Powered by Techcity

Ông Ngô Đức Viên – Doanh nhân Xứ Lạng góp công vào Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


-Trong một góc Cung Trần Triều của đền Cửa Tây có một ban thờ nhỏ thờ ông Ngô Đức Viên – người đã hưng công xây dựng đền từ năm 1924. Người dân thành phố thường gọi ngôi đền này là “đền sếp Viên”. Tuy nhiên, nhiều người mới chỉ biết ông là người hưng công xây dựng đền, ít ai biết ông còn là người từng được trao tặng bằng có công với nước, góp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Gia đình ông Ngô Đức Viên đón nhận Bằng có công với nước (8/1998)
Gia đình ông Ngô Đức Viên đón nhận Bằng có công với nước (8/1998)

Ông Ngô Đức Viên sinh năm 1881 tại xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn (nay thuộc phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông  được gia đình cho đi học chữ Nho và tiếng Pháp, được nuôi dưỡng trong bầu không khí yêu nước và hiếu học của dòng họ Ngô có tiếng ở Tam Sơn.

Năm 1906, ông lên miền biên viễn Lạng Sơn lập nghiệp. Với công việc thầu khoán cầu đường, ông được mọi người gọi là “sếp Lục lộ”. Theo bà Ngô Trinh Công, con gái của cụ sếp Viên (98 tuổi, trú tại khối I phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn), thời đó ông đã nhận thi công nhiều cây cầu và tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Tiêu biểu là cầu Sông Hoá, cầu Đồng Mỏ (Chi Lăng); cầu Lường (Hữu Lũng), cầu Bó Củng (Văn Lãng), cầu Pò Lọi (Lộc Bình)…

Do làm công trình nên gia đình ông có nhà cửa ở một số nơi trong tỉnh như: phố Ba Toa (nay thuộc đường Trần Hưng Đạo, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn); thị trấn Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng)… Năm 1924, ông đã phát tâm hưng công xây đền Ngũ Nhạc (nay là đền Cửa Tây) để thờ Trần Hưng Đạo – vị tướng tài năng nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII.

Theo văn bia ở đền Cửa Tây do chính ông Ngô Đức Viên soạn năm 1931, tổng cộng toàn bộ chi phí cho việc xây đền Ngũ Nhạc (Ngũ Nhạc linh từ) lúc đó hết 4.250 đồng, 7 hào, 8 xu, thì riêng ông đã góp 3.550 đồng, 1 hào, 8 xu – đứng đầu bảng công đức. Ngôi đền thờ Đức Thánh Trần ra đời đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân Xứ Lạng – đặc biệt là những người gốc miền xuôi di cư lên đây vì thờ Đức Thánh Trần vốn là nét đặc trưng văn hoá của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ.

Năm 1941, do nhiều nguyên nhân, đền Mẫu từ thôn Hợp Thiện gần đó cũng được chuyển về đền Ngũ Nhạc, xây ngay cạnh cung Trần Triều. Từ đó nơi này đã trở thành điểm di tích thờ vọng đức Thánh Trần Hưng Đạo và Mẫu Liễu Hạnh. Sau đó, ông Ngô Đức Viên được bầu làm “Tiên chỉ” ở phố Cửa Tây – một chức vị của người cao tuổi, đứng đầu ngôi thứ trong làng hoặc khu phố, thường được cắt cử làm chủ lễ trong các tục lệ, nghi lễ thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như Tết Nguyên đán, tế thần, hội hè… Do đó, ông là người rất hiểu biết, thông thuộc phong tục tập quán, các quy trình hành lễ.

Năm 1942, khi Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp) về khảo sát ở phố Cửa Tây, họ đã nhắc đến ông trong tài liệu “Xã chí Lạng Sơn” (phủ Cao Lộc): ”Trong làng có ông sếp Lục lộ nay được Cửu phẩm bách hộ, làm Tiên chỉ tên là Ngô Đức Viên ở phố Tây Môn tỉnh Lạng Sơn là người có thể trả lời các câu hỏi của hội phong tục được”… Thời kỳ đó, hội đền Cửa Tây do ông làm chủ lễ rất đông vui, bên cạnh nét văn hoá bản địa vùng cao Xứ Lạng còn có một số trò chơi, trò diễn dân gian mang đậm sắc thái văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ và đất Tam Sơn quê ông như hát quan họ, hát chèo, hát ca trù, trò đập niêu đất…

Ngôi đền cổ này đã được xếp hạng Quốc gia từ năm 2013, đến nay vừa tròn 100 năm tuổi. Đây là một trong những di tích thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần nổi tiếng của Lạng Sơn, xa gần nhiều người biết tiếng đến tham quan, lễ bái.

Không chỉ là người hưng công xây đền Cửa Tây, tạo nên một địa chỉ văn hoá có ý nghĩa cho Xứ Lạng, ông Ngô Đức Viên còn là người có nhiều đóng góp tích cực đối với cách mạng. Với tấm lòng hướng thiện, luôn giúp ích cho đời, thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã rộng lòng nuôi dưỡng, bảo vệ các đồng chí cán bộ hoạt động bí mật. Theo bà Ngô Trinh Công, khoảng năm 1944-1945, khi đồng chí Nguyễn Lương Bằng (nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và đồng chí Lê Hoàng (sau là Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên 1947 -1948; Bí thư tỉnh uỷ Bắc Thái 1965-1972) về hoạt động bí mật ở Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng), ông sếp Viên cùng gia đình đã che chở, nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đồng chí đó.

Ông Ngô Gia Tuyên, cháu nội của ông Ngô Đức Viên (trú tại ngõ 123, đường Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, thành phố) kể lại cầu chuyện mình đã được nghe: Có lần lính Pháp đi càn, ông Ngô Đức Viên đã mở cổng sau cho cán bộ rút an toàn. Nhà ông Ngô Đức Viên ở Đồng Mỏ cũng là nơi các cán bộ cách mạng cất giấu tài liệu để chuyển ra chiến khu, đến các cơ sở cách mạng của ta ở Bắc Sơn, Bình Gia…Bên cạnh đó, ông còn giúp đỡ, che chở đồng chí Bế Chấn Hưng – Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khi về hoạt động ở đây. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám diễn ra, khi các đồng chí đoàn viên trong Hội Thanh niên Cứu quốc bị bọn Phục quốc khủng bố, bắt bớ chạy về Đồng Mỏ, họ đã được ông sếp Viên che chở và bảo vệ, từ đó trở về chiến khu Bắc Sơn an toàn.

Bà Ngô Trinh Công cho biết thêm, vào năm 1945, nạn đói hoành hành, người dân Lạng Sơn lâm vào cảnh đói khổ, là người có điều kiện về kinh tế, ông Ngô Đức Viên đã thường xuyên cứu tế, mỗi ngày cho người nhà nấu cháo một lần phát chẩn để cứu đói đồng bào. Do bị mật thám báo ông giúp đỡ cộng sản, bọn Pháp đã cho tay sai phản động phá nhà ông ở Ba Toa và ở Đồng Mỏ. Năm 1946, tri ân người có công giúp đỡ cách mạng, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính đầu tiên của Lạng Sơn là Trần Minh Tước đã trợ cấp cho gia đình ông Ngô Đức Viên 1.000 đồng.

Khoảng năm 1968 – 1969, ông Nguyễn Lương Bằng trở về Đồng Mỏ tìm ân nhân cũ nhưng ông Ngô Đức Viên đã mất từ năm 1947, hưởng thọ 67 tuổi. Mỗi khi có dịp lên công tác tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Lương Bằng đều tới thăm hỏi con cháu của cụ Ngô Đức Viên ở thị xã.

Tiếp nối truyền thống của gia đình, con cháu của cụ Ngô Đức Viên đều tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bà Ngô Trinh Công (sinh năm 1927) từng tham gia Hội Phụ nữ Cứu quốc sau Cách mạng tháng Tám hoạt động cùng các ông Trần Minh Tước (nguyên Chủ tịch uỷ ban Hành chính tỉnh), Hà Văn Thư (chủ nhiệm Thành bộ Việt Minh Lạng Sơn), Lê Huyền Trang và Phan Minh Tuệ – nguyên uỷ viên Ban chấp hành UBND lâm thời tỉnh Lạng Sơn. Các con trai: Ngô Gia Lễ (sinh năm 1929), Ngô Đức Thư tham gia Vệ Quốc quân, là chiến sĩ Trung đoàn 174 đánh Pháp trên mặt trận đường 4; ông Ngô Đức Chuyện là chiến sĩ Điện Biên, tham gia nhiều chiến dịch lớn như: chiến dịch Biên giới, chiến dịch Cao – Bắc – Lạng, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Điện Biên Phủ…; được Đảng, Nhà nước, quân đội tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý.

Với những đóng góp cho quê hương đất nước, ngày 15/7/1998, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký tặng Bằng có công với nước cho gia đình ông Ngô Đức Viên theo quyết định số 604/Ttg vì “Đã nêu cao tinh thần yêu nước tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng, góp phần xứng đáng vào Cách mạng tháng Tám”. Ngày 28/8/1998, tại trụ sở Thị uỷ Lạng Sơn, con cháu ông Ngô Đức Viên đã vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của Chính phủ trao tặng. Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được tự do độc lập có một phần đóng góp quan trọng của những người như doanh nhân Ngô Đức Viên.





Nguồn: https://baolangson.vn/ong-ngo-duc-vien-doanh-nhan-xu-lang-gop-cong-vao-cach-mang-thang-tam-nam-1945-5019549.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Tăng cường quản lý hóa chất nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng – Báo Lạng Sơn

Các loại hóa chất đặc biệt, chất cấm, hóa chất nguy hiểm trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất, sử dụng có nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người nếu để xảy ra sự cố, do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, xem xét lại các loại hóa chất này để đưa vào danh mục kiểm soát chặt chẽ. Cần siết chặt quản lý hóa chất nguy hiểm Chiều...

Lai Châu mang đến miền Trung một sắc màu riêng để kết nối văn hóa, du lịch – Báo Lạng Sơn

Lai Châu mang đến TP. Đà Nẵng một sắc màu riêng để tìm kiếm, kết nối cũng như giới thiệu vẻ đẹp, sức hấp dẫn, lời mời gọi chân thành. Với chủ đề "những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ’, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc đang để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách TP....

Ấn tượng tàu kết nối di sản

Chiều 22/11, Hành trình “Kết nối di sản miền trung” của Đường sắt Việt Nam được vinh danh dẫn đầu hạng mục hoạt động-dịch vụ trải nghiệm ấn tượng trong Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024”. Sau 8 tháng hoạt động, tàu “Kết nối di sản miền trung” đã đón gần 170 nghìn lượt hành khách trong nước và quốc tế trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất dải đất hình...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni – Báo Lạng Sơn

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Quốc vương Norodom Sihamoni nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm chính thức và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên...

Cùng chuyên mục

Lai Châu mang đến miền Trung một sắc màu riêng để kết nối văn hóa, du lịch – Báo Lạng Sơn

Lai Châu mang đến TP. Đà Nẵng một sắc màu riêng để tìm kiếm, kết nối cũng như giới thiệu vẻ đẹp, sức hấp dẫn, lời mời gọi chân thành. Với chủ đề "những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ’, Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc đang để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách TP....

Gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân...

- Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tỉnh Lạng Sơn và tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Dự chương trình có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch...

Giao lưu dân ca chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 – Báo Lạng Sơn

- Tối 22/11, tại Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh,  lãnh...

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ,...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 12/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thông tư quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này là mức tối đa, được bảo đảm tính đúng,...

Khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn

Tối 22/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay, Lai Châu làm "say" lòng người không chỉ bởi sự hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn...

Dưới tán chè cổ thụ Nà Thác – Báo Lạng Sơn

Bản Nà Thác (xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang) có khoảng trăm nóc nhà, hầu như nhà nào cũng gắn bó với những gốc chè cổ thụ. Gốc chè to đến mấy người ôm, được ví như ngôi nhà sàn của người Dao áo chàm trên triền núi Tây Côn Lĩnh. Ðời sống nhân dân gắn với cây chè. Giá trị văn hóa, giá trị kinh tế cũng từ đó mà ra. Theo nếp sinh hoạt của người bản...

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 21/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các...

Bắc Ninh “Sắc màu di sản” – Báo Lạng Sơn

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di...

Ấn tượng sắc màu các dân tộc xứ Lạng

250 đại biểu ưu tú đã tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.Sáng 19/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV, năm 2024 với sự tham gia của 250 đại biểu ưu tú đại diện cho đồng bào các dân tộc ở 11 huyện, thành phố Lạng Sơn. Sắc màu dân tộc đa dạng, phong phú, đậm đà bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất