Powered by Techcity

Cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ – Báo Lạng Sơn


Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia nhận định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thủy sản sẽ có những cơ hội và thách thức mới.

Cấp đông sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Cấp đông sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Do đó, những biến động kinh tế, chính trị tại thị trường Mỹ luôn tác động nhất định đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, các chuyên gia nhận định, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm thủy sản sẽ có những cơ hội và thách thức mới.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phân tích: trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục kéo dài, chuỗi cung ứng và nhập khẩu hàng hóa của Mỹ sẽ tiếp tục dịch chuyển. Cụ thể, Mỹ có xu hướng đánh thuế cao để giảm lượng nhập khẩuđối với các sản phẩm từ Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của thị trường Mỹ là rất lớn, trong khi những năm qua, chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này. Đặc biệt, tôm và cá tra là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường thế giới chung, Mỹ nói riêng. Vì vậy, Việt Nam sẽ là một trong những nguồn cung thủy sản thay thế được các nhà nhập khẩu Mỹ ưu tiên, mở ra cơ hội gia tăng thị phần.

Tuy nhiên, theo bà Lê Hằng, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Dù kết quả thuế chống bán phá giá đối với tôm, cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng thuận lợi hơn trong năm 2024, các doanh nghiệp vẫn cần thận trọng và có chiến lược khi xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ và hàng rào thuế quan của Mỹ cũng có thể khiến cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác như Ấn Độ, Ecuador, hay Indonesia, những đối thủ lớn trong ngành thủy sản ngày càng khốc liệt hơn. Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong bối cảnh thay đổi chính sách thương mại quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với các yếu tố biến động của thị trường.

Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), bao gồm các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta phân tích: Trong vài năm trở lại đây Việt Nam đứng thứ 4 trong số những nhà cung cấp tôm cho thị trường Mỹ với thị phần ổn định khoảng 8%; đứng sau Ấn Độ có thị phần 31%, Ecuador 26% và Indonesia 17%. Tuy nhiên, với việc chịu mức thuế nhập khẩu 2,49% và thuế chống trợ cấp 5,77% tôm Ấn Độ có thể sẽ bị tôm Ecuador vượt lên nắm giữ thị phần lớn nhất tại Mỹ trong thời gian tới. Trong khi đó tôm Indonesia chịu thuế chống trợ cấp là 3,9%, còn tôm Việt Nam chịu mức thuế 2,84% sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ tại thị trường Mỹ mà cả các thị trường khác.

Theo ông Hồ Quốc Lực, bất lợi lớn nhất của tôm Việt Nam là giá thành cao, hầu như không thể cạnh tranh về giá so với tôm của Ấn Độ, Ecuador. Nếu thời gian tới, tôm Việt Nam tiếp tục không phải chịu thuế nhập khẩu thì thị phần tại Mỹ sẽ được giữ vững.

Trong trường hợp Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu mức 3-5% tôm Việt Nam sẽ gặp trở ngại rất lớn để giữ vị thế và thị phần. Vì không thể cạnh tranh về giá nên các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm Việt Nam phải tập trung vào các sản phẩm không bị đánh thuế, các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao mới có thể bám trụ được tại thị trường Mỹ.

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm thông tin, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ mang về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang Mỹ dưới thời Thống thống Donald Trump sẽ có cả cơ hội và thách thức, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.

Trước đó, ông Trump đã đề xuất mức thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ; riêng hàng hóa từ Trung Quốc bị áp thuế 60%. Ngoài vấn đề giá cả, khách hàng và người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bền vững, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên áp dụng các phương pháp nuôi trồng bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, ASC, MSC), minh bạch thông tin về quá trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và đối tác ở Mỹ. Song song đó, cần nâng cao năng lực cạnh tranh và có các kế hoạch ứng phó nhanh chóng với các thay đổi về chính sách thuế quan và biện pháp phòng vệthương mại của thị trường.

Với mặt hàng cá tra, theo kết luận POR 20 sơ bộ được công bố vào tháng 9/2024 , cả 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và 6 doanh nghiệp còn lại của Việt Nam đều nhận mức thuế chống bán phá giá là 0,00USD/kg. Kết quả sơ bộ này là dấu hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, với tôn chỉ ủng hộ sản xuất trong nước, Mỹ có khả năng tăng thuế với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng nội địa Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ có xu hướng đánh thuế cao hơn gấp nhiều lần đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, điều này tạo ra khoảng trống, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và chiếm lĩnh thị phần.

Vasep dự báo năm 2025, thị trường thuỷ sản có thể đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là từ chính sách thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhập khẩu dồn dập trong các tháng cuối năm 2024, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với những rủi ro như tăng cước vận tải, thiếu nguyên liệu cục bộ. Song song thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tiếp tục mở rộng thị trường, khẳng định vị thế./.





Nguồn: https://baolangson.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cho-thuy-san-viet-nam-tai-thi-truong-my-5030136.html

Cùng chủ đề

Hữu Lũng: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân năm 2024 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 29/11, Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân năm 2024. Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của huyện năm 2024. Trên tinh thần dân chủ, cởi mở, hội nghị...

Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là để tìm ra những lĩnh vực mới, những phương thức hợp tác mới để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12. Trước thềm chuyến thăm,...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Hiệu quả từ mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao chất lượng, sản lượng quýt vàng, đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn đã triển khai mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” tại thôn Lân Hát, xã Bắc Quỳnh. Sau 11 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mấy năm gần đây, vườn quýt của gia đình anh Dương Hữu Chương ở xã Bắc Quỳnh thường...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Báo Lạng Sơn

Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Luật gồm 8 chương, 55 điều quy định về...

Cùng tác giả

Hữu Lũng: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân năm 2024 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 29/11, Huyện ủy Hữu Lũng tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân năm 2024. Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, kết quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của huyện năm 2024. Trên tinh thần dân chủ, cởi mở, hội nghị...

Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là để tìm ra những lĩnh vực mới, những phương thức hợp tác mới để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12. Trước thềm chuyến thăm,...

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Hiệu quả từ mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao chất lượng, sản lượng quýt vàng, đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn đã triển khai mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” tại thôn Lân Hát, xã Bắc Quỳnh. Sau 11 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mấy năm gần đây, vườn quýt của gia đình anh Dương Hữu Chương ở xã Bắc Quỳnh thường...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Báo Lạng Sơn

Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Luật gồm 8 chương, 55 điều quy định về...

Cùng chuyên mục

Chống hàng giả: Tăng “phủ sóng” hàng chính hãng, bảo vệ người tiêu dùng – Báo Lạng Sơn

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, 11 tháng qua, lực lượng này đã xử phạt khoảng 13.000 vụ/50.000 vụ việc vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp với trình độ sản xuất ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà...

Hiệu quả từ mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao chất lượng, sản lượng quýt vàng, đầu năm 2024, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn đã triển khai mô hình “Hỗ trợ thực nghiệm chế phẩm hữu cơ trên cây quýt” tại thôn Lân Hát, xã Bắc Quỳnh. Sau 11 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mấy năm gần đây, vườn quýt của gia đình anh Dương Hữu Chương ở xã Bắc Quỳnh thường...

Chế biến sâu nông, lâm sản: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng – Báo Lạng Sơn

- Để nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm sản, thời gian qua, các cấp, ngành liên quan đã quan tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến sâu. Tuy nhiên, thực tế số lượng cơ sở, doanh nghiệp (DN) chế biến sâu trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều vùng sản xuất nông, lâm nghiệp tập...

vietcombank Lạng Sơn: Điểm sáng thực hiện an sinh xã hội – Báo Lạng Sơn

- Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Lạng Sơn (Vietcombank Lạng Sơn) không những làm tốt việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng trên địa bàn tỉnh mà còn là đơn vị tích cực trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội do tỉnh phát động. Ông Hoàng Đình Hưng, Phó Giám đốc Vietcombank Lạng Sơn chia sẻ: Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính của ngân...

Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao – Báo Lạng Sơn

Với sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử ở Việt Nam, việc cung cấp các địa điểm phù hợp cho các trung tâm phân phối, trung chuyển cũng là điều cần thiết. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngành logistics tại Việt Nam thời gian qua đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản công nghiệp, nhất là các cơ sở nhà kho, trung tâm lưu chuyển, trung tâm logistics tại...

Bước tiến quan trọng của Việt Nam trong cải cách quản lý tài chính công – Báo Lạng Sơn

Kết quả Báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) cho thấy công tác cải cách quản lý tài chính công của Việt Nam có bước tiến tốt, khá toàn diện trên nhiều mặt. Ngày 28/11, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, báo cáo đánh giá chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA) là khung đo lường hiệu quả hoạt động để đánh giá điểm mạnh, điểm...

Còn ý kiến khác nhau về áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn – Báo Lạng Sơn

Theo đại biểu Quốc hội, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các tác động khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu, bảo đảm vừa hạn chế tiêu dùng, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế và doanh nghiệp. Việc tăng thuế cần có lộ trình và biện pháp hỗ trợ kèm theo để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Bộ Tài chính chủ...

Tân Tiến: Lợi ích kép từ trồng xen canh lúa nương – Báo Lạng Sơn

- Những năm qua, bà con nông dân tại xã Tân Tiến, huyện Tràng Định đã tận dụng diện tích đất mới trồng rừng để xen canh lúa nương. Qua đó, mang lại lợi ích kép, vừa tạo thu nhập cho gia đình, vừa hạn chế xói mòn và tạo nguồn phân hữu cơ tốt cho cây lâm nghiệp phát triển. Thời điểm này, người dân trên địa bàn xã Tân Tiến đã thu hoạch xong vụ lúa nương....

Từ chiều nay (28-11), giá xăng dầu quay đầu tăng – Báo Lạng Sơn

Cụ thể, từ 15 giờ chiều nay (28-11), giá xăng dầu như sau: - Xăng E5RON92: Không cao hơn 19.840 đồng/lít (tăng 497 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.017 đồng/lít; - Xăng RON95-III: Không cao hơn 20.857 đồng/lít (tăng 329 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); - Dầu diesel 0.05S: Không cao hơn 18.777 đồng/lít (tăng 268 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); - Dầu hỏa: Không cao hơn 19.142 đồng/lít (tăng...

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn

- Ngày 28/11, đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Nội dung chính của buổi làm việc nhằm thảo luận về một số nội dung liên quan đến mục tiêu, phạm vi, đề xuất cơ chế tài chính và các nội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất