Powered by Techcity

Kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất, tránh nhiễu loạn thị trường – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Đối với trường hợp không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất hay điều chỉnh Bảng giá đất tăng ở mức cao đột biến đều dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh…

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Các địa phương cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục
Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Các địa phương cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục

Đó là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khi trao đổi với báo chí về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho rằng, cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.

Sau khi luật Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành, một số địa phương còn gặp vướng mắc trong việc áp dụng bảng giá đất, những vướng mắc này sẽ được tháo gỡ như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Với quyết tâm sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống từ ngày 1/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt và kịp thời chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành liên quan và địa phương kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thi hành Luật Đất đai 2024.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vẫn có một số địa phương còn chậm trong việc xây dựng, ban hành các văn bản theo thẩm quyền và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực hiện, trong đó có vướng mắc liên quan đến việc điều chỉnh Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024.

Theo quy định, tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 về việc chuyển tiếp sử dụng Bảng giá đất quy định: “Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.”

Quy định này nhằm đảm bảo sự kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 2013, phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đồng thời có thời gian chuyển tiếp để các địa phương có lộ trình chuẩn bị ban hành Bảng giá đất theo quy định tại Điều 159 Luật Đất đai 2024.

Do đó việc rà soát, điều chỉnh Bảng giá đất là cần thiết, là cơ hội và là điều kiện để các địa phương thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá đất trong Bảng giá đất hiện tại với mặt bằng giá đất trên thực tế tại địa phương. Đồng thời, từng bước để xây dựng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ 1/1/2026 tránh cú sốc tăng giá đột biến trong Bảng giá đất ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, dẫn đến phản ứng từ phía người dân, doanh nghiệp.

Việc điều chỉnh Bảng giá đất là nhiệm vụ thường xuyên của UBND cấp tỉnh đã được quy định xuyên suốt từ Luật Đất đai năm 2013 đến nay và có nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt quy định này. Do đó, đối với các địa phương có sự điều chỉnh Bảng giá đất đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã đảm bảo giá đất trong Bảng giá đất tiệm cận với mặt bằng thực tế tại địa phương thì việc áp dụng khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024 không có vướng mắc, không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có sự điều chỉnh kịp thời thì giá đất trong Bảng giá đất có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng thực tế tại địa phương. Vấn đề này sẽ dẫn đến những hệ lụy gì, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Thực tế, đối với các địa phương không có sự điều chỉnh kịp thời thì giá đất trong Bảng giá đất có sự chênh lệch lớn so với mặt bằng thực tế tại địa phương, dẫn đến khi triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 xuất hiện một số vướng mắc như sau:

Trường hợp khi Bảng giá đất điều chỉnh có sự thay đổi lớn, tăng cao đột biến, chênh lệch rất lớn so với giá đất tại Bảng giá đất hiện hành sẽ dẫn đến sự phản ứng của các đối tượng chịu tác động như người dân, doanh nghiệp sử dụng đất, nhất là khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp áp dụng Bảng giá đất quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024 như khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất hằng năm… Số tiền mà người dân, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ tăng cao đột biến so với khi áp dụng bảng giá đất hiện hành của địa phương đó.

Trường hợp địa phương không điều chỉnh Bảng giá đất mà sử dụng giá đất trong Bảng giá đất hiện hành (đã xây dựng, ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành) làm giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 có sự chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá đất thực tế tại địa phương thì rất dễ dẫn đến giá đất trong kết quả đấu giá chênh lệnh rất lớn so với giá khởi điểm tạo nên sự đột biến, bất thường.

Mặt khác, do bảng giá đất không được điều chỉnh quá thấp so với giá đất thực tế ở địa phương dẫn đến việc có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối với cả trường hợp không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất hay điều chỉnh Bảng giá đất tăng ở mức cao đột biến đều dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh…

Xin Thứ trưởng phân tích cụ thể hơn những nguyên nhân của vấn đề nêu trên, Bộ TN&MT sẽ hướng dẫn các địa phương giải quyết như thế nào?

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Chúng tôi cho rằng, vấn đề nêu trên xảy ra xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, Bảng giá đất hiện hành được xây dựng, ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành bị khống chế bởi khung giá đất của Chính phủ (đã được bỏ tại Luật Đất đai năm 2024), đặc biệt trong thời gian thực hiện bảng giá đất, một số địa phương chưa kịp thời theo dõi biến động giá đất phổ biến trên thị trường để điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, do đó giá đất trong bảng giá đất tại một số địa phương còn thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế ở địa phương.

Nguyên nhân thứ hai, đó là việc điều chỉnh Bảng giá đất theo khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là cần thiết, đảm bảo có lộ trình chuyển tiếp trong việc áp dụng giá đất tại địa phương. Tuy nhiên khi xây dựng Bảng giá đất, nếu cơ quan tham mưu chưa có khảo sát toàn diện, đầy đủ và đánh giá các tác động, chưa có lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương khi đưa ra dự thảo Bảng giá đất điều chỉnh, có sự chênh lệch rất lớn so với Bảng giá đất hiện hành.

Trước tình hình thực tế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13/8/2024 về việc tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất để chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2024 và xử lý các tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 5317/BTNMT-QHPTTNĐ ngày 8/8/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, ban hành quy định về giá đất thuộc thẩm quyền theo quy định và Công văn số 5774/BTNMT-QHPTTNĐ ngày 23/8/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó hướng dẫn các địa phương khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai rà soát, đánh giá để quyết định điều chỉnh bảng giá đất áp dụng đến hết ngày 31/12/2025 cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.

Để hướng dẫn các địa phương cụ thể hơn, trong 2 ngày 5-6/9 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 và tiếp tục phối hợp với các địa phương để tập huấn chuyên sâu, nắm bắt tình hình triển khai thi hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, các kiến nghị đề xuất của địa phương để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn vướng mắc ngay từ đầu.

Các địa phương cần làm gì để giải quyết những vướng mắc trên, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương.

Do đó, chúng tôi cho rằng, các địa phương cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về tổ chức thực hiện, việc điều chỉnh bảng giá đất để phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 là cần thiết.

Trong quá trình thực hiện cần phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương; đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp với từng khu vực, vị trí, loại đất, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện, đảm bảo sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.

Trong thời gian tới, việc xây dựng cơ chế chính sách để tháo gỡ vướng mắc để Luật Đất đai thực sự đi vào cuộc sống sẽ được thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Về cơ chế, chính sách, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục rà soát, xem xét về mức thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đơn giá thuê đất trong trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm; các đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; đối tượng và thuế suất trong trường hợp áp dụng Bảng giá đất để tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất…

Việc xây dựng các quy định về Bảng giá đất trong Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, đồng thời trên cơ sở đánh giá, tổng kết việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khắc phục được những tồn tại hạn chế được chỉ ra và bổ sung hoàn thiện để đảm bảo sự thống nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn theo hướng cải cách thủ tục hành chính, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp…

Do đó, các cơ quan liên quan cần tập trung vào khâu tổ chức thực hiện; cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và thi hành. Việc điều chỉnh, bổ sung ngay sau khi chính sách vừa được ban hành cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tính ổn định của hệ thống pháp luật, tránh tác động không mong muốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân và dư luận trong, ngoài nước, môi trường đầu tư kinh doanh…

Trong trường hợp thực sự cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành, Địa phương để kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa hợp lý để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!





Nguồn: https://baolangson.vn/kip-thoi-dieu-chinh-bang-gia-dat-tranh-nhieu-loan-thi-truong-5020950.html

Cùng chủ đề

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Cùng tác giả

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, kiến nghị của cử tri đối với...

-  Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh năm 2023; việc giải quyết kiến nghị cử tri và kiểm tra tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của công dân...

Đoàn Công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 22/11, tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn làm việc với LĐLĐ tỉnh.  Nội dung chương trình làm việc tập trung vào tình hình cán bộ, ĐVNLĐ trên địa bàn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề...

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự thảo luật liên quan đến thuế, tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động giám...

- Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp toàn thể ở hội trường và thảo luận tại tổ về một số dự thảo luật gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;...

Cùng chuyên mục

Đồng hành, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ – Báo Lạng Sơn

Tâm huyết với mục tiêu tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời truyền cảm hứng đến cộng đồng cùng thực hiện chuyển đổi xanh, qua đó góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường... Bức tranh tươi sáng Theo Tổ chức Nông...

Sân bay Nội Bài chạy thử 3 làn thu phí không dừng cho ô tô – Báo Lạng Sơn

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng của dịch vụ vào/ra, dừng, đỗ tại sân đỗ ô tô Nhà ga hành khách T1, tạo thuận tiện cho phương tiện khi qua cảng. Việc chạy thử hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng cho ô tô đối với luồng...

Chính sách xanh tác động mạnh mẽ đến xu hướng thu hút đầu tư – Báo Lạng Sơn

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế. Thương mại xanh, đầu tư xanh Tiến trình toàn cầu hóa đã diễn ra sâu rộng với việc các quốc gia tích cực dỡ bỏ các rào cản thương mại, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư khiến dòng thương mại quốc tế và đầu tư...

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước. Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) - tập đoàn đứng đầu Hiệp hội các quốc gia...

Nhiều dự án PPP giao thông chật vật với “nút thắt” dòng vốn tín dụng – Báo Lạng Sơn

Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), việc chậm trễ trong xử lý vướng mắc tại các dự án giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) không chỉ bị ngưng trệ tiến độ mà còn khiến nhà đầu tư thêm vất vả trong việc hoàn thiện hồ sơ khi có sự thay đổi về chính sách. Đó là biểu hiện của sự lãng phí...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (Kỳ III): Xem xét nhiều nội dung theo thẩm quyền – Báo Lạng Sơn

- Ngày 22/11/2024, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ 3) để xem xét các nội dung phục vụ cuộc họp HĐND tỉnh kỳ cuối năm và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Theo chương trình, phiên họp đã thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng do các sở,...

Hơn 60 đại biểu được tuyên truyền kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững – Báo Lạng Sơn

- Sáng 22/11, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững – động lực cho sự phát triển xanh”. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại diện của 60 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 – Báo Lạng Sơn

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất. Tiếp nối thành công và những kết quả đã đạt được, năm 2024, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư tiếp tục...

Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025 – Báo Lạng Sơn

Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và...

Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia – Báo Lạng Sơn

Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra "cú sốc" giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất