Powered by Techcity

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty May 10.
Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty May 10.

Theo tính toán, mức tăng lương bình quân đối với người lao động dao động từ 200-280.000 đồng/tháng. Cụ thể, vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng. Cùng với đó, lương tối thiểu giờ tăng tương ứng 6%, dao động ở mức 16,6-23,8 nghìn đồng.

Đối diện nhiều khó khăn

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương nhận định, hiện tại các đơn vị trong hệ thống đều đang chi trả lương trên mức lương tối thiểu theo vùng.

Tuy nhiên, việc tăng lương tối thiểu làm tăng chi phí tiền lương đóng bảo hiểm, phí công đoàn,… với khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại công ty mẹ, ước tính chi phí này tăng khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm, trung bình mỗi lao động khoảng 2 triệu đồng/năm.

Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã phải tăng lương bình quân lên 10 triệu đồng/người/tháng so với mức bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng của năm 2023. Ðiều đó thể hiện doanh nghiệp phải tăng thu nhập để giữ chân người lao động, ổn định sản xuất.

Với doanh nghiệp thâm dụng lao động như ngành may, các chi phí liên quan đến lương, bảo hiểm tăng, trong khi đơn hàng giảm khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì không thể tăng lợi nhuận khi thị trường liên tục biến động.

Chung quan điểm, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng cho biết, hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực đều đang trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu vùng, do đó người lao động được hưởng từ chính sách này không đáng kể.

Với doanh nghiệp, khi thị trường còn nhiều khó khăn, tăng lương tối thiểu vùng khiến các doanh nghiệp phải “gánh” thêm một khoản chi phí nữa, tạo nên áp lực mới cho doanh nghiệp.

Việc tăng lương tối thiểu vùng còn có thể gây ra hiệu ứng domino, tức là giá cả có thể tăng theo khi lương tăng, dẫn tới người lao động không được hưởng lợi.

Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty May Ðáp Cầu Lương Văn Thư, với việc tăng lương tối thiểu theo vùng của doanh nghiệp lên 6%, ngoài việc tăng lương cho người lao động, các chi phí đóng bảo hiểm, công đoàn phí cũng sẽ được điều chỉnh. Ðể bù đắp chi phí này trong khi đơn giá gia công chưa có nhiều cải thiện, đơn vị phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó tập trung tìm các giải pháp tăng năng suất lao động, cải thiện hiệu suất.

Ðơn cử như triển khai ứng dụng công nghệ, đổi mới trang thiết bị tự động và bán tự động, tìm kiếm những mặt hàng phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp giúp tăng năng suất, cắt giảm các chi phí không cần thiết. Cùng với đó, các phòng, ban, xí nghiệp và tổ chức công đoàn cũng động viên, khích lệ người lao động vượt khó cùng doanh nghiệp; phát động các phong trào thi đua tăng năng suất, có phần thưởng khích lệ đối với những sáng tạo làm lợi cho doanh nghiệp; từ đó đem lại hiệu quả cho bản thân người lao động và doanh nghiệp.

Sản xuất hàng may mặc tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.
Sản xuất hàng may mặc tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Tính toán mức tăng hợp lý

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hugaco Nguyễn Xuân Dương cho rằng, để giải bài toán tối ưu hóa lợi nhuận trong khi doanh thu không tăng, con đường duy nhất của doanh nghiệp là tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian và ký kết hợp đồng trực tiếp với nhãn hàng.

“Với các doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính, về nhân lực, có thể tăng năng suất lao động thông qua kỹ thuật. Nếu thực hiện tốt, có thể tăng được 5-7% năng suất. Ngoài ra, có thể tăng năng suất thông qua công nghệ như đầu tư thêm máy móc tự động; đồng thời, đổi mới về mặt quản lý, áp dụng công nghệ số cũng có thể giảm lao động gián tiếp, lao động tại kho, giảm được thời gian phân phối khâu đầu cuối. Khi đã có đủ tiềm lực về công nghệ, có phần mềm quản trị tốt, doanh nghiệp ngành may có thể ký đơn hàng trực tiếp với đối tác Mỹ, châu Âu,… thay vì thông qua bên trung gian như trước đây”, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.

Ðối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có đủ tiềm lực mạnh về tài chính, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Xuân Hồng khẳng định: Ngoài việc cải tiến trong công tác quản trị, hợp lý hóa tổ chức sản xuất để tăng năng suất và giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp đang chú trọng tới khích lệ, động viên các ý kiến, ý tưởng nâng cao năng suất, cải tiến quy trình làm lợi cho doanh nghiệp. Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp, có sự chia sẻ về đơn hàng, xây dựng các nhà máy vệ tinh để trao đổi thông tin kịp thời về thị trường khi tình hình liên tục biến động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng 5/2024 và tăng 1,4% so với tháng 12/2023, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được cho là do một số địa phương tăng mức học phí năm học 2023-2024. Cùng với đó, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế. Nhóm hàng ăn, dịch vụ, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng,… cũng có sự điều chỉnh tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Trước thực tế chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng trên mức 4%, cùng với việc tăng lương từ ngày 1/7, một số chi phí về y tế, tiền điện, học phí bậc đại học,… dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2024.

Liên quan tới vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ðinh Trọng Thịnh cho rằng, nhóm các mặt hàng về dịch vụ y tế, giáo dục, điện,… là các nhóm hàng do Nhà nước quản lý, cần phải tính toán mức tăng phù hợp, có thời gian giãn cách, không tạo ra những cú sốc về giá; không nên dồn việc điều chỉnh giá vào dịp cuối năm, thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, gây ra lạm phát kỳ vọng lớn.





Nguồn: https://baolangson.vn/doanh-nghiep-det-may-tim-giai-phap-tang-nang-suat-lao-dong-5020385.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez – Báo...

Sáng 2-11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 tới 3-11. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đã tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng nhiệt chào...

Trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Ngày 2/11, trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn đã diễn ra chương trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc.   Tham gia chương trình có 8 đoàn nghệ thuật quần chúng của 8 tỉnh tham gia...

Cơ quan thuế khẳng định quản lý chặt chẽ các sàn thương mại điện tử, kể cả Temu – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Các sàn thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam đều được quản lý cấp phép và quản lý thuế chặt chẽ trên cơ sở thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên các nền tảng Cổng Thông tin điện tử của ngành thuế. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, trong...

Không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Văn bản nêu rõ: Trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự...

Khẳng định thương hiệu Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng nay (02/11), Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á lần thứ Ba, 2025. Tham dự sự kiện có bà Đinh Thị Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình...

Cùng tác giả

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm …

Tối ngày 31/10/2024, tại Sân khấu chính đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2024 tổ chức sơ duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội.Chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội mang chủ đề “Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng” gồm 3 chương: chương 1:...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez – Báo...

Sáng 2-11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 tới 3-11. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đã tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng nhiệt chào...

Trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Ngày 2/11, trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn đã diễn ra chương trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc.   Tham gia chương trình có 8 đoàn nghệ thuật quần chúng của 8 tỉnh tham gia...

Cơ quan thuế khẳng định quản lý chặt chẽ các sàn thương mại điện tử, kể cả Temu – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Các sàn thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam đều được quản lý cấp phép và quản lý thuế chặt chẽ trên cơ sở thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên các nền tảng Cổng Thông tin điện tử của ngành thuế. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, trong...

Không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Văn bản nêu rõ: Trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự...

Cùng chuyên mục

Cơ quan thuế khẳng định quản lý chặt chẽ các sàn thương mại điện tử, kể cả Temu – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Các sàn thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam đều được quản lý cấp phép và quản lý thuế chặt chẽ trên cơ sở thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên các nền tảng Cổng Thông tin điện tử của ngành thuế. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, trong...

Không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Văn bản nêu rõ: Trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự...

Mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư chất lượng cao – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Bối cảnh dòng vốn đầu tư suy giảm, cộng với xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư diễn ra mạnh mẽ khiến cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quyết liệt. Vậy Việt Nam cần làm gì để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư chiến lược? Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu...

Cách nào quản lý hiệu quả thị trường xăng, dầu? – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xăng, dầu là mặt hàng chiến lược đặc biệt trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế. Thế nhưng hiện nay, thị trường xăng, dầu vẫn còn những bất cập đặt ra yêu cầu bức thiết phải sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều hành thị trường xăng, dầu minh bạch, hiệu quả, bám sát nguyên tắc...

Nâng cao vai trò của báo chí và doanh nghiệp trong phát triển bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Bên cạnh các chính sách vĩ mô của Đảng, Chính phủ thì quá trình nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó cơ quan truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng tới quá trình phát triển bền vững và góp phần đưa Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhằm mang đến góc nhìn mới toàn diện,...

Quảng Ninh: Hơn 514 tỷ đồng đầu tư cụm công nghiệp phía đông Đầm Hà B – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà phối hợp cùng Công ty cổ phần Shinec tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp phía đông Đầm Hà B với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế; trong đó, có hơn 50 doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Cụm công nghiệp phía đông Đầm Hà B đặt tại xã Tân Bình, huyện...

C.P. Việt Nam hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Chiều 1/11, tại Hà Nội, Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ “Hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam”. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông...

Năm 2024: Xuất khẩu nông lâm thủy sản vững đà tăng trưởng, lập kỷ lục 62 tỷ USD – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Nhờ phát triển, khai thác tốt hệ thống thị trường, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể sẽ đạt 62 tỷ USD và đây sẽ là năm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong những năm qua. Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục đang trên đà tăng trưởng và dự kiến sẽ lập kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát...

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh sau siêu bão Yagi – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global ghi nhận đạt kết quả 51,2 điểm trong tháng 10, tăng đáng kể so với mức 47,3 điểm của tháng Chín. Sau khi bị gián đoạn do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), ngành sản xuất Việt Nam bắt đầu hồi phục trong tháng 10/2024 khi ghi nhận cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trở lại. Dù...

Cả hai thương hiệu vàng trong nước cùng đi xuống khoảng 500.000 đồng mỗi lượng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Sau khi tăng liên tiếp, sáng nay giá vàng thế giới đã giảm tới 34 USD/ounce, hiện giao dịch ở mức 2.750 USD/ounce đã kéo cả 2 thương hiệu vàng trong nước giảm từ 300.000-500.000 đồng. Sáng nay, giá vàng miếng SJC điều chỉnh giảm 500.000 đồng do giá vàng thế giới đi xuống, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm nhẹ. Cụ thể, giá vàng miếng SJC được công ty Phú Quý, Công ty Doji và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất