Powered by Techcity

Chủ động chuyển đổi xanh phát huy nguồn lực tài nguyên

Trong năm 2024, ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) sẽ tập trung phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai; hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước tự động, trực tuyến; giám sát quản lý chất thải rắn, kiểm soát chất lượng không khí…

Chủ động chuyển đổi xanh phát huy nguồn lực tài nguyên- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh: Trong năm 2023, toàn ngành đã nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trên 9 lĩnh vực của Bộ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành TN&MT được thông tin tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 tổ chức sáng 31/12. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, trong năm 2023, toàn ngành đã nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trên 9 lĩnh vực của Bộ.

Trong đó, nổi bật là công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật: Tổ chức xây dựng 3 dự án luật quan trọng là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Địa chất và Khoáng sản.

“Với tinh thần cầu thị, luôn hướng về địa phương, cơ sơ, Bộ đã chủ động cùng với các địa phương nắm bắt các vướng mắc trong thi hành pháp luật đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định.

Toàn ngành đã đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đã tập trung vào những vấn đề bức xúc từ thực tiễn; chú trọng công tác đối thoại, hòa giải và tuyên truyền chính sách pháp luật để công dân hiểu và làm theo (số vụ việc đã đình chỉ giải quyết khiếu nại lên tới 62% số vụ việc phải giải quyết thuộc thẩm quyền).

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường thường xuyên được quan tâm sửa đổi, hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp thực tiễn, vẫn còn giao thoa, chồng chéo với các ngành, lĩnh vực khác; khâu tổ chức thực thi trên thực tế có lúc, có nơi còn chưa nghiêm.

Nguồn lực tài nguyên đó đóng góp cho kinh tế – xã hội của đất nước, từng địa phương là rất lớn nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu.

Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính, phân công, phân cấp về quản lý tài nguyên và môi trường đã được chú trọng, tuy nhiên, trong một số lĩnh vực còn chưa phù hợp, triệt để.

Nhìn nhận rõ những thách thức, trong năm 2024, ngành TN&MT đặt ra những mục tiêu trọng tâm tâm phương châm “Đoàn kết – kỷ cương – chủ động – linh hoạt – kịp thời – hiệu quả, phát triển – bứt phá” để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai

Năm 2024, Bộ TN&MT sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành, trình phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh. Tổ chức thực hiện “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2026 – 2030 cấp quốc gia”, hoàn thành Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045.

Bộ cũng sẽ tổ chức triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, thành lập các Tổ Công tác chuyên trách để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,… giải quyết các vướng mắc liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm; xem xét, xử lý ngay các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục xác định giá đất cho các dự án bất động sản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng gây chậm trễ.

Ngành TN&MT cũng phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể tại các địa phương; xây dựng bản đồ giá đất. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất; tổng hợp báo cáo định kỳ về công tác định giá đất tại các địa phương theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tổ chức thẩm tra Khung chính sách, bồi thường hỗ trợ, tái định cư.

Giám sát khai thác tài nguyên nước bằng công nghệ tự động

Một lĩnh vực quan trọng cũng được ngành TN&MT tập trung triển khai trong năm 2024 là quản lý tài nguyên nước.

Cụ thể ,tập trung xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba, Cả, Trà Khúc, Vu Gia – Thu Bồn, Kôn – Hà Thanh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia. Đẩy mạnh tăng cường hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giám sát việc vận hành hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện… bằng công nghệ tự động, trực tuyến. Hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước tự động, trực tuyến.

Đặc biệt, ngành TN&MT sẽ tăng cường giám sát, chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa lớn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực bảo đảm an toàn công trình hạ du, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước cho các mục đích sử dụng; triển khai xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn, quan trọng.

Khẩn trương triển khai các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đã được phê duyệt; các chương trình, đề án phục hồi theo hướng xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm sống lại các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt các sông chảy qua khu đô thị lớn, quan trọng. Tăng cường tìm kiếm, thăm dò, khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Triển khai thực hiện Đề án “Đánh giá tổng thể tác động và giải pháp ứng phó đối với việc các nước phát triển thủy điện trên dòng chính, chuyển nước sông Mekong”, chú trọng bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở các lưu vực sông xuyên biên giới, đặc biệt là sông Hồng và sông Mekong.

Phát triển kinh tế biển, chú trọng bảo vệ môi trường

Tổ chức triển khai Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển, khai hoang, lấn biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo.

Xây dựng chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh. Khảo sát đánh giá tài nguyên biển ở một số khu vực trọng điểm, tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nguồn vốn, công nghệ, để khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi, hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo, phát triển các ngành kinh tế biển.

Về quản lý môi trường, trong năm 2024, ngành TN&MT sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính ph Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam; Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành môi trường đến năm 2030; tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Tập trung hoàn thiện QCVN về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành. Hoàn thiện dự thảo Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải.

Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Các địa phương triển khai các giải pháp cụ thể, bảo đảm tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại khu vực đô thị đạt 95%; 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.

Kiểm soát chặt chẽ về môi trường và hướng dẫn, đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm tỷ lệ 92% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Đặc biệt, ngành TN&MT cũng chú trọng thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, nhất là tại một số thành phố thường xuyên có chất lượng không khí kém; công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng.

Hiện đại hóa công tác dự báo thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành TN&MT tập trung thực hiện là làm tốt công tác dự báo KTTV thực hiện dự báo thời tiết, thuỷ văn chi tiết đến các huyện, thị trên cả nước; cung cấp kịp thời các bản tin dự báo KTTV, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm cho các cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ công tác chỉ đạo phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, theo dõi sát sao hiện tượng El Nino được dự báo tiếp tục duy trì đến năm 2024, kéo theo nhiệt độ cao kỷ lục; bão, ATNĐ dị thường; nguy cơ cao xuất hiện khô hạn diện rộng.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030; hoàn thiện Đề án “Cảnh báo sớm trượt lở đất đá, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam”; triển khai thực hiện xây dựng “Đề án tăng cường dự báo, đánh giá tác động và các giải pháp phòng, chống thiên tai, nâng cao khả năng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ”.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành TN&MT tập trung xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật). Tiếp tục triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đề án triển khai kết quả COP26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan.

Đáng chú ý, ngành TN&MT sẽ từng bước hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ carbon tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon khu vực và thế giới. Tập trung thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, cơ quan có liên quan triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 và phát huy tổng hợp các nguồn lực nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, ngành TN&MT tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường với hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Chính phủ, các địa phương, Bộ, ngành phục vụ tích hợp, phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định chính sách, phát triển kinh tế – xã hội, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/chu-dong-chuyen-doi-xanh-phat-huy-nguon-luc-tai-nguyen-10223123110571717.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyển đổi xanh: Lộ trình không thể đảo ngược của doanh nghiệp trong cuộc chơi toàn cầu

Đó là chia sẻ của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan Nguyễn Thiều Nam trong buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện giới doanh nhân Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam chiều 11/10. Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan phát biểu tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân. Tham dự buổi gặp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính có các Phó...

Cùng tác giả

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo các cấp, kết quả triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, cho thấy, huyện Văn Quan đã hỗ trợ hoạt động cho 12 câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn, phố trên địa bàn các xã, thị trấn, tổng kinh phí 432 triệu đồng. Huyện cũng đã phối...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập trung đầu tư cho 6 cơ quan báo chí chủ lực – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 12-11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chính về nội dung này. Nêu câu hỏi chất vấn, theo đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên), kinh tế...

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác? – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội. Do vậy, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết có cần sự hợp tác giữa...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên giải trình liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ cây thạch đen và họp kỳ tháng...

- Chiều 12/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp phiên giải trình về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây thạch đen trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên giải trình có đồng chí Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban...

Tổ công tác số 11 của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực tỉnh làm việc với Ban Quản lý dự án...

- Chiều 12/11, Tổ công tác số 11 của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tiêu cực (PCTNTC) tỉnh do đồng chí Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh về một số nội dung liên quan đến dự án tuyến cao...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã...

- Chiều 12/11, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp xem xét tiến độ triển khai các dự án khu, cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp có đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; đại diện các nhà đầu tư triển khai...

Công bố quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn tỷ lệ...

- Ngày 12/11, UBND phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phường Hoàng Văn Thụ. Tại hội nghị, lãnh đạo UBND phường Hoàng Văn Thụ đã công bố Quyết định số 2696/QĐ-UBND, ngày 30/10/2024 của UBND thành phố Lạng Sơn, về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ...

“Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Điều tra của VCCI cho thấy năm 2023, có 63,3% doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa và dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với 12,4% của năm 2010. Cách tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam đã bài bản, hiệu quả hơn. Vì vậy, người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng đánh giá cao chất lượng, uy tín thương hiệu hàng Việt Nam. Đây là nhấn mạnh...

Hàng hóa Việt Nam nâng cao vị thế – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 12-11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự chương trình. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2009. Thời điểm đó, một...

UBND tỉnh họp chuyên đề tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp đoạn Km18-Km80 quốc lộ...

- Ngày 12/11, đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp chuyên đề xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án nâng cấp đoạn Km18-Km80 quốc lộ 4B. Dự cuộc họp có đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường về các kiến nghị của...

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Bộ NN&PTNT cho biết, sản lượng thủy sản tháng 10 đạt gần 871.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023. Phát triển mảng nuôi trồng thủy sản Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 đạt gần 7,9 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 3,3 triệu tấn, tăng 0,6%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn...

Khẩn trương phòng, trừ bệnh trên cây bạch đàn – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh có một số diện tích bạch đàn xuất hiện hiện tượng cháy lá, khô cành. Trước tình trạng đó, các cơ quan liên quan đã hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng trừ. Cây bạch đàn có ưu điểm là lớn nhanh, chỉ trong chu kỳ từ 5 – 6 năm đã được cho khai thác, giá thành cao, đầu ra ổn định. Do đó, những năm...

Thống đốc trả lời rõ ràng, không né tránh các vấn đề đại biểu quan tâm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Đại biểu Quốc hội đoàn Tây Ninh đánh giá phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng rất rõ ràng và đi thẳng vào các vấn đề mà đại biểu quan tâm, không né tránh. Sáng 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng được đông đảo đại biểu Quốc hội quan...

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thị trường nông sản đóng vai trò dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường trong tuần giao dịch vừa qua với 5/7 mặt hàng đồng loạt tăng giá; trong đó, giá đậu tương ghi nhận mức tăng hơn 3,5%. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần giao dịch qua (4-10/11), dòng tiền đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ các thị trường trú ẩn sang các thị trường có tính sinh lời cao...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Sẽ lập sàn giao dịch vàng ‘ở thời điểm phù hợp’ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Để lập sàn giao dịch vàng, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với các bộ ngành nghiên cứu, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất Chính phủ ở thời điểm phù hợp. Sáng 11/11, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã mở màn phiên trả lời chất vấn của Quốc hội. Nội dung chất vấn tập trung vào nhóm vấn đề về điều hành chính sách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất