Powered by Techcity

Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa


Tháng Tám về, chúng ta kỷ niệm những ngày thu cách mạng lịch sử của đất nước. Hòa chung không khí tươi vui, mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao tự hào hướng đến ngày thành lập ngành ngoại giao 28/8/1945.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, nơi diễn ra lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN và 29 năm Việt Nam tham gia ASEAN, ngày 8/8/2024. (Ảnh THỦY NGUYÊN)
Trụ sở Bộ Ngoại giao, nơi diễn ra lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN và 29 năm Việt Nam tham gia ASEAN, ngày 8/8/2024. (Ảnh THỦY NGUYÊN)

Trong suốt 79 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, ngoại giao Việt Nam luôn phát huy truyền thống vẻ vang, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ngoại giao phục vụ giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc

Trong 79 năm qua, ngoại giao đã để lại những dấu ấn quan trọng trong những trang lịch sử hào hùng của đất nước. Trong những buổi đầu lập quốc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối, trên cơ sở các nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” và với những sách lược táo bạo, khôn khéo như “hòa để tiến”, “phân hóa kẻ thù”, Hiệp định sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9 đã góp phần bảo vệ thành công chính quyền cách mạng non trẻ, giúp cách mạng nước ta vượt qua những tình huống hiểm nghèo.

Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đối ngoại, ngoại giao đã tranh thủ sự ủng hộ to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, tạo dựng mặt trận quốc tế rộng lớn ủng hộ sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong 79 năm qua, ngoại giao đã để lại những dấu ấn quan trọng trong những trang lịch sử hào hùng của đất nước.

Cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, những thắng lợi của mặt trận đối ngoại, ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva năm 1954 và Paris năm 1973 là những mốc son trên chặng đường giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, bắc nam sum họp một nhà.

Sau khi đất nước thống nhất, đối ngoại, ngoại giao là mặt trận tiên phong tạo lối, mở đường, từng bước phá thế bị bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị. Đồng thời đối ngoại, ngoại giao đi đầu trong việc khơi thông quan hệ với nhiều đối tác, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng mở ra cục diện mới phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

Ngoại giao trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, trong gần 40 năm đổi mới, công tác đối ngoại, ngoại giao đã đạt được “những kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử” – như đánh giá của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 (tháng 12/2023), góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại rộng mở, thành công của đất nước.

Quan hệ ngoại giao không ngừng được mở rộng, đi vào chiều sâu. Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 quốc gia; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới.

Việt Nam được Liên hợp quốc ghi nhận vai trò tiên phong trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và thúc đẩy quyền con người. Việc nâng tầm, nâng cấp quan hệ với các đối tác chủ chốt, quan trọng cùng các hoạt động đối ngoại cấp cao sôi động trong những năm qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đã góp phần tạo nên tầm vóc chiến lược mới, đưa hợp tác đi vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các mối quan hệ.

Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 quốc gia; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới.

Đối ngoại, ngoại giao đa phương đã trưởng thành mạnh mẽ, khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Không chỉ tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như ASEAN, APEC,… ngoại giao còn hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế tại các cơ chế quốc tế, như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, UNESCO…

Đặc biệt, đối ngoại, ngoại giao đã chủ động, tích cực đưa ra nhiều ý tưởng, sáng kiến, tham gia vào giải quyết các vấn đề chung của khu vực và thế giới, tham gia ngày càng sâu vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu hộ cứu nạn quốc tế.

Trong phục vụ phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với việc huy động nguồn lực quan trọng cho phát triển, đối ngoại, ngoại giao đã góp phần đưa Việt Nam trở thành mắt xích trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu với việc ký kết, tham gia các thỏa thuận, khuôn khổ kinh tế quan trọng.

Đồng thời, ngành ngoại giao đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thúc đẩy hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ…, đưa Việt Nam hội nhập vào dòng chảy chung của thế giới.

Cùng với quốc phòng, an ninh, đối ngoại, ngoại giao đã góp phần thực hiện nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên” là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình từ sớm, từ xa. Chúng ta đã nỗ lực để cùng các nước láng giềng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chúng ta đã đấu tranh kiên quyết, kiên trì, kịp thời, hiệu quả đối với hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta trên biển; đồng thời chủ động, tích cực thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những vấn đề tồn tại, thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại đã góp phần đưa “sức mạnh mềm” Việt Nam, quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người, thành tựu đổi mới và bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài góp phần thực hiện chính sách chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, huy động nguồn lực của cộng đồng cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài được thực hiện tốt, nhất là khi xảy ra xung đột, chiến tranh, dịch, bệnh trên thế giới.

Ngoại giao trong thời đại mới

Trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến chuyển lớn, cơ hội và thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất của ngoại giao thời gian tới là tranh thủ tối đa và tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, đưa đất nước vào dòng chảy của thời đại, tạo đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và 2045 mà Đại hội XIII đã đề ra.

Bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, trên cơ sở nghiêm túc tổng kết những bài học đối ngoại của 40 năm đổi mới và trước bối cảnh tình hình mới và các vấn đề lớn đặt ra đối với đất nước, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục đổi mới tư duy và hành động, tham mưu, xây dựng những giải pháp mới bổ sung cho đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên.

Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất của ngoại giao thời gian tới là tranh thủ tối đa và tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, đưa đất nước vào dòng chảy của thời đại, tạo đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 và 2045 mà Đại hội XIII đã đề ra.

Là động lực quan trọng cho đổi mới, ngành ngoại giao xác định sẽ không ngừng phấn đấu để vừa phục vụ đắc lực các lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế đất nước, vừa góp phần xây dựng một trật tự quốc tế công bằng, bảo đảm lợi ích chính đáng của các nước, trong đó có Việt Nam.

Chúng ta sẽ tiếp tục nâng tầm, nâng cấp và tranh thủ tối đa cơ hội từ các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; phát huy mạnh mẽ vai trò của các phương thức, các kênh đối ngoại như ngoại giao cấp cao, ngoại giao chuyên ngành, đối ngoại địa phương, các kênh học giả và doanh nghiệp…; tham gia chủ động, có trách nhiệm hơn vào việc giải quyết các vấn đề chung của quốc tế và khu vực; thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt của đối ngoại đa phương trong những vấn đề, cơ chế quan trọng có tầm chiến lược.

Đặc biệt, chúng ta sẽ dành ưu tiên cao cho công tác xây dựng ngành, xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao vừa hồng, vừa chuyên, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và lý tưởng của Đảng. Cùng với đó, ngành ngoại giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm đối ngoại, các trụ cột đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp và lợi thế đặc thù của mỗi trụ cột trong chỉnh thể thống nhất của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp.

Phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tựu to lớn trong 79 năm qua và hướng tới mốc lớn kỷ niệm 80 năm thành lập ngành, tiếp bước tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước tiến lên, viết tiếp những trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.





Nguồn: https://baolangson.vn/phat-huy-truyen-thong-ve-vang-gop-phan-thuc-hien-thang-loi-cac-muc-tieu-chien-luoc-cua-dat-nuoc-5019811.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Cộng hòa Dominicana – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominicana của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 19 đến 21/11/2024 là một dấu mốc quan trọng góp phần đưa quan hệ hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn. Tiếp sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Thủ tướng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 18/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và...

Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ số vào quản lý tín dụng chính sách – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội, từ tháng 10/2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Những ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Mai Pha,...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường...

Cùng tác giả

Thư ngỏ cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực – Báo Lạng Sơn

Kính gửi: Quý khách hàng sử dụng điện  Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xuất hiện nhiều trường hợp đối tượng mạo danh nhân viên Điện lực gọi điện thông báo khách hàng đang nợ tiền điện và đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán ngay. Sau đó, đối tượng yêu cầu người dân chuyển khoản vào một tài khoản cá nhân hoặc hoặc gửi các đường Link, App có giao diện giống với...

Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 14/1, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ hai nhằm đánh giá công tác mặt trận năm 2024, đề ra chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Quốc Khánh,...

Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển – Báo Lạng Sơn

Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao, nhân dịp Năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng...

Vùng Đồng bằng sông Hồng khẳng vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả...

(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (lần thứ 5) diễn ra ngày 14/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng cho biết, năm 2024, kinh tế – xã hội của Vùng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, luôn đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế vượt...

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ – Báo Lạng Sơn

Chiều 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ...

Cùng chuyên mục

Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 14/1, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ hai nhằm đánh giá công tác mặt trận năm 2024, đề ra chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Quốc Khánh,...

Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển – Báo Lạng Sơn

Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao, nhân dịp Năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Việt Nam; Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama, Trưởng...

Vùng Đồng bằng sông Hồng khẳng vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả...

(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (lần thứ 5) diễn ra ngày 14/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng cho biết, năm 2024, kinh tế – xã hội của Vùng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, luôn đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế vượt...

Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ – Báo Lạng Sơn

Chiều 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ...

Đề xuất không tổ chức HĐND ở những nơi nào? – Báo Lạng Sơn

Tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long vừa ký tờ trình, hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Chính phủ. Mô hình chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn Đề cập đến những hạn chế, bất cập sau gần 10 năm thi...

Đề xuất Bộ Công an nhận thêm chức năng, nhiệm vụ từ các bộ ngành sau sắp xếp – Báo Lạng Sơn

Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề xuất Bộ Công an tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ được chuyển sang từ các bộ, ngành khác, như cấp lý lịch tư pháp, giấy phép lái xe. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, ký văn bản số 06 đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dự kiến cắt giảm thêm một số tổng cục, cục, vụ – Báo Lạng Sơn

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dự kiến cắt giảm thêm một số tổng cục, cục, vụ viện và Bộ Công an tiếp tục xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy công an địa phương. Chiều 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 chủ trì phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp nhằm rà soát tình hình, tiến độ...

Trang sử mới của quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện, bền chặt Việt Nam-Liên bang Nga – Báo Lạng Sơn

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15/1. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Liên bang Nga chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30/1/1950-30/1/2025), dấu mốc quan trọng trên chặng đường đồng hành phát triển kéo dài hơn 70 năm qua. Chuyến thăm đồng thời khẳng định cam kết...

Đào Nhật Tân nhập gốc vùng cao về trồng lại, kịp ra hàng vụ Tết

Gần 4 tháng kể từ khi cơn bão số 3 đổ bộ gây ngập úng nhiều diện tích cánh đồng, hiện các vườn đào, quất Nhật Tân (Hà Nội) được chủ cho hồi sinh bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả nhập gốc từ các địa phương khác về trồng. Còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các vườn đào ở làng Nhật Tân vẫn chưa thấy dấu hiệu hoa sẽ khoe sắc như...

Tin nổi bật

Tin mới nhất