Powered by Techcity

Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái – Báo Lạng Sơn điện tử


Là quốc gia nông nghiệp, có nhiều làng nghề truyền thống, cảnh quan tươi đẹp…, Việt Nam có những lợi thế để phát triển du lịch nông thôn. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đang có xu hướng chọn các vùng nông thôn là điểm đến để trải nghiệm.

Mô hình trồng tre lấy măng theo quy trình sản xuất sạch ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh Ðỗ Tuấn)
Mô hình trồng tre lấy măng theo quy trình sản xuất sạch ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh Ðỗ Tuấn)

Hơn nữa, việc xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trên cả nước cũng tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp ở các vùng nông thôn.

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ðồng thời, xây dựng nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chánh Văn phòng Văn phòng Ðiều phối nông thôn mới trung ương Ngô Trường Sơn cho biết: “Theo thống kê, đến nay trên địa bàn cả nước có 584 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động và nằm trong kế hoạch hỗ trợ của các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phê duyệt danh mục 20 mô hình thí điểm về du lịch nông nghiệp, nông thôn để triển khai đến năm 2025”.

Hiện nay, các địa phương và nhân dân đang đẩy mạnh khai thác đa dạng tài nguyên du lịch gắn với giá trị đặc sắc của khu vực nông nghiệp, nông thôn; hệ thống sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương khai thác các thế mạnh về giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động sản xuất canh tác nông nghiệp, đặc sản địa phương, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực… tạo nên các sản phẩm du lịch có tính đặc thù, chuyên biệt cao. Cùng với đó, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm OCOP cũng được các địa phương quan tâm.

Nhiều sản phẩm OCOP được lựa chọn trong cung ứng sản phẩm du lịch. Sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách, nâng cao chi tiêu của khách du lịch; nhiều địa phương, người dân tham gia hoạt động du lịch đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, mạng xã hội cho việc khai thác, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn.

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Việt Nam với nhiều cảnh quan đẹp, các làng nghề truyền thống đang là động lực thu hút và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái hiện nay không những góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra cho các sản phẩm mà còn giúp bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa ở vùng nông thôn cũng như tăng giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc sản vùng miền.

Trên thực tế, thời gian qua các địa phương đã có những chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giúp người dân tăng thu nhập, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong đó, một số mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đã thu hút lượng lớn khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, trải nghiệm như: Mô hình du lịch cộng đồng Cồn Chim (Trà Vinh) tận dụng cảnh quan và không gian sông nước miệt vườn nguyên sơ để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Tại đây, khách du lịch được tham gia trải nghiệm một số sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp. Ngoài ra, có những điểm du lịch khác như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), dịch vụ Homestay Bản Lác (Hòa Bình)… hay những tour du lịch chiêm ngưỡng mùa lúa chín ruộng bậc thang ở khu vực Tây Bắc; du lịch trang trại ở vườn cà-phê Ðắk Lắk; tham quan trang trại trồng thanh long ở Bình Thuận; khám phá miệt vườn sông nước ở các địa phương vùng Ðồng bằng sông Cửu Long…

Mặc dù, diện tích canh tác nông nghiệp hạn chế nhưng Bắc Ninh lại có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng tại nông thôn nói riêng. Bên cạnh du lịch văn hóa tâm linh, các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bắc Ninh có hàng trăm lễ hội truyền thống và nhiều làng nghề thủ công truyền thống.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 72 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, hơn 30 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP, hơn 50 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà lưới. Toàn tỉnh hiện có 167 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Do đó, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề đã và đang là nguồn tài nguyên, động lực mới cho phát triển kinh tế ở địa phương.

Thời gian gần đây, tại Bắc Ninh đã xuất hiện một số cơ sở, trang trại mạnh dạn đầu tư hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình của Hợp tác xã sản xuất dịch vụ thương mại nông nghiệp sạch Bình Dương, xã Bình Dương, huyện Gia Bình với diện tích khoảng 7 ha trồng các loại cây ăn quả như: nho hạ đen, ổi, mít, đu đủ… theo quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao và bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP.

Hợp tác xã lựa chọn hướng phát triển du lịch tại vườn để du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sản phẩm; đồng thời chủ động liên kết với các trường học đưa học sinh tới tham quan, thực hành về sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hay như Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Liêm Anh, xã Việt Ðoàn, huyện Tiên Du đã chuyển đổi sản xuất rau sạch sang trồng các loại nho và chủ động quảng bá, tổ chức cho khách hàng, học sinh đến tham quan, trải nghiệm mua sản phẩm. Do đó, sản phẩm nho của hợp tác xã luôn duy trì được giá bán ổn định, giảm chi phí vận chuyển…

Tuy nhiên, hiện nay du lịch nông thôn cũng gặp những khó khăn do thiếu công tác quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn; mô hình du lịch nông thôn còn tự phát, manh mún dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và quảng bá du lịch; chất lượng dịch vụ hạn chế; nhiều địa phương chỉ cung cấp dịch vụ trải nghiệm và tham quan trong ngày với tính chất đơn giản.

Hơn nữa, mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn chưa nhiều; năng lực khai thác, quản lý, điều hành các mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng của các chủ thể còn hạn chế; việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn hạn chế nên chưa thu hút được nhiều du khách…

Ðể phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian tới các địa phương cần rà soát, đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn đặc trưng; có chính sách sử dụng quỹ đất, đầu tư hạ tầng, quản lý du lịch nông thôn trên cơ sở phù hợp quy hoạch vùng, địa phương, bảo đảm liên kết, kết nối các điểm đến theo hướng liên tỉnh, liên vùng; tại các khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch, cần bố trí, tổ chức không gian các khu, điểm du lịch nông thôn phù hợp cảnh quan, đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất nông nghiệp; quy hoạch, xây dựng các điểm bán, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đạt chất lượng, thân thiện để phục vụ du khách; hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển một số hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, làng nghề cho du khách trải nghiệm.





Nguồn: https://baolangson.vn/san-xuat-nong-nghiep-gan-voi-du-lich-sinh-thai-5018932.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau. Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung...

Hình mẫu cho hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Việt Nam-Lào – Báo Lạng Sơn

Unitel được Chính phủ và Bộ quốc phòng hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình thành công về sự hợp tác tốt đẹp hai nước Lào-Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 19/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty Star Telecom (Unitel) liên doanh giữa Tập đoàn Viettel và Lao Asia Telecom của Bộ Quốc phòng Lào, đã long trọng kỷ niệm 15 năm triển khai hoạt động kinh doanh tại Lào với chủ đề...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20 – Báo Lạng Sơn

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi thời điểm giao mùa – Báo Lạng Sơn

- Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn, việc vận chuyển, tiêu thụ động vật tăng mạnh..., những yếu tố đó khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rất cao, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các đơn vị liên quan đang tập...

Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia quản lý hợp tác xã

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tại nhiều địa phương đã tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ hợp tác xã...

Cùng chuyên mục

Hình mẫu cho hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Việt Nam-Lào – Báo Lạng Sơn

Unitel được Chính phủ và Bộ quốc phòng hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình thành công về sự hợp tác tốt đẹp hai nước Lào-Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 19/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty Star Telecom (Unitel) liên doanh giữa Tập đoàn Viettel và Lao Asia Telecom của Bộ Quốc phòng Lào, đã long trọng kỷ niệm 15 năm triển khai hoạt động kinh doanh tại Lào với chủ đề...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi thời điểm giao mùa – Báo Lạng Sơn

- Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn, việc vận chuyển, tiêu thụ động vật tăng mạnh..., những yếu tố đó khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rất cao, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các đơn vị liên quan đang tập...

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy trong 3 quý đầu năm nay, doanh số trung bình hằng...

Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

- Trong xu hướng phát triển, cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các chủ thể OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh đã và đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đến người tiêu dùng.  Anh Dương Hữu Điện, thôn Bình Thượng, xã Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn chia...

Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD – Báo Lạng Sơn

Dự kiến trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Thông tin này được Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang chia sẻ tại buổi họp báo lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Vitas và hội nghị tổng kết năm 2024...

Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu – Báo Lạng Sơn

Khi tham gia chính ngạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính, đồng thời nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách. Chiều 18/11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu. Chia...

Gỡ khó cho các dự án BOT thua lỗ, giảm doanh thu – Báo Lạng Sơn

Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc của dự án BOT giao thông trong cả nước và xây dựng giải pháp xử lý phù hợp. Mới đây, Bộ đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định...

Kỳ vọng thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành kênh xuất khẩu chủ lực – Báo Lạng Sơn

Các doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn như thiếu hiểu biết về cách vận hành nền tảng thương mại điện tử, tối ưu trải nghiệm người dùng; hệ thống logistic chưa phát triển đồng đều. Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 với chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ...

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, thương hiệu SJC lên ngưỡng 84,7 triệu đồng – Báo Lạng Sơn

Giá vàng tại các doanh nghiệp trong nước cùng tăng mạnh phiên sáng 19/11, trong đó thương hiệu SJC tiến lên ngưỡng 84,7 triệu đồng mỗi lượng còn vàng nhẫn cũng vượt qua mốc 84 triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng tại các doanh nghiệp trong nước đồng loạt đi lên phiên mở cửa sáng nay (19/11). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ...

Điểm đến hàng đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Trang riotimesonline.com (Brazil) vừa có bài viết về tình hình sản xuất toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, trích dẫn dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market Intelligence (Mỹ), trong đó cho biết, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để các công ty dịch chuyển sản xuất nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Theo dữ liệu của S&P Global...

Tin nổi bật

Tin mới nhất