Powered by Techcity

Kỳ vĩ Nam Hải Vân


Nam Hải Vân là ngôi nhà chung của nhiều loài, nhiều nguồn gien quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Khi nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này được sử dụng hợp lý theo hướng bền vững sẽ tiếp thêm nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nam Hải Vân gây ấn tượng với vẻ hùng vĩ của non nước, mây trời.
Nam Hải Vân gây ấn tượng với vẻ hùng vĩ của non nước, mây trời.

Việc duy trì, phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đã từng bước tạo sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học đóng vai trò then chốt.

Rừng xanh bên biển biếc

Trường Sơn Nam gồm khu vực Nam Trung Bộ bắt đầu từ sườn núi phía nam dãy núi Hải Vân trở vào đến vĩ tuyến 11. Về đặc điểm khí hậu trong năm, đây là miền hầu như ít có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 20oC, mang sắc thái xích đạo rõ rệt. Dãy núi Hải Vân có nhiều đỉnh cao hơn 1.000m, trong đó, đỉnh cao nhất là 1.450m. Đây là ngọn núi cuối cùng của mạch núi đâm ngang ra biển lớn nhất của dãy Trường Sơn.

Dọc theo con đường đèo Hải Vân với độ cao 500m, một bên là rừng xanh, một bên là biển biếc, có suối nước từ trên cao đổ xuống quanh năm. Rừng ở khu vực này thuộc vào loại rừng nhiệt đới thường xanh cả bốn mùa, từ đó hình thành một “bộ máy” khổng lồ điều hòa nhiệt độ, gió mưa. Cánh rừng tạo nên môi trường tự nhiên trong lành về không khí và nước.

Điều tạo ra nét độc đáo của Hải Vân không chỉ ở vị trí địa lý và địa chất (là đường phân giới trong thiên nhiên giữa hai vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam) mà còn ở cảnh quan hùng vĩ của nó. Đỉnh núi vướng mây trời, chân núi ăn ra sát mặt nước biển, ngày đêm sóng vỗ. Tên gọi “Hải Vân” tức “biển” và “mây” bắt nguồn từ đó. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đã gọi nơi đây là “đất yết hầu của miền Thuận Quảng”. Hải Vân cũng là nơi có sự biến đổi nhiều mặt từ địa hình đến biển cả, sông ngòi. Những điều kiện thuận lợi đó đã hình thành các mối liên kết sinh thái ăn uống, sinh hoạt và luồng di cư của động vật.

Theo các nhà địa lý học, dãy Hải Vân được xem như đường phân giới trong thiên nhiên giữa hai miền bắc-nam của nước ta. Khi gió mùa đông bắc vượt qua dãy núi đã yếu dần. Điều đó làm cho chế độ nhiệt, chế độ mưa ở vùng phía nam Hải Vân được điều hòa hơn, phù hợp với sự phát triển của nhiều loài thực vật. Rừng tự nhiên lớn nhất Quảng Nam-Đà Nẵng còn tồn tại đến nay nằm trong dãy Trường Sơn ở phía tây. Điểm cực bắc bắt nguồn từ chân núi Hải Vân sát biển đến rừng đầu nguồn các sông Nam, sông Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) và mái sườn nam của dãy Bạch Mã ở vĩ độ 16 độ 13 phút.

Nhà Địa lý học, Giáo sư Lê Bá Thảo từng nói: “Cuộc sống của các đồng bằng miền trung, kể cả từ khi hình thành cho đến nay không bao giờ tách khỏi ảnh hưởng của dãy Trường Sơn một bên và một bên là Biển Đông. Đã qua rồi những ngày đầu sau giải phóng, chúng ta nhìn Tây Nguyên và Nam Trường Sơn nói chung như một “vùng đất mới”, chỉ cần đưa dân đến khai thác là đủ để làm giàu.

Ngày nay, qua thực tiễn, chúng ta đã rút được kinh nghiệm rằng không có “món quà” nào được cho không cả”. Sự chuyển một trạng thái cân bằng vốn có của tự nhiên sang trạng thái cân bằng khác đòi hỏi con người có một sự nghiên cứu thấu đáo với những bước đi thận trọng. Chỉ khi đó, khu vực Nam Trường Sơn mới phục vụ được một cách tốt nhất lợi ích của con người và phát triển theo chiều hướng có lợi ích cho chính nó.

Bảo vệ rừng, giữ mái nhà chung

Trong Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là kiện toàn, nâng cao năng lực công tác quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, các khu rừng đặc dụng, khu bảo vệ cảnh quan hiện có: Bà Nà-Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân.

Đến năm 2030, tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng của thành phố như Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân. Thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn được nâng hạng, thành lập mới. Đến năm 2045, đề xuất nâng hạng Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân thành Khu dự trữ thiên nhiên. Như vậy, cảnh quan Nam Hải Vân đóng vị trí và vai trò quan trọng trong việc duy trì, thúc đẩy tính đa dạng sinh học vốn có của thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Trong khu vực Nam Trung Bộ, “sợi dây” liên kết đặc biệt từ khu vực núi cao ở phía tây đến sát mép biển ở phía đông chính là dãy núi Hải Vân. Đây được xem là sự liên kết duy nhất ở Việt Nam. Từ xa xưa, hệ thống rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi chính là mái nhà chung của nhiều loài động, thực vật. Với diện tích của cảnh quan Nam Hải Vân là 3.397,3 ha, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được thông tin về nhiều loài động vật và thực vật bậc cao.

Trong đó, lớp thú có nhiều loài được ghi nhận, đáng quan tâm là voọc chà vá chân nâu, sóc vằn lưng, sóc chân vàng; đối với chim có 21 loài như diều hoa Miến Điện, chim nghệ ngực vàng, bồng chanh, cò bợ, cò ruồi, chích bông cánh vàng, cu gáy, bìm bịp lớn, chim sâu lưng đỏ, di đá, bách thanh mày trắng, trảu ngực nâu…; bò sát có các loài như nhông xám, nhông xanh, tắc kè, thạch sùng đuôi sần, thạch sùng đuôi rèm, thằn lằn bóng hoa, thằn lằn phê nô Ấn Độ…; ếch, nhái có bốn loài như Ếch cây, Chàng đỏ, Ngoé, Cóc nhà; 27 loài giun đất và 24 loài mối. Thực vật bậc cao bao gồm Cây thuốc thượng, Thị Đà Nẵng và Lá gấm.

Thời gian qua, việc phục hồi lại rừng tự nhiên, phát triển bền vững ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng được nhiều đơn vị liên quan tích cực đẩy mạnh. Trong chương trình làm việc của đoàn các chuyên gia lâm nghiệp trong nước và nước ngoài với người dân trong Tổ Du lịch Cộng đồng Tà Lang-Giàn Bí, Hợp tác xã Nông nghiệp Sinh thái và Du lịch Cộng đồng Hòa Bắc, Giáo sư, Tiến sĩ Holger Jäckle (CHLB Đức) cho rằng, một điều dễ dàng nhận thấy ở các cánh rừng của Hòa Bắc (nằm trong cảnh quan Nam Hải Vân) chính là việc trồng đơn loài.

Kinh nghiệm quan trọng mà vị chuyên gia hướng dẫn người dân trồng rừng hiện nay là ở những vùng địa hình đồi dốc nên trồng đa loài, nhiều loài cây khác nhau trên một diện tích đất rừng. Không khai thác, thu hoạch đồng loạt trên một diện tích lớn mà khai thác theo cây; lựa chọn khai thác cây lớn, cây lâu năm có giá trị thành phẩm cao để không làm ảnh hưởng đến những cây chung quanh, không mở đường lên đồi dốc.

“Khi khai thác một cây thì nhiều cây được trồng lại, thay thế, bảo đảm đất rừng luôn được che phủ kín, xanh tươi, không bị xói lở. Chính vì vậy, đất rừng sản xuất luôn luôn được gìn giữ, không bị rửa trôi, bạc màu. Ở đó vẫn có rừng giữ nước, đa dạng sinh học được bảo vệ, chim, thú, côn trùng được sinh sống chan hòa. Những nguồn tài nguyên khác ngoài gỗ vẫn được duy trì sử dụng bền vững”, Giáo sư, Tiến sĩ Holger Jäckle nói.

Khi khảo sát dọc theo các con suối, nhóm chuyên gia nhận thấy nước bị khô cạn ở một dòng, chỉ còn lại dòng nước kế bên phần rừng được lưu giữ. Nước được tích tụ trong đất, dưới các lớp rừng đa loài, dần dần đọng lại ở tầng thấp. Người nông dân biết dựa vào lợi thế thiên nhiên và văn hóa để mô phỏng được một mô hình phát triển bền vững cho cộng đồng mình. Đó là đồi giữ nước hay nói cách khác, chính là trí tuệ mà người dân đúc kết được.

Ông Bùi Văn Siêng (73 tuổi, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc) nhớ lại: “Những năm tôi còn thanh niên, rừng già ở sông Nam, sông Bắc phủ kín bạt ngàn. Từng đàn voọc chà vá chân nâu kéo nhau đi kiếm ăn. Chúng tập trung sống dưới tán rừng, không xâm lấn ra khu vực có con người. Chim kêu, vượn hú tận rừng sâu nghe rất vui tai. Từ chỗ đó, dân làng sinh sống dưới khu vực Nam Hải Vân này cùng đoàn kết, phân chia nhiệm vụ giữ rừng, giữ đất. Chúng tôi đưa ra quy ước tuyệt đối cấm chặt phá cây rừng lâu năm. Hiện nay, các hộ dân tăng cường trồng rừng, chọn các loại cây có vòng đời hơn 50 năm để tạo ra nguồn lợi lâu dài cho thế hệ sau”.

Trong tương lai, cảnh quan Nam Hải Vân hứa hẹn sẽ phát huy được những nội lực vốn có, trở thành điểm sáng về đa dạng sinh học của địa phương cũng như khu vực.





Nguồn: https://baolangson.vn/ky-vi-nam-hai-van-5026238.html

Cùng chủ đề

Thay đổi thành viên BCĐ tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ – Báo Lạng Sơn:...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 sửa đổi Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, thay đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ...

Ông Nguyễn Huy Ngọc giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Huy Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2024. Ông Nguyễn Huy Ngọc sinh ngày 20/8/1970. Quê quán xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú...

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Bộ TN&MT cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Theo báo cáo về công tác bảo vệ môi trường năm 2023, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn 61/63 tỉnh/thành phố là khoảng 67.877 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị phát sinh...

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn trên các lĩnh vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở...

Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025. Phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân 7-10% Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và...

Cùng tác giả

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Thay đổi thành viên BCĐ tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ – Báo Lạng Sơn:...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 sửa đổi Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, thay đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ...

Ông Nguyễn Huy Ngọc giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Huy Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2024. Ông Nguyễn Huy Ngọc sinh ngày 20/8/1970. Quê quán xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú...

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Bộ TN&MT cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Theo báo cáo về công tác bảo vệ môi trường năm 2023, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn 61/63 tỉnh/thành phố là khoảng 67.877 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị phát sinh...

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn trên các lĩnh vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở...

Cùng chuyên mục

Rực rỡ “Vũ khúc thiên nhiên” Đại Lải và “Dấu ấn mùa đông” Tam Đảo

Tối 25/10, tại khu du lịch Flamingo Đại Lải, thành phố Phúc Yên tổ chức khai mạc Festival Đại Lải năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc tham gia. Màn ca nhạc đặc sắc trên mặt hồ Đại Lải. Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Tiến Dũng khẳng định, du lịch là một thế...

Ninh Bình: Lễ hội khinh khí cầu Tràng An – Cúc Phương năm 2024

Ngày 26/10, tại Công viên văn hóa Tràng An, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề “Tuyệt sắc miền cố đô”. Ninh Bình đang ngày càng khẳng định vị thế, trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: MINH ĐƯỜNG) Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh...

Thái Lan sắp thu phí khách du lịch

“Phí hạ cánh” từng gây tranh cãi tại Thái Lan đã được đổi tên thành “phí du lịch”, dự kiến có hiệu lực từ giữa năm 2025. Khách quốc tế tại sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan. (Ảnh: Bưu điện Bangkok) Động thái mới đây của Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan nhận được sự quan tâm của nhiều du khách nước ngoài, trong đó có không ít người Việt. Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong...

Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa Tây Bắc qua Tuần Du lịch-văn hóa Lai Châu 2024

Với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ", Tuần Du lịch-văn hóa Lai Châu năm 2024, diễn ra từ ngày 8 đến 10/11 tại TP. Lai Châu (tỉnh Lai Châu) là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa Tây Bắc nói chung, Lai Châu nói riêng. Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu cho biết, Tuần Du lịch-văn hóa Lai Châu là hoạt động thường niên, cũng...

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CỦA CHI BỘ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

Nhân dịp Kỷ niệm 115 ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909 – 04/11/2024); ngày 24/10/2024. Ngày 24/10/2024, Chi bộ Các phòng Nghiệp vụ đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời sự nghiệp đồng chí Hoàng Văn Thụ” kết hợp đi thực tế tại nhà Lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ ở số 8 Chính Cai ( nay là phố kỳ lừa), Thành phố Lạng Sơn. Buổi sinh hoạt chuyên...

Tây Tạng, Trung Quốc chi mạnh tay để phát triển du lịch văn hóa

Một quan chức địa phương chia sẻ với Tân Hoa xã, kể từ năm 2021, khu tự trị Tây Tạng, ở phía tây nam Trung Quốc đã chi khoảng 20,16 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 2,83 tỷ USD) để tu bổ, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa, bảo tồn công viên quốc gia và cải thiện các thị trấn lịch sử địa phương. Theo Weiqiang, Giám đốc Ủy ban Cải cách và phát triển...

Ninh Bình: Phát triển văn hóa ẩm thực du lịch theo hướng bền vững

Ngày 23/10, Hiệp hội Du lịch Ninh Bình phối hợp với Sở Du lịch tỉnh và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Phát triển văn hóa ẩm thực du lịch Ninh Bình”. Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một...

Đà Nẵng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để khai thác tiềm năng thị trường khách du lịch Ấn Độ

Ngành du lịch Đà Nẵng đang tập trung nguồn lực chủ động đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ để hình thành hệ sinh thái du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách du lịch Ấn Độ. Kết nối thêm đường bay mới Chiều 23/10, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng phối hợp với Hãng hàng không Vietjet (Vietjet Air) tổ chức lễ khai trương đường bay Đà Nẵng - Ahmedabad (Ấn...

Bắc Sơn: Chú trọng phát triển du lịch xanh

- Phát triển du lịch xanh là một trong những giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Theo hướng đi này, huyện Bắc Sơn đã tập trung phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Những loại hình du lịch này vừa giúp tăng nguồn thu từ du lịch, vừa đảm bảo cảnh quan và môi trường. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 29 khu, điểm di...

Tin nổi bật

Tin mới nhất