Powered by Techcity

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế trong khu vực ASEAN – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Việt Nam được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt mức kỷ lục trong thời gian qua.

Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Cảng quốc tế Gemalink, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngày 6/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng UOB đã tổ chức Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” (“Cửa ngõ vào ASEAN”) năm 2024.

Đây là năm đầu tiên sự kiện được tổ chức tại Việt Nam, thu hút sự tham gia của 600 đại biểu là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác thương mại từ các nước ASEAN, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) cùng đại diện các cơ quan ban ngành của Việt Nam.

Với chủ đề “ASEAN – Cửa ngõ hội nhập kinh tế thế giới,” hội nghị đã tập trung thảo luận về tiềm năng to lớn của khu vực ASEAN, các động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục của khu vực thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đổi mới trong phát triển bền vững và quản lý chuỗi cung ứng.

Hội nghị cũng thảo luận về các cơ hội tăng trưởng và đầu tư cho các công ty đang kinh doanh bên trong ASEAN hoặc có kết nối với khu vực ASEAN, đặc biệt là tại Việt Nam, một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng trong khu vực, cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn đầu tư và mở rộng kinh doanh trong khu vực.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định định hướng xuyên suốt, nhất quán của Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh luôn theo đuổi xu hướng hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng cùng phát triển với các đối tác.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam được khẳng định là khu vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế toàn cầu, tiếp tục là động lực lực tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo ông Phan Văn Mãi, Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nỗ lực bắt kịp các xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh…

Với vai trò và vị trí của mình, Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiệnt thuận lợi để các đối tác đến đầu tư, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thành phố.

Ông Phan Văn Mãi cho biết hiện nay, thành phố đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng giao thông, nhất là kết nối liên vùng, khu vực Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, Hiện Thành phố Hồ Chí Minh đang thừa hưởng, tạo điều kiện để phát triển một cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược như các chính sách phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo, tài chính quốc tế, công nghệ cao như công nghệ thông tin, vật liệu mới, năng lượng sạch, bán dẫn, chip điện từ…

Dưới góc độ nhà đầu tư tại Việt Nam, ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Singapore, cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á với tiềm năng đầy hứa hẹn. Với các yếu tố vĩ mô thuận lợi như dân số trẻ, lao động lành nghề và tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Mặt khác, Việt Nam được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt mức kỷ lục trong thời gian qua.

Cùng với đó, Việt Nam cũng là thị trường sản xuất thiết bị điện tử quan trọng của thế giới.

Ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Singapore, phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Ông Wee Ee Cheong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Singapore, phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Phân tích thêm vị trí và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, các chuyên gia kinh tế cho rằng, sau căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và đại dịch COVID-19, đã có sự thay đổi đáng kể hướng tới khả năng phục hồi, đa dạng hóa và an ninh của chuỗi cung ứng. Đã có sự dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia gần đã thách thức vị thế của Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi ít nhiều từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đang thu hút các khoản đầu tư lớn trên các lĩnh vực khác nhau; trong đó, ngành chế biến và sản xuất vẫn là ngành chủ đạo thu hút vốn FDI của Việt Nam, thu hút hơn 72% tổng vốn đầu tư vào năm 2023.

Điều này phù hợp với xu hướng lâu nay là Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng cho sản xuất do chi phí lao động cạnh tranh, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và chính sách thân thiện với doanh nghiệp.

Về mặt lao động, thị trường việc làm của Việt Nam đã có những diễn biến tích cực vào năm 2023, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,28%. Lực lượng lao động cũng tăng lên 52,4 triệu người, cho thấy nguồn lao động dồi dào tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Với vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các tập đoàn muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và làn sóng “Trung Quốc+1.”

Theo ông Victor Ngo, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vị thế như một cửa ngõ vào khu vực. Vị trí chiến lược, dân số đông và trẻ, cùng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN.

Theo các chuyên gia, môi trường thuận lợi mở ra thêm nhiều cơ hội cho sự phát triển của Việt Nam; trong đó, việc đa dạng hóa các quan hệ đối tác thương mại giữa các khu vực với việc tăng cường các FTA sẽ thúc đẩy nhu cầu thương mại và cung cấp khả năng phục hồi trước các yếu tố kinh tế bên ngoài.

Cùng với đó, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng chống chịu với khí hậu sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững lâu dài, trong khi phát triển hơn nữa giao thông vận tải, hậu cần, năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ cải thiện kết nối, tăng cường khả năng cạnh tranh và giải phóng tiềm năng kinh tế.

Mặt khác, đơn giản hóa và nới lỏng các quy định, thúc đẩy tính minh bạch có thể thu hút thêm đầu tư và kích thích tinh thần khởi nghiệp trong nước./.





Nguồn: https://baolangson.vn/viet-nam-tiep-tuc-la-diem-sang-kinh-te-trong-khu-vuc-asean-5020673.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (Kỳ III): Xem xét nhiều nội dung theo thẩm quyền – Báo Lạng Sơn

- Ngày 22/11/2024, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ 3) để xem xét các nội dung phục vụ cuộc họp HĐND tỉnh kỳ cuối năm và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Theo chương trình, phiên họp đã thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng do các sở,...

Hơn 60 đại biểu được tuyên truyền kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững – Báo Lạng Sơn

- Sáng 22/11, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững – động lực cho sự phát triển xanh”. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại diện của 60 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 – Báo Lạng Sơn

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất. Tiếp nối thành công và những kết quả đã đạt được, năm 2024, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư tiếp tục...

Đẩy mạnh hơn nữa giao lưu hợp tác các địa phương Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng hội kiến đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây.  Tại Nam Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã hội kiến đồng chí Lưu Ninh, UVTW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây; cùng đồng chí Hứa Vĩnh Khỏa, Thường vụ Khu ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Khu...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11 (Kỳ III): Xem xét nhiều nội dung theo thẩm quyền – Báo Lạng Sơn

- Ngày 22/11/2024, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11 (kỳ 3) để xem xét các nội dung phục vụ cuộc họp HĐND tỉnh kỳ cuối năm và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Theo chương trình, phiên họp đã thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng do các sở,...

Hơn 60 đại biểu được tuyên truyền kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững – Báo Lạng Sơn

- Sáng 22/11, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững – động lực cho sự phát triển xanh”. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại diện của 60 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 – Báo Lạng Sơn

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất. Tiếp nối thành công và những kết quả đã đạt được, năm 2024, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư tiếp tục...

Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025 – Báo Lạng Sơn

Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và...

Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia – Báo Lạng Sơn

Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra "cú sốc" giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật...

Sửa đổi quy định kinh doanh xăng dầu: Loại bỏ số liệu ‘ảo’, không làm mất tính cạnh tranh – Báo Lạng Sơn

Việc thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Đồng thời, quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển, hướng tới phân khúc thị trường cao hơn. Liên quan đến một số ý kiến trong quá trình xây dựng Nghị định thay thế các...

Công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500...

- Chiều 22/11, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500.   Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng Quản lý Đô thị thành phố đã công bố Quyết định 2825/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng phường Tam Thanh, tỷ lệ 1/500 đối với khu...

Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh: Trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc –...

- Ngày 22/11, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho 30 sinh viên Học viện Dân tộc. Tại chương trình, các sinh viên Học viện Dân tộc đã được xem phóng sự giới thiệu về các hoạt động của Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh. Đồng thời, sinh viên được chia sẻ, trao đổi...

Khảo sát DDCI theo hình thức trực tuyến: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2024, việc triển khai khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố (DDCI) trên địa bàn tỉnh có thêm hình thức khảo sát trực tuyến, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia khảo sát.  Năm 2024, đối tượng được đánh giá DDCI trên địa bàn tỉnh có 36 đơn vị, trong đó có 25 sở, ban, ngành và UBND 11...

Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp xanh Lộc Bình: Chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm khoai lang Lộc Bình – Báo Lạng...

-  Khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Lộc Bình. Để nâng cao giá trị, đa dạng hoá sản phẩm từ củ khoai lang, từ tháng 6/2023, Hợp tác xã (HTX) Nông Lâm nghiệp xanh Lộc Bình (thôn Kéo Mật, xã Khánh Xuân) đã nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm rượu khoai lang Lộc Bình mang hương vị đặc trưng riêng có, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Lộc Bình là huyện có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất