Powered by Techcity

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 30/10/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 30/10/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm và tích cực thực hành tiết kiệm, chúng ta nên tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”.

Chủ trương, chính sách tiết kiệm chưa thật sự phát huy hiệu quả

Về mặt chủ trương, chính sách, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 21/12/2012, Ban Bí thư khóa XI ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 25/12/2023, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ban hành Pháp lệnh về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998. Pháp lệnh này sau đó được Quốc hội khóa XI nâng lên thành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005. Sau tám năm thời gian thực hiện luật này, nhận thấy những bất cập, hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013. Hiến pháp năm 2013 cũng hiến định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế-xã hội và quản lý nhà nước.

Như vậy, trong vòng 15 năm, chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được đưa lên bàn nghị sự ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không dưới ba lần, điều đó cho thấy sự cấp bách của một vấn đề xã hội được Quốc hội đặc biệt quan tâm. Sự ra đời của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là văn bản pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy thực hành tiết kiệm ở mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến cơ sở.

Cùng với những quy định, chế tài bắt buộc các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chúng ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao ý thức thực hành tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi, đồng thời phải chú trọng kiểm tra và xử lý nghiêm minh những nơi, những người gây lãng phí, làm thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Tuy nhiên, việc thực hành tiết kiệm vẫn chưa thành nền nếp thường xuyên, ý thức tiết kiệm chưa trở thành ý thức thường trực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Tình trạng lãng phí gây thất thoát tiền bạc, tài sản công vẫn diễn ra khá phổ biến, có nơi và có vụ việc rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng ngân sách nhà nước và đời sống nhân dân.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng lãng phí còn nghiêm trọng, đã được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, đó là: Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

Ý nghĩa sâu sắc của “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”

Phát huy tinh thần, hiệu quả của những “ngày/ngày hội toàn dân”, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên phối hợp tổ chức, phát động phong trào “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”; đồng thời duy trì thường niên “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”.

Trong ngày này, cùng với làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa chính trị-xã hội của “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”, Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các cấp huy động, động viên mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ở các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân tự nguyện trích một khoản tiền nhất định của mỗi cá nhân đóng góp vào “Quỹ tiết kiệm quốc gia”.

Số tiền này thu được sẽ hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách và giải quyết một số chính sách an sinh xã hội.

Duy trì thực hiện “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm có ý nghĩa sâu sắc cả về chính trị, kinh tế-xã hội. Về mặt chính trị, đây là ngày giúp cho mọi công dân thấy rõ vai trò, tác dụng, ý nghĩa to lớn của việc thực hành tiết kiệm để phục vụ đầu tư cho phát triển đất nước.

Về khía cạnh kinh tế, thông qua thực hiện ngày này sẽ huy động được một lượng tiền đáng kể trong các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về chính sách kinh tế quốc gia.

Về phương diện xã hội, đây là ngày thúc đẩy, lan tỏa phong trào toàn xã hội nêu cao ý thức thực hành tiết kiệm; giáo dục mọi công dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hợp lý hóa việc thu-chi; động viên mọi ngành, mọi nghề, mọi nhà, mọi người đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động sản xuất, triệt để thực hành tiết kiệm, hạn chế tới mức thấp nhất sự lãng phí cả về thời gian, tiền bạc, của cải, sức lực.

Về thời gian tổ chức, có thể nghiên cứu, xác định lấy ngày 29/11 hằng năm là “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”. Sở dĩ lấy ngày này vì ngày 29/11/2005, lần đầu tiên Quốc hội khóa XI ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đây là dấu mốc chính thức luật hóa chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng, Nhà nước ta.

Việc phát động, duy trì tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” vào ngày 29/11 hằng năm cũng là một cách vận dụng quan điểm, cách làm “đưa chính trị vào giữa dân gian” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện văn hóa tiết kiệm, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới.





Nguồn: https://baolangson.vn/can-phat-dong-to-chuc-ngay-toan-dan-thuc-hanh-tiet-kiem-hang-nam-5027369.html

Cùng chủ đề

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Xuất khẩu ngành rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD trong năm nay – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023. Thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang quyết tâm thúc đẩy đà tăng trưởng, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, đối...

Sắc màu văn hóa dân tộc Lô Lô trên cao nguyên đá – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô năm 2024 vào ngày 15-11, hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm phong phú, hấp dẫn mang đậm nhịp sống, hơi thở của miền cao nguyên đá. Người Lô Lô là 1 trong 14 dân tộc có dân số dưới 10.000 người ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Cùng tác giả

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Xuất khẩu ngành rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD trong năm nay – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023. Thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang quyết tâm thúc đẩy đà tăng trưởng, tận dụng tối đa lợi thế về thị trường, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt, đối...

Sắc màu văn hóa dân tộc Lô Lô trên cao nguyên đá – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô năm 2024 vào ngày 15-11, hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm phong phú, hấp dẫn mang đậm nhịp sống, hơi thở của miền cao nguyên đá. Người Lô Lô là 1 trong 14 dân tộc có dân số dưới 10.000 người ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ Sáng 5/11, phát biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo đề xuất. Theo ông Nghĩa, việc tăng tuổi với sĩ quan tại ngũ sẽ tăng thêm thời...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách...

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Sáng 5/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024. Tham dự có 65 đồng chí là bí thư, phó bí thư của các chi, đảng bộ trực thuộc. Trong thời gian 2 ngày (từ 5-6/11), các học viên sẽ được truyền đạt các chuyên đề gồm: công tác bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết công tác kiểm tra,...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) cho biết ông đặc biệt quan tâm đến chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, mà như đánh giá “công tác chuẩn bị dự án rất kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cách thực tế và lúc đó lại mất thời gian để điều chỉnh, dẫn đến...

Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mê Công – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Công (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ...

Sáng nay (5/11): Quốc hội thảo luận về vấn đề ngân sách nhà nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và một số dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Cụ...

Bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát tốt hoạt động thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thương mại điện tử hiện đã trở thành xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó cùng với sự chủ động nắm bắt thời cơ, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để góp phần thúc đẩy loại hình kinh doanh mới này thì cũng cần kịp thời xử lý những bất cập, tiêu cực mới nảy sinh đe dọa sự phát triển lành mạnh của thị trường,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất