Powered by Techcity

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng


Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”

Du khách đi thuyền tham quan vùng trồng bầu của Khu du lịch Trần Bá Chuốt, huyện Lai Vung. Mô hình làm du lịch nông nghiệp này giúp nông dân Đồng Tháp cải thiện thu nhập, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Du khách đi thuyền tham quan vùng trồng bầu của Khu du lịch Trần Bá Chuốt, huyện Lai Vung. Mô hình làm du lịch nông nghiệp này giúp nông dân Đồng Tháp cải thiện thu nhập, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)

Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn.

Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là xu hướng được ưa chuộng. Ở Việt Nam đã xuất hiện loại hình du lịch này.

Tuy nhiên, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”

Xu hướng du lịch

Hình thức đi chơi kết hợp nghỉ dưỡng, trải nghiệm tại vùng nông thôn đang ngày càng trở nên phổ biến.

Xu hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn không chỉ phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới mà đặc biệt phù hợp ở Việt Nam – quốc gia có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, dân số sinh sống chủ yếu ở nông thôn chiếm đến hơn 62,7%.

Hơn 10 năm trước, bà Ngô Kiều Oanh – một tiến sỹ khoa học tâm huyết bảo vệ văn hóa truyền thống Việt đã quyết tâm xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại vùng phụ cận chân núi Ba Vì – nơi có nhiều làng nghề nông nghiệp truyền thống lâu đời.

Khu du lịch dựa trên sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gắn liền với các làng nghề và cảnh quan thiên nhiên.

Nghệ nhân làm gốm hướng dẫn các du khách nhí vuốt, nặn gốm trên bàn xoay. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Nghệ nhân làm gốm hướng dẫn các du khách nhí vuốt, nặn gốm trên bàn xoay. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Mô hình được xây dựng trên cơ sở đảm bảo vững chắc mối giao hòa giữa tự nhiên-văn hóa-con người với cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động lưu trú, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình và cả những nhóm hàng trăm học sinh; các bữa ăn gắn với nông sản địa phương; các hoạt động trải nghiệm gắn với đời sống thôn quê, sản xuất nông nghiệp truyền thông và trang trại chăn nuôi hiện đại. Đặc biệt, du khách được tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của người Mông, Dao gắn với những làng, điểm di sản văn hóa.

“Trang trại gắn kết chặt chẽ với cộng đồng nông dân xung quanh để vừa cung cấp thông tin hấp dẫn du khách, đồng thời trở thành đơn vị quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của vùng Ba Vì, Sơn Tây nói riêng, Hà Nội nói chung. Đây là một hình thức phát triển mối giao hòa giữa tự nhiên, văn hóa và con người ở các đô thị với nông thôn, thông qua việc đến ở, nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh và hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi sạch trong khung cảnh gia đình, làng quê ấm cúng,” tiến sỹ Oanh chia sẻ.

Theo chuyên gia du lịch Nguyễn Quang Đăng (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch), đây là một hình thức du lịch độc đáo, kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa và môi trường tự nhiên tại các khu vực nông thôn bao gồm nhiều hoạt động, dịch vụ, tiện nghi được cung cấp bởi nông dân, cộng đồng nông thôn nhằm thu hút và phục vụ khách du lịch. Trong đó bao gồm các hình thức du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái…

“Những trải nghiệm từ các hoạt động du lịch nông thôn như: Bắt cá dưới ao, hái chè về sao thành trà rồi pha nước thưởng thức, giã, xay gạo bằng cối để tráng bánh cuốn… đều mang đến nhiều trải nghiệm bất ngờ, thú vị, gợi nhớ đến kỷ niệm tuổi thơ khiến quãng thời gian du lịch thêm ý nghĩa,” ông Nguyễn Quang Đăng cho biết.

Nhiều tiềm năng phát triển

Tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã nêu rõ phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả.

Việc phát triển du lịch ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với xây dựng nông thôn hiện đại. Cơ sở vật chất của nông thôn hiện đại gắn với hạ tầng dịch vụ ăn nghỉ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống… đã tạo cơ sở cho sự phát triển của du lịch nông thôn.

Chiều ngược lại, du lịch nông thôn cũng đóng góp vào việc nâng cao nguồn thu nhập cho các gia đình, sinh kế cho người dân, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng vùng miền, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Du khách trải nghiệm công đoạn hái chè sạch tại đồi chè Tre Hóa, thị trấn Nông Trường. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Du khách trải nghiệm công đoạn hái chè sạch tại đồi chè Tre Hóa, thị trấn Nông Trường. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi… Đáng nói, quanh khu vực ngoại thành Hà Nội hiện có 11 trang trại nông nghiệp sinh thái hoạt động theo mô hình giáo dục, du lịch trải nghiệm; 5 hợp tác xã chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm và nhiều vùng có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng có nhiều sản phẩm du lịch thể hiện tính đa dạng nông nghiệp như tour tham quan làng dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương. Vùng miền Nam và đồng bằng Sông Cửu Long với đặc thù sông nước, nhà vườn… có tiềm năng rất lớn để khai thác, phát triển du lịch nông nghiệp.

Theo tiến sỹ Ngô Kiều Oanh, để du lịch nông thôn phát triển bền vững, cần có sự tham gia đồng bộ của tất cả các bên liên quan, từ chính quyền địa phương đến người dân.

Quan trọng nhất, những người làm du lịch cần phải thực sự hiểu và yêu cái đẹp, cái giá trị của sản phẩm du lịch nông thôn mà mình, địa phương mình đang gìn giữ và phát triển.

Tiến sỹ Phạm Hương Trang, giảng viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT cho biết, để đảm bảo phát triển hiệu quả, các hoạt động du lịch nông nghiệp cần có không gian dịch vụ bài bản như nông trại, cánh đồng, vườn cây ăn trái, làng nghề truyền thống hay các vùng quê có giá trị văn hóa, lễ hội, ẩm thực địa phương độc đáo.

Đặc biệt, sự tham gia của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng. Là đối tượng gắn bó mật thiết với môi trường văn hóa và phương pháp sản xuất, người dân địa phương đóng vai trò không thể thiếu trong việc tổng hợp, chia sẻ các giá trị văn hóa với du khách. Họ trở thành người bảo tồn, lan tỏa những giá trị văn hóa nông nghiệp, góp phần tạo nên trải nghiệm du lịch đặc trưng riêng.

Bên cạnh đó, để phát triển hình thức du lịch này, các địa phương nên gắn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với sản phẩm là dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

Mỗi điểm du lịch cần được xây dựng đề án phát triển tổng thể dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa và giá trị bản địa tại các bản, làng, thôn, ấp. Đồng thời, việc xây dựng những tour tuyến chung, liên kết trong các hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch giữa các địa phương liên kết làm tăng sức hút cho các điểm đến du lịch nông thôn.

Quảng bá, kết nối, xúc tiến sản phẩm du lịch nông thôn với các hãng lữ hành hay trung tâm du lịch lớn, đa dạng hóa hình thức quảng bá, đặc biệt ứng dụng công nghệ số trong việc kích thích mọi giác quan của du khách khi tiếp cận với sản phẩm du lịch được quảng bá bằng công nghệ thông tin./.





Nguồn: https://baolangson.vn/du-lich-nong-nghiep-nong-thon-xu-huong-dang-duoc-ua-chuong-5028034.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế tình hình triển khai Đề án thí điểm cửa khẩu thông minh –...

- Chiều 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị...

Sắp xếp đơn vị hành chính 12 địa phương, giảm 1 huyện và 161 xã – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Trong 5 đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp, có 4 đơn vị đạt cả 2 tiêu chuẩn; 1 đơn vị bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Sáng 14/11, tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, gồm:...

Tổng Bí thư: Biến Bạch Long Vĩ trở thành pháo đài bảo vệ vùng biển, vùng trời – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Tổng Bí thư đề nghị, thành phố Hải Phòng, huyện Bạch Long Vĩ cần suy nghĩ về kế hoạch và cách làm cụ thể để biến nơi đây trở thành pháo đài bảo vệ vùng biển, vùng trời ta trên vịnh Bắc Bộ. Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc –...

-  Chiều 14/11, tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng về tình hình thực hiện dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; lãnh đạo các bộ:...

Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ: Hội thảo khoa học về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công...

-  Ngày 14/11, Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Lạng Sơn về xây dựng nông thôn mới". Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra thực tế tình hình triển khai Đề án thí điểm cửa khẩu thông minh –...

- Chiều 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025

Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn. Thủ tướng đã đi thực địa nắm bắt tình hình triển khai dự án và tặng quà động viên...

Sắp xếp đơn vị hành chính 12 địa phương, giảm 1 huyện và 161 xã – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Trong 5 đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp, có 4 đơn vị đạt cả 2 tiêu chuẩn; 1 đơn vị bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Sáng 14/11, tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, gồm:...

Tổng Bí thư: Biến Bạch Long Vĩ trở thành pháo đài bảo vệ vùng biển, vùng trời – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Tổng Bí thư đề nghị, thành phố Hải Phòng, huyện Bạch Long Vĩ cần suy nghĩ về kế hoạch và cách làm cụ thể để biến nơi đây trở thành pháo đài bảo vệ vùng biển, vùng trời ta trên vịnh Bắc Bộ. Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc –...

-  Chiều 14/11, tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng về tình hình thực hiện dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; lãnh đạo các bộ:...

Cùng chuyên mục

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội thu hút đông đảo khách tham quan

Được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật đầy thú vị và mới mẻ, tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành điểm đến của nhiều du khách yêu di sản, thích khám phá vẻ đẹp lịch sử trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là Viện đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm...

Hữu Lũng tích cực chuẩn bị cho Lễ hội thảo nguyên Đồng Lâm

- Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Lễ hội thảo nguyên Đồng Lâm đã được huyện Hữu Lũng hoàn tất, sẵn sàng cho ngày khai hội, đón tiếp người dân, du khách đến tham quan trải nghiệm.  Theo kế hoạch của UBND huyện Hữu Lũng, Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024  được tổ chức quy mô cấp huyện trong ngày 15 và 16/11/2024, tại di tích danh lam thắng cảnh Đồng Lâm, hồ Nong...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông....

Mộc mạc bánh Poóc Sang Văn Lãng

- Từ những nguyên liệu mộc mạc, dân dã như: gạo nếp, vừng, lạc, người dân tộc Tày, Nùng tại các xã Hội Hoan và Gia Miễn, huyện Văn Lãng đã tạo ra món bánh Poóc Sang độc đáo, dẻo bùi, mang đậm hương vị quê hương. Đây là một trong những món bánh không thể thiếu của người dân nơi đây để dâng lên bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ, tết hoặc đãi khách phương xa. Theo những người dân...

Phú Yên phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Từ một tỉnh thuần nông, qua các kỳ đại hội, Đảng bộ Phú Yên đã đề ra hướng đi thích hợp để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Trong đó, tỉnh xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu đến năm 2030, Phú Yên phấn đấu mỗi năm đón từ sáu triệu lượt khách du lịch trở lên, doanh thu du lịch đạt khoảng 12.600 tỷ đồng,...

Nộm quả núc nác: Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng

- Lạng Sơn được biết đến là một trong những “thiên đường” ẩm thực của vùng Đông Bắc, tại đây có rất nhiều món ăn dân dã khiến người thưởng thức phải nhớ mãi, trong đó có những món ăn đến từ một loại quả có tên gọi rất lạ tai – quả núc nác (hay còn gọi là ka liệng). Người dân Lạng Sơn coi núc nác là một đặc sản, không dễ tìm, vì quả chỉ...

Du lịch Hữu Lũng: Tiềm năng và cơ hội phát triển

- Hữu Lũng là huyện có giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa; cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng. Đặc biệt, Hữu Lũng là 1 trong 8 huyện, thành phố nằm trong Công viên địa chất Lạng Sơn... Đó là những lợi thế trong phát triển du lịch, có thể tạo nên sự...

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: “Bữa tiệc” đa màu sắc

Hơn 100 hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội, hơn 1.000 tác phẩm sáng tạo... làm nên một "bữa tiệc" nhiều màu sắc cho Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ Sáng tạo." Hà Nội những ngày đầu mùa Đông, tại nhiều địa điểm nổi tiếng đã diễn ra Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 mang tên "Giao lộ sáng tạo." Tất cả các hoạt động Lễ hội...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Du khách trẻ thích dùng AI để lập kế hoạch cho chuyến đi

Khảo sát mới nhất của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com cho thấy, du khách thuộc thế hệ Gen Z ở Việt Nam thường tận dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa những trải nghiệm du lịch. Ông Varun Grover, Giám đốc Quốc gia Booking.com Việt Nam cho biết: “Thế hệ Gen Z đang sử dụng công nghệ ở mọi bước trong hành trình du lịch của họ, từ việc sử dụng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất