Powered by Techcity

Tràng Định: Khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch

– Tràng Định là địa bàn giàu tiềm năng du lịch với nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Vì vậy, thời gian qua, huyện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn.

Huyện biên giới Tràng Định có hệ thống các di tích lịch sử quan trọng, trong đó có 3 di tích, cụm di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 6 xã được Thủ tưởng Chính phủ công nhận là xã an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra, huyện cũng có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch sinh thái với các điểm du lịch như: hang Bản Bó; hang Cốc Mười – Khu Pác Lùng Ký Làng (xã Tri Phương); đỉnh Khau Hương (xã Đề Thám); cổng trời thôn Lũng Phầy (xã Chí Minh) hay điểm cao 820 (xã Quốc Khánh)…

Tiềm năng du lịch phong phú

Du khách tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP huyện Tràng Định

Không chỉ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử, Tràng Định còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật của các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao… với nhiều di sản văn hoá đặc sắc như: hát then, sli, lượn, páo dung, múa sư tử mèo; các làng nghề truyền thống: đan lát, làm hương; làm bánh…  Huyện cũng có ngôi chùa Linh Quang có lịch sử hơn 500 năm; có đền Gốc Sung, đền Mẫu và đền Quan Lãnh… thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh. Đặc biệt, đến với Tràng Định vào mùa Xuân, du khách còn được tham dự 21 lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc với văn hóa ẩm thực đa dạng như: vịt quay mác mật, khau nhục, thạch đen, pẻng khua, khẩu sli, bánh khảo… Đến Tràng Định vào mùa Thu du khách có thể ngắm nhìn cánh đồng Thất Khê, cánh đồng xã Tri Phương, Quốc Khánh như những bức tranh đầy màu sắc nằm gọn giữa những dãy núi trùng điệp…

Tài nguyên du lịch phong phú là vậy nhưng trước năm 2020, du lịch Tràng Định vẫn phát triển manh mún, tự phát. Nhiều tài nguyên du lịch khác của huyện chưa được khai thác để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Nhận thức rõ những hạn chế nêu trên, đồng thời với mong muốn thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói”, năm 2020, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện đã triển khai dề án phát triển du lịch huyện Tràng Định giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

Ông Vũ Đức Thiện, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định cho biết: Triển khai đề án, huyện tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa; tập trung tôn tạo một số di tích lịch sử trên địa bàn; chú trọng đầu tư các khu, điểm, lĩnh vực du lịch có lợi thế, khuyến khích thu hút đầu tư cho từng khu, điểm du lịch; quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển các dịch vụ, du lịch trước mắt và lâu dài.

Triển khai nhiều giải pháp

Một số cơ sở lưu trú tại huyện Tràng Định:
1. Khách sạn Mường Khương (Điện thoại: 0205 3 885 666)
Địa chỉ: thôn Nà Nghiều, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định
2. Nhà Nghỉ Ngọc Châu (Điện thoại: 0966 152 888)
Địa chỉ: 27 Phai Dài, Khu I thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định
3. Nhà nghỉ Bảo Dương (Điện thoại: 0967 885 345)
Địa chỉ: 2 Nà Slảng, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định
4. Nhà nghỉ Hải Vân (Điện thoại: 0973 555 800)
Địa chỉ: thôn Nà Nghiều, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định
5. Nhà nghỉ Thanh Hằng (Điện thoại: 0205 3 866 888)
Địa chỉ: 9 Hoàng Văn Thụ, Khu IV thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định
6. Nhà nghỉ Hải Anh (Điện thoại: 0977 465 811)
Địa chỉ: thôn Nà Nghiều, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định
7. Nhà nghỉ Vinh Trang (Điện thoại: 0967 675 210)
Địa chỉ: thôn Cốc Phát, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định.

Để thực hiện hiệu quả đề án phát triển du lịch, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của huyện như: du lịch văn hóa cộng đồng người Mông (xã Cao Minh), Dao đỏ (xã Vĩnh Tiến); du lịch tham quan, khám phá tìm hiểu tại các hệ thống nhà cổ của huyện; du lịch về nguồn; du lịch sinh thái…  Từ năm 2020 đến nay, UBND huyện đã khuyến khích đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở lưu trú, điểm du lịch; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch điểm du lịch Bản Bó (xã Tri Phương); khôi phục các di tích lịch sử, cách mạng, di tích văn hóa như: khôi phục chùa Linh Quang (xã Hùng Sơn); khôi phục lễ hội đền Trần (thị trấn Thất Khê), di tích làng Kim Lỵ (xã Đội Cấn); di tích Bản Quyền A (xã Hùng Sơn)…

Các cấp, ngành liên quan của huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng như: gắn pano, áp phích tuyên truyền; tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm tại các sự kiện văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh… Huyện cũng tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương quảng bá hình ảnh văn hoá, du lịch huyện, tiêu biêu như: phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam khảo sát và thực hiện các tập phim: “Hương vị tết người Nùng Xứ Lạng”; “Điệu múa Sư tử mèo Xứ Lạng”; “Người Dao đỏ ở thôn Lũng Slàng xã Tri Phương”… Qua đây hình ảnh về vùng đất, con người, điểm tham quan, du lịch ở Tràng Định được nhiều người biết đến.

Bà Lục Thị Phương, Phó Trưởng Phòng Văn – Thông tin huyện Tràng Định cho biết: Phòng đã tham mưu UBND huyện tăng cường phối hợp khảo sát các tour, tuyến du lịch nhằm đánh giá, đầu tư để từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch ở huyện. Theo đó năm 2022, UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát phát triển tour, tuyến du lịch trên địa bàn. Đầu tháng 12/2023, UBND huyện cũng đã mời hơn 40 doanh nghiệp thực hiện khảo sát đánh giá tiềm năng và đưa ra giải pháp để huyện khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có…

Cùng các cấp, ngành liên quan, hộ kinh doanh, người dân đã chú trọng xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản và các sản phẩm du lịch. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có 14 sản phẩm OCOP 3 sao; một số sản phẩm du lịch đã hình thành và được nhiều du khách biết tới, tiêu biểu như: sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng thôn Bản Bó, xã Tri Phương; sản phẩm du lịch về nguồn tham quan các địa điểm di tích lịch sử trên địa bàn; sản phẩm du lịch tâm linh…  Tính từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm huyện tăng từ 10.000 – 20.000 lượt khách tới tham quan, tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Riêng năm 2023, toàn huyện đã thu hút 79.000 lượt khách, tăng 59.000 lượt so với năm 2019…

Chị Trần Hải Yến, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: Nhà tôi chỉ cách Lạng Sơn hơn 100 km nên tôi thường đưa gia đình đến Lạng Sơn thăm bạn bè và khám phá các điểm du lịch. Gần đây nghe nói có Làng du lịch cộng đồng của người Dao đỏ rất độc đáo ở Tri Phương, Tràng Định nên tôi đã lên tham quan, trải nghiệm và thấy đây là một hành trình hấp dẫn. Tôi mong muốn Lạng Sơn sẽ phát triển hơn nữa, nhất là đầu tư, phát triển các điểm du lịch trên địa bàn huyện Tràng Định.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, tin tưởng rằng tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện Tràng Định sẽ từng bước được khai thác, đầu tư, phát triển bền vững hơn nữa, góp phần cùng toàn tỉnh phát triển “ngành công nghiệp không khói” có giá trị kinh tế cao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ,...

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đã thống nhất tổ chức chương trình ở quy mô cấp khu vực gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949-24/8/2024). Điểm nhấn đầu tiên của chương trình là việc 6 tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và chương trình...

Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn khảo sát một số mô hình phát triển du lịch tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung...

Ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đón chào đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các thành viên Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn – Thực hiện chương trình làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 27/2, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc  – Sáng 27/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch...

Cùng tác giả

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu NghịDự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics đã được khởi công tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

Cùng chuyên mục

Khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực Lạng Sơn  

 - Trong 2 ngày (25 và 26/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm “Food tour” (du lịch ẩm thực) Lạng Sơn. Tham gia đoàn có gần 150 đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, đại diện các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh và các nhà sáng...

Việt Nam giữ vững “phong độ” là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Mỗi loại hình di sản của Việt Nam đều mang vẻ đẹp độc đáo riêng có cùng câu chuyện của riêng mình. Những sắc màu đó góp phần tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn du khách quốc tế đến khám phá dải đất hình chữ S. Tổ chức Giải thưởng Thế giới (World Travel Awards) vừa chính thức công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024, trong khuôn khổ lễ trao giải tại...

Khám phá “phở robot” trong Lễ hội Ẩm thực

Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực 2024, trong đó, điểm nhấn được nhiều người quan tâm là “phở robot” với robot tham gia một số công đoạn nấu nướng và phục vụ. Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã công bố các hoạt động của Lễ hội văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội sẽ diễn ra từ ngày...

Liên đoàn Du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Hội nghị thường niên TAFI thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị...

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi khám phá phía Đông Đài Loan

So với các vùng đô thị tấp nập hiện đại, khu vực phía Đông của Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên mang một sắc màu riêng biệt. Nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) người ta thường nghĩ tới khu vực nổi tiếng như Đài Bắc, Đào Viên nằm ở phía Bắc vùng đất này. Đó không chỉ là nơi du học lý tưởng của các sinh viên quốc tế mà còn...

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024

Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng này, Việt Nam đã phải vượt qua hàng loạt ứng cử viên "nặng ký" khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024." Sự kiện vừa diễn ra cuối tuần qua, tại Madeira, Bồ Đào Nha. Đáng...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy Di sản" là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản." Dự chương trình có: Bí thư Trung ương...

Khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên Trường Đại...

- Trong 2 ngày (23 – 24/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên chuyên ngành du lịch địa chất của Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.     Theo đó, đoàn đã khảo...

Ấn tượng tàu kết nối di sản

Chiều 22/11, Hành trình “Kết nối di sản miền trung” của Đường sắt Việt Nam được vinh danh dẫn đầu hạng mục hoạt động-dịch vụ trải nghiệm ấn tượng trong Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024”. Sau 8 tháng hoạt động, tàu “Kết nối di sản miền trung” đã đón gần 170 nghìn lượt hành khách trong nước và quốc tế trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất dải đất hình...

Quần thể danh thắng Tràng An được nhận giải thưởng ‘Điểm đến có ảnh hưởng’ 2024

Tại giải thưởng Kotler Awards 2024, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình đã vinh dự nhận được giải thưởng “Impactful destination” – Điểm đến có ảnh hưởng. Kotler Awards là một giải thưởng quốc tế danh giá, với mục đích tôn vinh những doanh nghiệp, cá nhân đã có những đóng góp và thành tích xuất sắc trong lĩnh vực tiếp thị – kinh doanh và quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất