Powered by Techcity

Quyền tiếp cận thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, nhiều năm qua, Việt Nam đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, trong đó chú trọng quyền tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cho người dân bằng những giải pháp đồng bộ, những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trên thực tế đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần phát huy, thúc đẩy vai trò của người dân, trong đó có cả các đồng bào dân tộc thiểu số trong các hoạt động xã hội và phát triển đất nước.

Tuyên truyền pháp luật tới đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mường Nhé (Điện Biên).
Tuyên truyền pháp luật tới đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mường Nhé (Điện Biên).

Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản, quan trọng của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 (Luật số 104/2016/QH13, ngày 6/4/2013) cũng quy định nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc công khai thông tin, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Về mặt chính sách, Quyết định số 467/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/4/2019 đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cụ thể như: Hỗ trợ đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; cấp (không thu tiền) một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; cung cấp các sản phẩm thông tin có tính chất chuyên biệt, có đối tượng phục vụ tập trung là người dân tộc thiểu số như: Hệ phát thanh Tiếng Dân tộc (VOV4) của Đài Tiếng nói Việt Nam, Kênh truyền hình Tiếng Dân tộc (VTV5) của Đài Truyền hình Việt Nam…

Hiện trên kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam đang thực hiện phát sóng 26 thứ tiếng (bao gồm cả tiếng Kinh) trên các nền tảng khác nhau (bao gồm cả truyền hình theo phương thức truyền thống, ứng dụng VTVgo, website VTV5, kênh YouTube, trên Facebook…). Song song đó Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phát sóng 13 thứ tiếng trên hệ Phát thanh Tiếng Dân tộc.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào, nhiều chương trình, đề án, dự án có liên quan đã và đang được triển khai tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua những chương trình này cho thấy Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác thông tin, truyền thông, giúp nâng cao nhận thức cho đồng bào, góp phần phát triển bền vững và thực hiện có hiệu quả quyền tiếp cận thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây nhất (năm 2019) cũng cho thấy, cơ hội tiếp cận thông tin của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta ngày càng được mở rộng, với tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng internet đạt 61,3%, tăng hơn 9 lần so với năm 2015.

Tại một số tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng viễn thông di động và internet băng rộng đã phủ đến hầu hết các thôn, bản, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ với hơn 99% địa bàn dân cư như Phú Thọ, Hòa Bình, Kon Tum, Tuyên Quang,… Sự cải thiện về cơ sở hạ tầng viễn thông, tỷ lệ hộ sử dụng internet cho thấy cơ hội tiếp cận thông tin của các hộ dân tộc thiểu số đã được mở rộng. Những nỗ lực và thành quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước bảo đảm sự công bằng, bảo đảm quyền công dân, quyền con người; tạo cơ chế để mọi người dân, trong đó có người dân tộc thiểu số thực hiện đầy đủ quyền dân chủ và phát huy hiệu quả; khẳng định những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo đảm các quyền cho người dân tộc thiểu số, trong đó có quyền tiếp cận thông tin, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) vào năm 1982.

Tuy nhiên, do một số lý do chủ quan và khách quan, việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những bất cập. Việc cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách và các vấn đề xã hội như các chương trình cho vay, khuyến nông,… có lúc, có nơi vẫn chưa cung cấp kịp thời, chính xác và thường xuyên tới bà con.

Một số thông tin dù được cung cấp mới song hạn chế về hình thức truyền tải cho nên hiệu quả chưa cao. Một thực trạng khác là dù đã có kênh thông tin truyền thông phục vụ bà con dân tộc thiểu số nhưng vẫn còn tình trạng khi được hỏi vẫn còn người cho biết là mình chưa (hoặc ít) tiếp cận thông tin từ những kênh này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn bị hạn chế…

Lợi dụng những hạn chế này, các đối tượng thù địch, chống phá ra sức xuyên tạc, bóp méo chính sách của Đảng, Nhà nước với người dân tộc thiểu số. Chúng kích động, gây chia rẽ bằng những luận điệu cho rằng người dân tộc thiểu số không được hưởng đầy đủ các chính sách bảo đảm quyền tự do tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận của Nhà nước, bị phân biệt đối xử so với người dân tộc Kinh, từ đó nhằm mục đích gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm xói mòn niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước.

Trong khi đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định rõ: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Như vậy người dân tộc thiểu số ở Việt Nam có quyền tiếp cận thông tin đầy đủ giống như quyền tiếp cận thông tin của các công dân khác, hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử như các đối tượng xấu rêu rao.

Trước yêu cầu của tình hình mới cho thấy vai trò của thông tin tuyên truyền việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nhất là đối với người dân tộc thiểu số tại nước ta ngày càng trở nên cấp thiết. Một mặt, việc được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ giúp mọi người dân có cơ hội bình đẳng như nhau trong việc tìm kiếm các nguồn thông tin trong xã hội. Đây chính là cơ sở để thực hiện quyền dân chủ, văn minh trong xã hội. Khi được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin, đồng bào có thể từng bước cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình, chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Ở một bình diện khác, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nếu nhận thức của một bộ phận người dân tộc thiểu số chưa cao sẽ nguy cơ dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Vì vậy, việc cung cấp các thông tin chính thống kịp thời, cụ thể không chỉ bảo đảm quyền tiếp cận công bằng của đồng bào mà còn góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia.

Để quyền tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới cần đẩy mạnh nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, song song với việc hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin phù hợp hơn với thực tiễn, tăng cường cơ sở hạ tầng viễn thông, trang thiết bị công nghệ thông tin, các cấp chính quyền cần chủ động công khai thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực một cách chính xác, kịp thời, thường xuyên.

Tránh hiện tượng thông tin chính xác đến bà con chậm hơn những thông tin sai lệch của các đối tượng xấu. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế đánh giá và giám sát nghiêm túc việc thực thi quyền tiếp cận thông tin, hạn chế việc một số cơ quan, đơn vị chức năng từ chối việc cung cấp thông tin hoặc cung cấp không kịp thời; bảo đảm cơ chế thực hiện cho các cấp chính quyền, nhân dân tham gia tích cực vào thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin, coi đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là hành động bảo vệ lợi ích của các cá nhân trong xã hội. Quan trọng hơn, cần nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về vai trò của thông tin và quyền tiếp cận thông tin; tăng tỷ lệ người tiếp cận các nguồn thông tin tin cậy trên các kênh chính thống của Đảng và Nhà nước.

Nguồn:https://nhandan.vn/quyen-tiep-can-thong-tin-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post790256.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Trân trọng, tôn vinh những đóng góp quý báu của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 12/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp 65 đại biểu người có uy tín tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023, đại diện gần 500 người uy tín được lựa chọn từ khắp các tỉnh, thành cả nước về dự Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023”. Chủ tịch...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

Dự án 6 trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tập trung nguồn lực để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với...

Cùng tác giả

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị thiệt hại do bão, lũ   –...

- Theo thông tin từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, từ ngày 19/9 đến hết ngày 31/12/2024, Chi nhánh NHCSXH tỉnh tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.  Thực hiện Công văn số 5724/NHCS-KTTC ngày 12/9/2024 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam về việc hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, Chi nhánh NHCSXH...

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Sơn sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo 9 tháng đầu năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 20/9, Huyện ủy Bắc Sơn tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 24, khóa XXII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo 9 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ...

50 thiếu nhi tham gia hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

-  Ngày 20/9, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024. Tham gia hội nghị có 50 thiếu nhi đến từ một số huyện, thành phố. Theo báo cáo kết quả tổ chức các...

Kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc tại Bình Gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

- Ngày 20/9, đoàn công tác Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện các CTMTQG năm 2024 trên địa bàn huyện Bình Gia. Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì buổi kiểm tra. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, việc triển khai các CTMTQG năm 2024 trên địa bàn huyện Bình...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Cùng chuyên mục

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Sơn sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo 9 tháng đầu năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 20/9, Huyện ủy Bắc Sơn tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 24, khóa XXII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) sơ kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo 9 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đảng bộ huyện Bắc Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ...

50 thiếu nhi tham gia hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

-  Ngày 20/9, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024. Tham gia hội nghị có 50 thiếu nhi đến từ một số huyện, thành phố. Theo báo cáo kết quả tổ chức các...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Lạng Sơn: Thông qua các nghị quyết về nhân sự và điều chỉnh quy hoạch đất, đầu...

- Chiều 20/9, HĐND thành phố Lạng Sơn khóa 21, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ mười sáu (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Dự kỳ họp có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe tờ trình của UBND thành phố và biểu quyết thông qua Nghị quyết của HĐND thành phố...

Ý nghĩa đặc biệt về chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại...

Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, điều hành thảo luận về Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam. Ngày 19/9/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ: Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ...

“Quan hệ giữa Việt Nam-Liên hợp quốc sẽ nâng lên một tầm cao mới” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78, ông Francis, tin tưởng sau chuyến công tác sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ hài lòng trước những phát triển tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời...

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất