Powered by Techcity

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung Quốc nhân chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong lần thứ 10 (ACMECS 10), Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 (CLMV 11) vừa qua.

“Coi trọng thời gian, coi trọng trí tuệ, đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, đoàn kết thêm sức mạnh” là điều mà người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề cập xuyên suốt khi phát biểu trong các hội nghị đa phương, được lãnh đạo các nước đánh giá cao. Phía Trung Quốc ghi nhận cao đề xuất của Thủ tướng về hành lang kinh tế thế hệ mới và coi đây là một sáng tạo.

Thúc đẩy 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam – Trung Quốc

Ngoài hoạt động tại các diễn đàn đa phương và gặp gỡ song phương lãnh đạo Trung Quốc cùng một số địa phương nước này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều quan tâm thúc đẩy hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Ông đề nghị doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối 2 nền kinh tế, cả về kết nối cứng, kết nối mềm, góp phần cụ thể hóa các thỏa thuận, cam kết, nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến Bộ Ngoại giao hai nước trao công hàm về việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trong đó, người đứng đầu Chính phủ đã dành nhiều thời gian trao đổi với các nhà lãnh đạo, các đối tác Trung Quốc về việc thúc đẩy kết nối đường sắt, nhất là hợp tác triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối giữa hai nước (Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn – Hà Nội, Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng), phấn đấu khởi công tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2025.

Hai bên cùng quyết tâm triển khai 3 tuyến đường sắt mới, coi đây là ưu tiên cao nhất trong hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giữa hai bên. Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc cho biết rất quan tâm và sẵn sàng tham gia triển khai tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời đang nghiên cứu việc tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam…

Chia sẻ với phóng viên Dân trí trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết Tổng Công ty đã ký với Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) một thỏa thuận khung nhằm nghiên cứu, xúc tiến bước tiếp theo về đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức liên danh nhà thầu tham gia vào cải tạo nâng cấp đường sắt hiện hữu.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 2
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh (Ảnh: Đoàn Bắc).

Bên cạnh đó, các đơn vị của hai nước cũng sẽ tính hợp tác, tham gia xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM và các tuyến đường sắt mới kết nối phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc như: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lạng Sơn; Hải Phòng – Quảng Ninh – Móng Cái – Phòng Thành – Đông Hưng.

Sau khi thỏa thuận này được ký kết, theo ông Mạnh, hai bên sẽ cử đoàn công tác cùng nghiên cứu, và chuyên gia của CRCC sẽ hỗ trợ Việt Nam trong chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

Đánh giá cao các chuyến công tác thúc đẩy hợp tác của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đặc biệt việc Thủ tướng Phạm Minh Chính rất quyết liệt trong chỉ đạo, ông Mạnh cho rằng chính những điều đó đã giúp mở ra nhiều không gian phát triển rộng hơn, tạo cơ hội tốt để tăng niềm tin, xúc tiến các công việc rất cụ thể, chi tiết.

“Thủ tướng khi chỉ đạo luôn yêu cầu phải có sản phẩm cụ thể. Và qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai bên cũng đều xác định được những công việc cụ thể”, ông Mạnh nói sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng giúp việc hợp tác giữa các đơn vị của hai nước thuận lợi hơn rất nhiều.

Giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh và mở cửa thị trường

Trước khi kết thúc chuyến công tác 4 ngày tại Trung Quốc để về Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Trung tâm logistics quốc tế Trùng Khánh và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây.

Trùng Khánh là điểm trung chuyển 70% hàng hóa của Việt Nam quá cảnh đi châu Âu và cũng là một trong những điểm đến quan trọng cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc thông qua đường sắt.

Đại diện của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị thực hiện vận chuyển chuyến tàu liên vận đưa hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba, cho biết chuyến tàu này gồm hàng hóa trong các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển từ 6 ngày trước, là những linh kiện xe máy, hàng điện tử, đồ chơi của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.

Các container này sẽ được nối vào đoàn tàu Á – Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới điểm cuối là một số thành phố ở châu Âu. Việc vận chuyển bằng đường sắt giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều đường hàng không.

Đánh giá cao vị trí chiến lược và vai trò của Trung tâm logistics Trùng Khánh trong việc kết nối giao thương, Thủ tướng mong muốn phía Trung Quốc tăng cường kết nối với Việt Nam cả đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhất là tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam qua Trùng Khánh (Trung Quốc) tới Trung Á và châu Âu, để khai thác thị trường đầy tiềm năng nhưng đang khó khăn về vận tải.

Với phương châm coi trọng thời gian, trí tuệ và kết nối, Thủ tướng đề nghị mở lại “con đường tơ lụa” trong thời đại mới, kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi, đồng thời mở ra hành lang thương mại mới, không chỉ Việt Nam – Trung Quốc mà cả ASEAN và Trung Á và châu Âu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị phía Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam, phát triển logistics, thúc đẩy thương mại và các ngành nghề liên quan để hàng hóa của Việt Nam tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, từ đó đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba, nhất là Trung Đông, châu Âu.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 9
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giới thiệu cà phê Việt Nam với đối tác Trung Quốc tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc hôm 8/11 (Ảnh: Hoài Vũ).

Là một trong những đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia đoàn công tác xuyên suốt hành trình từ Côn Minh đến Trùng Khánh, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Giám đốc điều hành King Coffee, cho rằng đây là dịp rất quan trọng để thúc đẩy đầu tư, giúp cho các công việc hợp tác có kết quả cụ thể.

Nhắc đến chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm về mục tiêu vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, bà Thảo cho rằng các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang vươn mình trong hợp tác quốc tế, và vai trò thúc đẩy của các lãnh đạo cấp cao trong những chuyến công du nước ngoài gần đây tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Cho biết sản phẩm cà phê Việt Nam đã vào nhiều thị trường lớn của Trung Quốc, bà Thảo kiến nghị tới đây cơ quan chức năng hai nước tiếp tục xem xét đơn giản hóa các thủ tục hải quan, đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng, để tạo thuận lợi trong giao thương, giúp giảm bớt các loại chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 10
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Giám đốc điều hành King Coffee cũng cho rằng cần có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp lớn, có tiềm năng để phát triển những thương hiệu lớn có thể tăng uy tín cho quốc gia, thay vì một chính sách cào bằng chung.

Nhấn mạnh cần thúc đẩy hợp tác chiến lược với đường sắt để đưa các sản phẩm từ Việt Nam vào Trung Quốc rồi sang thị trường châu Âu, bà Thảo cho rằng con đường này có lợi thế là thủ tục xuất khẩu được làm ngay từ điểm đầu, đảm bảo an toàn vận chuyển và giảm nhiều chi phí.

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Trung Quốc  

Bên cạnh hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hôm 6/11, Diễn đàn tỉnh trưởng hành lang kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mekong 2024 tại thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Là một trong những lãnh đạo địa phương tham gia và phát biểu tại sự kiện này, Chủ tịch UBND Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh tỉnh đã và đang nỗ lực thúc đẩy kết nối giao thương kinh tế giữa các vùng của Việt Nam và các nước ASEAN với khu vực Tây Nam Trung Quốc. “Tuy nhiên những kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các bên”, ông Trường nhận định.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 11
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường trong một hoạt động tại Trung Quốc (Ảnh: Báo Lào Cai).

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, ổn định của khu vực, Chủ tịch Lào Cai đề xuất củng cố và nâng cấp hơn nữa quan hệ đối tác chặt chẽ, thúc đẩy hợp tác kết nối đồng bộ, đảm bảo chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh, đưa hợp tác liên tỉnh trong Khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng kết hợp với Sáng kiến vành đai và Con đường lên một tầm cao mới, hợp tác cùng có lợi, cùng thắng vì sự thịnh vượng chung của khu vực Tiểu vùng.

Ông Trường cũng đề xuất thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu.

Theo ông, phía Vân Nam cần sớm tổ chức khởi công và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực Bát Xát (Việt Nam) – Bá Sái (Trung Quốc); phía Lào Cai đẩy nhanh công tác nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và công tác kết nối ray khổ tiêu chuẩn từ Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Khẩu (Trung Quốc), khởi công các dự án này trong năm 2025.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 12
Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh với cộng đồng người Việt ở Côn Minh, Trung Quốc (Ảnh: Hồng Phong).

Đẩy nhanh tiến độ dự án cảng hàng không Sa Pa tại Lào Cai nhằm đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm chi phí logistics, cũng là đề xuất được lãnh đạo tỉnh Lào Cai đưa ra.

Ông đồng thời đề nghị tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác đầu tư, kinh tế thương mại thông qua việc hai bên tích cực cùng nhau nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm khu hợp tác kinh tế qua biên giới theo Tuyên bố chung của 2 Tổng Bí thư.

Đặc biệt, theo ông Trường, cần đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững.

Ông cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về thương mại điện tử, xây dựng mô hình kiểu mẫu về hợp tác thương mại điện tử qua biên giới, hoàn thiện biện pháp tiện lợi hóa thông quan hàng hóa thương mại điện tử qua biên giới, phát triển các hình thức, mô hình mới về thương mại điện tử qua biên giới.

“Tích cực thúc đẩy xây dựng các cặp cửa khẩu thông minh giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam gồm: cặp cửa khẩu Kim Thành – Bắc Sơn và Bản Vược – Bá Sái”, Chủ tịch Lào Cai nêu kiến nghị.

Ông tin các nước trong khu vực sẽ cùng tạo dựng môi trường tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển chung thịnh vượng của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Trao đổi thêm với phóng viên Dân trí sau chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cho rằng chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc lần này là cơ hội để thúc đẩy hợp tác thương mại và logistics giữa doanh nghiệp hai nước phát triển mạnh mẽ hơn, triển khai thực hiện tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 13
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh (giữa) tham dự một hoạt động trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác tại Trung Quốc (Ảnh: Đoàn Bắc).

Trong đó, ông Cảnh nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy kết nối hạ tầng cứng và mềm để góp phần phát triển kinh tế – xã hội của cả hai nước.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Việt Nam và Trung Quốc cần khẩn trương kết nối đường sắt và đường bộ giữa các tỉnh biên giới hai nước; thống nhất về vấn đề kiểm dịch chung cũng như thủ tục hải quan, chính sách thuế và phí; tạo điều kiện cho hai nước thúc đẩy thông thương, nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức như kỳ vọng.

Nhận định tiềm năng phát triển kinh tế của hai nước có lợi thế không nước nào có được khi “núi liền núi, sông liền sông”, ông Cảnh cho rằng sự hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho nhân dân hai nước, trước mắt là góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới - 14

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/thong-thuong-duong-sat-voi-trung-quoc-mo-cua-dua-hang-viet-ra-the-gioi-20241109225318202.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc?

Đây là thành phố duy nhất trên cả nước có vị trí vừa giáp biển, vừa có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc. 1. Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc? ...

Bộ trưởng Giao thông vận tải: Làm được đường sắt, từ TP.HCM đi Cần Thơ chỉ mất 1 giờ

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng – Ảnh: Quochoi.vn Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 26-10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã thông tin thêm về việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. TP.HCM kết nối miền Tây chỉ còn một giờ Theo ông Thắng, Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương dự án đường sắt tốc...

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì...

Biên giới trên đất liền Việt-Trung hòa bình, ổn định là điều đáng tự hào

Năm nay tròn 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới đất liền. Đại sứ Trung Quốc bày tỏ, một khu vực biên giới hòa bình, ổn định với giao lưu kinh tế, đi lại sôi nổi là điều rất đáng tự hào.Năm nay đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về...

Cùng tác giả

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu NghịDự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics đã được khởi công tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị

Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu NghịDự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển hàng hóa và các dịch vụ logistics đã được khởi công tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nghi lễ khởi công Dự án Khu kinh doanh thương mại tổng hợp, kho, bãi tập kết, sang chuyển...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm 2024...

- Ngày 26/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND các huyện: Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Lộc Bình. Trong chương trình,...

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương – Báo Lạng Sơn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với Tân Cương. Sáng 26/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc), do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô...

Tạo nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết mục tiêu đặt ra là phấn đấu tạo ra nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ, thực sự là Chính phủ kiến tạo. Sáng 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Thông...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối tới 190 điểm cầu với hơn 3.800 đại biểu tham dự. Dự hội nghị có các đồng chí báo cáo viên cấp tỉnh; lãnh đạo ban tuyên giáo, tuyên huấn một số đảng ủy trực thuộc; báo cáo viên Đoàn Kinh tế - Quốc...

Chi Lăng: Hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện – Báo Lạng Sơn

- Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện Chi Lăng (16/12/1964 -16/12/2024), đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đang tập trung chi đạo, triển khai tích cực công tác tuyên truyền, tổ chức chuỗi hoạt động, phong trào thi đua với những phần việc ý nghĩa, thiết thực. Huyện Chi Lăng được thành lập theo Quyết định số 177 ngày 16/12/1964 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất huyện Ôn Châu...

Ánh sáng và đức tin (Kỳ I) – Báo Lạng Sơn

- Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học đã vô cùng phát triển, công nghệ đã tiến bộ vượt bậc. Thế nhưng, một thực tế là hiện nay, dường như con người vẫn quá dễ dàng tin vào những thuyết “siêu nhiên”, phi khoa học, dưới sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo. Các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới… không ngừng xuất hiện và du nhập. Sự “bất chính” của...

Tập đoàn Ericsson muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Borje Ekholm bày tỏ mong muốn tham gia hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam. Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh Chủ tịch Tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất