Powered by Techcity

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo - Ảnh 1.

Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên sẽ là bước đột phá thu hút nhân tài – Ảnh: DUYÊN PHAN

Trình bày tờ trình dự luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên.

Lương phải đủ sức thu hút nhân tài vào giáo dục

Theo đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo nghị quyết 27. Nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Nêu ý kiến thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng khi đời sống được đảm bảo thì nhà giáo mới có thể yên tâm công tác tốt thay vì “lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống”. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đề nghị cần có thêm những chính sách thu hút sinh viên vào ngành sư phạm, cũng như các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ giáo viên gắn bó với nghề, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa.

Còn đại biểu Thái Văn Thành (Nghệ An) đề nghị xác định rõ nguồn lực của trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo, đảm bảo luật khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.

Chính sách thu hút nhà giáo của dự luật là cần thiết. Tuy nhiên đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) chỉ rõ nội dung tại dự luật còn chung chung. Chưa thật sự đột phá để tạo sức hấp dẫn, chưa đủ sức thuyết phục để thu hút người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn.

Nhất là khi chỉ được hưởng ưu tiên về tuyển dụng và chế độ phụ cấp, trợ cấp thu hút mà chưa rõ phụ cấp, trợ cấp thu hút ở mức độ nào hay chế độ lương, đãi ngộ được hưởng như thế nào?

“Nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì việc thu hút nhà giáo như mục tiêu, mong muốn của dự thảo luật khi đề ra quy định này sẽ rất khó thực hiện”, ông Nghĩa nói.

Bên cạnh đó, dự luật chưa làm rõ như thế nào gọi là người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt. Do đó ông đề nghị quy định rõ về các đối tượng này để tạo thuận lợi cho việc áp dụng thực tế.

Tuyển dụng để tránh “nơi thừa, nơi thiếu” nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định. 

Điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao; các cơ quan quản lý giáo dục hoặc cơ sở giáo dục chủ trì trong tuyển dụng nhà giáo.

Đại biểu Thái Văn Thành cho rằng quy định trên tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương và các cơ sở giáo dục trong chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo từ tuyển dụng, đánh giá, đến đào tạo nguồn nhân lực.

Cụ thể, cơ quan quản lý giáo dục khi được chủ trì tuyển dụng, quản lý biên chế thì sử dụng sẽ chủ động, điều động, luân chuyển, biệt phái, đáp ứng được yêu cầu.

Ông dẫn chứng thực tế đang có tình trạng huyện này thừa rất nhiều giáo viên nhưng không thể điều sang những huyện đang thiếu được, bởi ngành không được giao thẩm quyền về quản lý biên chế.

“Lâu nay chúng ta nói đội ngũ nhà giáo thiếu khoảng 120.000 người, trong đó 72.000 người chưa tuyển dụng được. Nguyên nhân chậm tuyển dụng là do nhiều tầng lớp, như qua phòng nội vụ rồi quay ngược lại phòng giáo dục, rồi lại quay trở về phòng nội vụ, 3 – 4 vòng làm chậm tuyển dụng, dẫn đến khai giảng năm học mới rồi nhưng giáo viên vẫn chưa có”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, nếu quy định trên được thực hiện sẽ giải quyết được tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ như hiện nay.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cũng khẳng định nhà giáo là đối tượng đặc thù, cần được quan tâm nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên hiện nay đang có tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, phân bổ chỉ tiêu giáo viên theo dân số ở địa phương. Giáo viên ở thành phố lớn thì thừa nhưng ở những vùng khó khăn lại thiếu. Việc tuyển chọn giáo viên vẫn đang do ngành nội vụ ở các địa phương thực hiện nên không thể giải quyết được hết bài toán về thừa, thiếu giáo viên.

Trước thực tế trên, ông Hạ đề xuất việc tuyển chọn giáo viên nên giao cho ngành giáo dục ở các địa phương tuyển chọn. Mặt khác, việc giảm biên chế cũng cần xem xét để đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất.

Nguồn: https://tuoitre.vn/tao-chinh-sach-dot-pha-cho-nha-giao-20241110074703016.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 luật có hiệu lực...

Rà soát tránh phát sinh xung đột pháp luật Sáng 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Phát biểu tại phiên thảo luận của Tổ 13, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn)...

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội XV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Kỳ họp – Sáng 15/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể, quyết định 4 nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành...

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 15/1

Thứ hai, ngày 15/1/2024, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quang cảnh một phiên thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kỳ họp bất thường lần thứ 5

Tại phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV và xem xét, quyết định một số nội dung khác. Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, từ chiều 8 đến hết ngày 9/1. Đáng chú ý, theo nội dung dự kiến chương trình, Ủy...

Cùng tác giả

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Chiều 13/11, sau 20 ngày làm việc, đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Ngay trong ngày làm...

Báo chí phải kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Một số đại biểu Quốc hội cho biết báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng yêu cầu, vừa đến người dân một cách nhanh chóng. Báo chí truyền thống cần phải có tư duy sáng tạo hơn nữa để kết hợp giữa truyền thống với nền tảng số để vừa đáp ứng được yêu cầu, vừa đến người dân một...

Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội thu hút đông đảo khách tham quan

Được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật đầy thú vị và mới mẻ, tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành điểm đến của nhiều du khách yêu di sản, thích khám phá vẻ đẹp lịch sử trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là Viện đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, tối 13/11, giờ địa phương (sáng 14/11, giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adrian Adrianzén. Nguồn: https://baolangson.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-peru-5028421.html

Tăng cường kiểm soát chất lượng hoa quả tươi nhập khẩu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Từ đầu tháng 11/2024 đến nay, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, sản lượng hoa quả tươi nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh (chủ yếu Cửa khẩu Tân Thanh) tăng hơn 30% so với thời điểm những tháng trước đó. Để đảm bảo chất lượng hoa quả nhập khẩu, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng này. Hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 310 xe chở...

Cùng chuyên mục

Đợt 1, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Chiều 13/11, sau 20 ngày làm việc, đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Ngay trong ngày làm...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, tối 13/11, giờ địa phương (sáng 14/11, giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru Gustavo Adrian Adrianzén. Nguồn: https://baolangson.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chu-tich-hoi-dong-bo-truong-peru-5028421.html

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện...

- Sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác của Chính phủ đến dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy...

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo đó, Quốc hội quyết nghị, tổng số thu ngân sách trung ương năm 2025 là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Sử dụng 60 nghìn tỷ đồng nguồn tích...

Thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cụ thể số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng. Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025...

Những giải pháp hay giúp ‘thức dậy’ những mùa vàng

Chuyến xe “Thức giấc với mùa vàng” kết nối bà con Từ những thách thức từ tự nhiên Tuy đất nông nghiệp chiếm khoảng 85% diện tích đất của cả nước, nhưng ngoài một số khu vực đất phì nhiêu như Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, các khu vực canh tác còn lại của Việt Nam đều có chất lượng đất chưa cao. Một số khu vực cằn cỗi tự nhiên,...

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp, năng lượng giữa Việt Nam và Cuba – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Cho rằng Việt Nam và Cuba có nhiều điểm tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng. Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Chủ tịch Quốc...

Chi Lăng tổng kết Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 – 2024 – Báo...

- Ngày 13/11, Huyện ủy Chi Lăng tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn huyện Chi Lăng. Ngay sau khi Đề án số 01-ĐA/BDVTU-UBND ngày 24/4/2019 của Ban Dân vận Tỉnh ủy và UBND tỉnh về việc xây dựng mô hình điểm “Chính quyền thân thiện” cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được ban...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (kỳ I): Thảo luận cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 13/11, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ I) để xem xét, thảo luận, cho ý kiến quyết định các nội dung theo thẩm quyền. Tham dự phiên họp có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành và các huyện, thành phố. Theo chương trình, phiên họp...

Lộc Bình: Lễ chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng và đảng viên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

- Ngày 13/11, tại Công ty Nhiệt điện Na Dương, Huyện ủy Lộc Bình phối hợp với Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận tổ chức cơ sở đảng, đảng viên. Dự chương trình có đồng chí Đoàn Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Bình; đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn; đại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất