Powered by Techcity

Đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật là bước tiến quan trọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Chiều 7/11, góp ý hoàn thiện quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), một số đại biểu đề nghị bổ sung điều khoản yêu cầu các đơn vị vận hành lưới điện phải có kế hoạch phát triển hạ tầng lưới điện thông minh và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, bảo đảm tính linh hoạt trong hệ thống điện; đồng thời thống nhất thẩm quyền cấp phép hoạt động điện lực và thẩm quyền quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các luật, nghị quyết khác.

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn và không bổ sung chính sách mới.

Tạo cơ sở pháp lý phát triển điện hạt nhân

Tham gia ý kiến tại hội trường, đại biểu Hoàng Đức Chính (đoàn tỉnh Hòa Bình) đặc biệt quan tâm tới chính sách phát triển điện hạt nhân. Theo đại biểu, việc đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng (khoảng 10%/năm) và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Đại biểu Hoàng Đức Chính cho rằng, việc đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Hoàng Đức Chính cho rằng, việc đưa quy định phát triển điện hạt nhân vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển năng lượng quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)

Các dự án điện hạt nhân bảo đảm cung cấp năng lượng sạch, dài hạn cho sản xuất nhất là với các ngành công nghệ cao đòi hỏi nguồn điện ổn định. Tại Việt Nam đã từng có kế hoạch phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên vào năm 2016, Chính phủ đã quyết định tạm dừng các dự án điện hạt nhân, đặc biệt là dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do có lo ngại về an toàn, chi phí đầu tư cao, vấn đề công nghệ cũng như diễn biến về tình hình năng lượng tại thời điểm đó.

Để hoàn thiện dự án Luật, trong đó phát triển điện hạt nhân bền vững, đại biểu đề xuất cần xây dựng các điều khoản rõ ràng về đầu tư, quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân, vừa tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị bổ sung những quy định để quản lý chất thải phóng xạ, các biện pháp bảo đảm an toàn cho cộng đồng và môi trường khi thực hiện các dự án điện hạt nhân. Điều này nhằm tránh những lo ngại của người dân và tăng sự đồng thuận trong xã hội. Cùng với đó là bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển điện hạt nhân.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) cũng nhất trí cao với chính sách phát triển điện hạt nhân. Tuy nhiên, vì điện hạt nhân là loại hình điện đặc biệt, có yêu cầu rất cao về công nghệ, tài chính và nhân lực nên đại biểu đề nghị bổ sung quy định: Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết cơ chế đặc thù để phát triển, xây dựng, vận hành bảo đảm an toàn hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), các quốc gia trên thế giới cũng đã có xu hướng tái khởi động hoặc phục hồi lại những nhà máy điện trước đây đã đóng cửa trong điều kiện bị thiếu hụt điện năng. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu có thể phục hồi lại dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hoặc khởi động dự án khác trong thời gian sớm nhất, với điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, sức khỏe của người dân và quốc phòng an ninh.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) thì nhận định: Để việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng của quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050 thì cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân sao cho thành công, đạt hiệu quả cao.

Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu cũng đề nghị cần phải có lộ trình phát triển điện hạt nhân cụ thể, tránh làm lãng phí nguồn lực nhà nước đã đầu tư nguồn lực đất đai tại hai vị trí điện hạt nhân mà năm 2009 Quốc hội đã có Nghị quyết chủ trương đầu tư, xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2; 7 năm sau, năm 2016 Quốc hội ban hành nghị quyết dừng chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và 7 năm sau tháng 12/2023 thì Quốc hội, Chính phủ phân bổ vốn cho Ninh Thuận để xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống của nhân dân tại 2 vùng dự án.

“Việc đầu tư phát triển điện hạt nhân cần có chủ trương thống nhất triển khai thực hiện, bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, hiệu quả, tạo niềm tin cho Nhân dân”, đại biểu nêu quan điểm.

Kiểm soát nguồn cung và giấy phép sẽ đẩy giá điện tăng cao

Về vấn đề độc quyền của ngành điện, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) cho biết, trong dự thảo tại điểm c khoản 2 Điều 5 quy định “Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện, truyền tải điện, trừ lưới điện truyền tải điện do tư nhân đầu tư xây dựng”. Quy định như vậy mâu thuẫn với khoản 5 Điều 5 về “xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải quốc gia”.

“Lưới điện quốc gia hiện nay khoảng 95% do nhà nước đầu tư thì không thể xã hội hóa được theo khoản 5 Điều 5 của dự thảo luật”, đại biểu nói.

Đại biểu kiến nghị sửa lại điểm c khoản 2 Điều 5 thành ‘’Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải cao áp và siêu cao áp’’.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Về vấn đề phân cấp phân quyền, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Trung ương chỉ duyệt quy hoạch các công trình điện, việc thẩm định, phê duyệt dự án giao lại cho địa phương thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành điện.

Đại biểu cho rằng, trong dự thảo còn nhiều quy định, thể hiện sự độc quyền của ngành điện lực. Trong khi nhu cầu về điện ngày càng tăng cao nhưng dự thảo thắt chặt, kiểm soát nguồn cung cũng như quy định nhiều giấy phép sẽ đẩy giá điện tăng, làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Về xuất khẩu điện, đại biểu cho biết, dự thảo quy định giá xuất khẩu điện do đơn vị điện lực xây dựng. Quy định như dự thảo chưa phù hợp vì việc đầu tư là do doanh nghiệp nên giá bán điện phải do doanh nghiệp quyết định sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

“Tại Cà Mau, có nhiều doanh nghiệp lớn đăng ký đầu tư điện gió để xuất khẩu. Các đối tác từ Singapore đang đặt vấn đề về mua bán điện, kéo lưới điện từ Cà Mau – Singapore không thông qua lưới điện quốc gia”, đại biểu Nguyễn Duy Thanh nói và đề nghị tiền doanh nghiệp đầu tư thì phải để doanh nghiệp tự thỏa thuận giá bán với các đối tác nước ngoài mà không liên quan đến EVN.

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá cho từng loại hình năng lượng khác nhau và cho từng khu vực.

Đại biểu đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về giá và quy trình điều chỉnh giá điện.

Các điều chỉnh giá điện nên được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài ra, cần bổ sung quy định cụ thể về các bước thực hiện mở cửa thị trường điện, bao gồm thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý công việc giám sát và điều phối thị trường điện, nhằm bảo đảm công bằng, minh bạch.

Cùng với đó, đưa ra các quy định về kiểm soát độc quyền của các tập đoàn lớn trong ngành điện, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nhà đầu tư.

Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu đều cơ bản thống nhất cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận vào một số nội dung như: đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực; cơ chế giá điện minh bạch và linh hoạt; phát triển năng lượng tái tạo; bảo đảm an ninh, an toàn năng lượng…





Nguồn: https://baolangson.vn/dua-quy-dinh-phat-trien-dien-hat-nhan-vao-du-thao-luat-la-buoc-tien-quan-trong-5027735.html

Cùng chủ đề

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Ngày 8-11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh...

Tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau hơn nữa giữa Việt Nam và Trùng Khánh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11 tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Trùng Khánh; chúc mừng những...

Cùng tác giả

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) – Báo Lạng...

- Chiều 7/11, đoàn công tác do đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng. Đoàn công tác đã khảo sát thực địa tuyến cao tốc Đồng...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Họp Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 – Báo Lạng...

- Sáng 8/11, Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp thảo luận về dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ Biên tập và dự thảo đề cương sơ bộ báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Cùng chuyên mục

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc cần tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đồng chí Hồ Hoành Hoa, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp hai nước đã trình bày nhiều ý kiến đánh giá cao triển vọng hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp...

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu Quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tại lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức các dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA) của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024. Trải qua nhiều vòng đánh giá, thẩm định của Ban tổ chức chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) đã có nhiều...

Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu suất thông quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Theo tính toán của cơ quan chức năng, trong hai tháng cuối năm 2024, lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) sẽ tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó. Không để xảy ra tình trạng ùn ứ xe chở hàng hóa tại cửa khẩu, các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, các ngành liên quan đang triển khai các biện pháp nâng hiệu suất thông quan. Từ cuối tháng 10/2024 đến nay,...

Khởi nghiệp từ Trà bồ khai: Ý tưởng nhiều triển vọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Nhằm khai thác lợi thế thương mại điện tử cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nhóm khởi nghiệp gồm chị Lành Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Cao Lộc đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Ứng dụng chuyển đổi số phát triển và thương mại đặc sản Lạng Sơn: Cây Bồ khai”. Dự án này đã xuất sắc...

Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Ngày 7/11, Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp cùng Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) chủ trì, đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu. Việt Nam hướng tới tự chủ...

Các sàn thương mại điện tử nộp gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Theo Tổng cục Thuế, lũy kế 10 tháng đầu năm, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) đã nộp khoảng 94.600 tỷ đồng tiền thuế, tăng 17%. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), ngành thuế ghi nhận tổng thu NSNN lũy kế 10 tháng ước đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, bằng 94,8% so với dự toán pháp lệnh, bằng 116,3% so với cùng kỳ. Riêng...

Việt Nam xuất siêu 23,31 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước, đạt 335,59 tỷ USD. Ngày 7/11, thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 của nước ta đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước. Trong...

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư phát triển chương trình nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Năm 2024, trung ương phân bổ cho tỉnh hơn 195 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển chương trình nông thôn mới để bố trí đầu tư 89 danh mục công trình khởi công mới. Nhờ sự chủ động trong công tác triển khai các công trình, tính đến hết tháng 10/2024 các chủ đầu tư đã giải ngân đạt 88% kế hoạch, cao nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản...

Xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Để thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và thể chế kinh tế nhằm đáp ứng các cam kết của WTO và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều thách thức, song những thành tựu và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất