Nhân dân Lạng Sơn đối với các thế hệ cha anh đi trước. Qua đó, giúp mỗi người dân nâng cao nhận thức về lịch sử dân tộc, từ đó thêm tự hào về truyền thống, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích Xuân Giáp Thìn năm 2024

Tiết mục diễn xướng hầu đồng đặc sắc tại chương trình gặp mặt – Sáng 23/2, tại Nhà Văn hóa khối 6, phường Tam Thanh, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích trên địa bàn thành phố nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là năm thứ 3 UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức chương trình gặp mặt đầu xuân này. Tham dự...

Việt Nam sắp có Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới

Ngày 28/1, Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh. Hơn 20.000 ngọn đăng được thắp sáng trên đỉnh núi để mừng lễ an vị tôn tượng. Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024 (tức ngày 18/12 năm Quý Mão) sẽ là một sự kiện văn hóa tâm linh được tổ chức quy mô...

Di tích Nhà số 8 phố Chính Cai: Nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh quý về đồng chí Hoàng Văn Thụ

– Di tích Nhà số 8 phố Chính Cai, phố Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn là nơi đồng chí Hoàng Văn Thụ trọ học và hoạt động cách mạng từ năm 1923 – 1927. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào năm 1994. Những năm qua, nơi đây đã trở thành...

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Rừng cũng là không gian sinh sống của khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng; trong đó chủ yếu là cộng đồng các dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc gắn với rừng. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển các giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. Chiều 26/9, tại Lâm Đồng, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Ban quản lý các...

Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi. Rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Bộ Văn hóa, Thể thao và...

Cùng tác giả

Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạo

Tin mới y tế ngày 24/12: Mổ não thức tỉnh với rô bốt trí tuệ nhân tạoMột trong những ưu điểm nổi bật của Robot AI là giảm thời gian phẫu thuật và thời gian hồi phục cho bệnh nhân. Đột phá trong y tế nhờ công nghệ Nhờ ứng dụng công nghệ Robot AI, nhiều ca bệnh khó và nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh nhân được “trả về” do không thể phẫu thuật, đã được cứu sống....

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 12 (kỳ 4): Quyết định nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai – Báo Lạng...

- Ngày 25/12, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 12 (kỳ 4) năm 2024 để xem xét quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Tại phiên họp lần này, UBND tỉnh tập trung xem xét, cho ý kiến đối với 12 nội dung do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình. Trong...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV – Báo...

- Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy Ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị.  Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết...

Quyết liệt tinh gọn, Kiên Giang đã giảm 4.299 biên chế – Báo Lạng Sơn

Ngày 24/12, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết...

Công ty Điện lực Lạng Sơn: Bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Đồng Ý (Bắc Sơn) – Báo Lạng Sơn

- Chiều 25/12, Công ty Điện lực Lạng Sơn tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình “Thắp sáng đường quê” cho UBND xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn để đưa vào quản lý, khai thác và sử dụng. Triển khai chuỗi hoạt động tri ân khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện và hoàn thành công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn Lân Páng, xã Đồng Ý, huyện...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Phát triển kinh tế di sản – Động lực tăng trưởng mới của Quảng Ninh – Báo Lạng Sơn

Nhằm góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế di sản tại tỉnh Quảng Ninh để đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển nguồn lực này trong thời gian tới, ngày 21/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học-thực...

Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca” – Báo Lạng Sơn

- Tối 21/12, tại tuyến phố đi bộ Đình Lập, UBND huyện Đình Lập tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca”, chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).  Dự chương trình có lãnh đạo UBND huyện, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thắm tình quân – dân” – Báo Lạng Sơn

- Tối 21/12, tại sân khấu đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Thắm tình quân – dân” nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024). Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất