Powered by Techcity

Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Trọng trách khơi thông “điểm nghẽn” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thay đổi tư duy lập pháp trong kỷ nguyên mới của dân tộc, hạt nhân của Quốc hội là các đại biểu Quốc hội cần phải được nâng cao chất lượng, đủ phẩm chất, năng lực…

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)
Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)

Với vị trí trung tâm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cùng thực tế và những nhiệm vụ đặt ra trong công tác lập pháp, tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn,” việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là đổi mới tư duy làm luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng là rất cấp thiết.

Những chuyển động bước đầu

Xác định tầm quan trọng, “trọng trách lớn” của Quốc hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển đất nước, tư duy xây dựng pháp luật đã thể hiện rõ ngày từ đầu nhiệm kỳ tại Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Kết luận 19-KL/TW đã khẳng định tinh thần không xây dựng luật khung, luật ống.

Tinh thần làm luật này tiếp tục được thể hiện và rõ nét hơn tại đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong các thảo luận xây dựng pháp luật ở Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những “điểm nghẽn” thể chế hiện nay, từ đó có những đề xuất chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, thực chất, đảm bảo đủ khả năng cho cá nhân, cơ quan được phân cấp, phân quyền có thể tổ chức thực hiện công việc; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Đơn cử như việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ năm 2021 đến tháng 8/2024, có hơn 3000 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa, đã cho thấy thủ tục hành chính rườm rà trong kinh doanh là nút thắt, sức cản lớn đối với người dân, doanh nghiệp. Con số này cũng cho thấy phần nào sự hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng, ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến và tổng hợp.

Báo cáo số 524 của Thủ tướng Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nhận định, việc ban hành văn bản chi tiết còn hạn chế, tình trạng chậm ban hành chưa được khắc phục.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội), tới đây khi đổi mới theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc thì trách nhiệm xây dựng pháp luật sẽ đặt lên vai Chính phủ nhiều hơn, số lượng văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhanh và tính chất cũng phức tạp hơn. Về mặt tiến độ, cần đề cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân trong đảm bảo tính kịp thời.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vũ Thị Lưu Mai. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Về chất lượng văn bản, cần đề cao tính khách quan, tránh lợi ích cục bộ, cần thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về “Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật,” tránh tạo ra “điểm nghẽn” ở khâu tổ chức thực hiện Luật.

Trong các dự án Luật được thảo luận tại Kỳ họp lần này, có nhiều dự án Luật “một luật sửa nhiều luật” nhằm tháo gỡ khó khăn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, đơn cử như Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Tại nghị trường, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra nhiều quy định hiện hành trong 4 Luật được sửa đổi đang tạo điểm nghẽn cho bộ máy hành chính nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Theo đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh), hiện nay, các công việc mua sắm, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng các hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng sử dụng kinh phí chi thường xuyên có giá trị trên 100 triệu đồng áp dụng theo Luật Đấu thầu sẽ phải đấu thầu. Đây là quy định đã có từ lâu, không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, với sự trượt giá vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công. Cho nên, cần sửa đổi Luật theo hướng nâng mức phải tổ chức đấu thầu với các công việc sử dụng chi thường xuyên lên bằng với đầu tư công, để “mạnh mẽ tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng ngay trong bộ máy hành chính, trong các cơ quan, đoàn thể của chúng ta.”

Thay đổi tư duy lập pháp, nâng tầm đại biểu Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: Là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Quốc hội cần đóng vai trò chủ đạo, có các giải pháp bảo đảm hệ thống pháp luật được ban hành đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quan điểm này được Tổng Bí thư tái khẳng định và làm rõ trong bài phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”… Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhưng trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và của Chính phủ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Muốn tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế rõ ràng cần từ hai cơ quan làm ra thể chế là Quốc hội và Chính phủ. Với Quốc hội, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đại biểu Quốc hội khóa XIII, trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước, hoạt động lập pháp của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất không hướng trọng tâm vào thể chế hóa quyền quản lý của bộ máy nhà nước mà phải hướng trọng tâm vào tạo dựng khuôn khổ pháp lý vững chắc, ổn định cho một nền dân chủ xã hội và tự do công dân.

“Nhà nước cần chuyển tư duy từ tư duy quyền sang tư duy nghĩa vụ. Nhà nước chỉ làm những việc mà xã hội không làm được, nền kinh tế, doanh nghiệp không làm được, chứ không thể ôm đồm được. Vì ôm đồm sẽ rất nhiều việc, và nhiều việc thì sẽ không làm đến nơi đến chốn được. Nhà nước chỉ tập trung vào vấn đề cần thiết là xây dựng thể chế,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Minh Thông nhấn mạnh và cho rằng, Quốc hội cần thay đổi tư duy lập pháp, tôn trọng quyền lập quy của Chính phủ.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thay đổi tư duy lập pháp trong kỷ nguyên mới của dân tộc, hạt nhân của Quốc hội là các đại biểu Quốc hội cần phải được nâng cao chất lượng, đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, tầm nhìn trong thảo luận và quyết định chính sách pháp luật.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, đại biểu Quốc hội chuyên trách đóng vai trò quan trọng, nòng cốt, đồng thời là một trong những nhân tố quan trọng trong đổi mới hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Tuy nhiên, tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách hiện nay vẫn chưa đạt con số “ít nhất 40%” được đề ra tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu liên quan đến cơ cấu, tiêu chuẩn của mỗi đại biểu. Việc yêu cầu nhiều cơ cấu, tiêu chuẩn trên một đại biểu dẫn đến việc lựa chọn những người để giới thiệu ứng cử dự kiến là đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ bị hạn chế.

Bên cạnh đó, nếu như chỉ quá tập trung vào cơ cấu, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách mà không chú trọng tới chất lượng của đại biểu chuyên trách thì vẫn sẽ không đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Tỷ lệ đại biểu chuyên trách cao phải song song cùng với chất lượng đại biểu chuyên trách cao. Có như vậy, hoạt động của Quốc hội nói chung và của đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng mới thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả.

Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, trong đó nhấn mạnh chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách là yêu cầu tất yếu đặt ra để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chung của Quốc hội trước yêu cầu bức thiết tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” thể chế.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng ta về trọng trách rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và để thực hiện được mục tiêu đó, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, bổ sung các cơ chế cần thiết để lựa chọn được những đại biểu thực sự “đủ tâm, đủ tầm,” tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ người đại biểu nhân dân, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của cử tri./.





Nguồn: https://baolangson.vn/xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-trong-trach-khoi-thong-diem-nghen-5028897.html

Cùng chủ đề

UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel – Báo Lạng Sơn

- Sáng 28/11, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Tập đoàn Viettel) do Đại tá Đào Xuân Vũ - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn...

Ánh sáng và đức tin (Kỳ III) – Báo Lạng Sơn

KỲ III: ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC TIN (Tiếp theo và hết) -  Các tôn giáo chính thống tồn tại từ rất lâu trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Còn các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới lại có xu hướng gia tăng. Đức tin của các tôn giáo chân chính luôn hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công...

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Tham gia đoàn tháp tùng Quốc vương Norodom Sihamoni, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hoàng cung, Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Samdech Mahamontrei Kuy Sophal; Phó Thủ tướng Neth Savoeun; Cố vấn tối cao trực tiếp...

Đưa sản phẩm OCOP ‘made in Lai Châu’ vươn xa, bay cao – Báo Lạng Sơn

Xác định việc phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, những năm qua tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá tại "Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024" - Ảnh: VGP/Lưu Hương Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP Tính đến nay, Lai Châu có...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Cụ thể, 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm: 1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). 2- Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn,...

Cùng tác giả

UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel – Báo Lạng Sơn

- Sáng 28/11, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Tập đoàn Viettel) do Đại tá Đào Xuân Vũ - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn...

Ánh sáng và đức tin (Kỳ III) – Báo Lạng Sơn

KỲ III: ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC TIN (Tiếp theo và hết) -  Các tôn giáo chính thống tồn tại từ rất lâu trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Còn các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới lại có xu hướng gia tăng. Đức tin của các tôn giáo chân chính luôn hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công...

VietinBank Lạng Sơn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (VietinBank Lạng Sơn) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Hoàn thiện nội thất và cung cấp, lắp đặt đồ rời công trình trang bị nội thất, biển bảng tại Trụ sở VietinBank Lạng Sơn”. Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: – VietinBank Lạng Sơn. – Địa chỉ: 35 Lê Lợi, phường...

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Tham gia đoàn tháp tùng Quốc vương Norodom Sihamoni, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hoàng cung, Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Samdech Mahamontrei Kuy Sophal; Phó Thủ tướng Neth Savoeun; Cố vấn tối cao trực tiếp...

Đưa sản phẩm OCOP ‘made in Lai Châu’ vươn xa, bay cao – Báo Lạng Sơn

Xác định việc phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, những năm qua tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá tại "Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024" - Ảnh: VGP/Lưu Hương Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP Tính đến nay, Lai Châu có...

Cùng chuyên mục

Ánh sáng và đức tin (Kỳ III) – Báo Lạng Sơn

KỲ III: ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC TIN (Tiếp theo và hết) -  Các tôn giáo chính thống tồn tại từ rất lâu trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Còn các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới lại có xu hướng gia tăng. Đức tin của các tôn giáo chân chính luôn hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, công...

VietinBank Lạng Sơn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn (VietinBank Lạng Sơn) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Hoàn thiện nội thất và cung cấp, lắp đặt đồ rời công trình trang bị nội thất, biển bảng tại Trụ sở VietinBank Lạng Sơn”. Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: – VietinBank Lạng Sơn. – Địa chỉ: 35 Lê Lợi, phường...

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Tham gia đoàn tháp tùng Quốc vương Norodom Sihamoni, có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hoàng cung, Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Samdech Mahamontrei Kuy Sophal; Phó Thủ tướng Neth Savoeun; Cố vấn tối cao trực tiếp...

Các địa phương vùng cao chia sẻ kinh nghiệm trồng rừng và xuất khẩu gỗ

Theo ông Lê Đức Thắng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, toàn huyện có trên 66.000ha diện tích rừng, đất lâm nghiệp, cơ bản đã được giao cho người dân và chủ rừng. Để bảo vệ rừng, huyện Sơn Động giao trách nhiệm bảo vệ rừng cho người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cắm mốc ranh giới từng loại rừng, xử lý nghiêm vi phạm, duy trì hỗ trợ khoán...

Trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GTVT – Báo Lạng Sơn

Chiều 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng GTVT đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Theo Thông cáo báo chí của Tổng Thư ký Quốc hội, chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Tờ...

Vun đắp tình hữu nghị, củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Campuchia – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11/2024. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ bảy của Quốc vương Norodom Sihamoni kể từ khi đăng quang năm 2004. Chuyến thăm tiếp tục thể hiện tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và coi trọng của Quốc vương Norodom...

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất