Powered by Techcity

Độc đáo bánh “xì chúm” ngày rằm tháng 7


Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Vào ngày này, người dân thường làm nhiều loại bánh, trong đó có bánh “xì chúm” – một loại bánh truyền thống, có từ lâu đời được người dân làm để dâng lên gia tiên, cầu cho một năm mùa màng bội thu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7.

Bà Linh Thị Huệ so chế bột bánh
Bà Linh Thị Huệ so chế bột bánh

Để tìm hiểu về cách làm bánh “xì chúm”, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà Linh Thị Huệ, phố Đức Tâm, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, người đã gắn bó với nghề làm bánh nhiều năm nay. Bà Huệ cho biết: Bánh “xì chúm” gắn liền với tuổi thơ của tôi. Khi còn nhỏ, tôi đã thấy các bà, các mẹ làm bánh “xì chúm” vào dịp lễ, tết và tôi cũng đã học được cách làm loại bánh độc đáo này từ đó. Nguyên liệu chính để làm bánh gồm: gạo nếp, lạc, muối… Đây đều là những loại nguyên liệu gần gũi, thân thuộc nhưng để làm ra những chiếc bánh có hương vị thơm ngon đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo, tỉ mẩn và công thức làm bánh riêng. Trước kia, tôi chỉ làm bánh “xì chúm” vào rằm tháng 7 nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhận thấy sự ưa chuộng của khách hàng với loại bánh này, tôi đã làm bánh để bán vào các ngày chợ phiên. Trung bình mỗi phiên chợ, tôi bán được khoảng 450 chiếc bánh, với giá bán 5.000 đồng/2 chiếc.

Để làm được những chiếc bánh thơm ngon, có độ mềm dẻo, việc lựa chọn gạo rất quan trọng. Theo đó, gạo được dùng để làm bánh là gạo nếp vụ Chiêm, hạt gạo có độ chắc mẩy, to, tròn. Gạo nếp được ngâm với nước từ 7 đến 8 tiếng, sau đó, mang đi xay nhuyễn thành bột nước và cho vào túi vải xô để mang đi ép. Sau khi bột gạo nếp đã khô, người làm trộn bột với nước muối pha loãng để tạo gia vị cho bánh. Trong quá trình trộn, người làm bánh cần cho một lượng nước vừa phải, để phần bột không bị nhão rồi nhào nặn để hai nguyên liệu hòa trộn với nhau.

Bánh “xì chúm” là loại bánh mặn nên phần nhân có thể là lạc, đỗ xanh hoặc thịt lợn xay, tùy vào khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng thường làm bánh với 2 loại nhân là lạc và thịt lợn. Theo đó, nếu nhân bánh là lạc, người làm sẽ rang lạc từ 30 đến 45 phút trên lửa nhỏ, đến khi lạc tỏa mùi thơm và chuyển màu vàng cánh gián, sau đó để nguội, mang đi giã và trộn thêm bột canh. Còn nếu là nhân thịt lợn, người làm bánh sẽ xay nhuyễn và xào chín cùng các gia vị như hành, hạt tiêu…

Sau khi đã hoàn thành tất cả các công đoạn, người làm bánh sử dụng bột để nặn thành hình vỏ sò, cho nhân vào giữa và vo tròn lại. Khác với các loại bánh như bánh gai, bánh chuối…, bánh “xì chúm” không dùng lá chuối gói xung quanh mà chỉ dùng khay hoặc một chiếc lá (lá chuối hoặc lá dong) đặt ở bên dưới, bôi một chút mỡ lợn và đặt bánh lên rồi mang đi hấp chín. Để bánh đạt đến độ thơm ngon nhất, người làm hấp bánh trong 18 đến 20 phút với lửa nhỏ, liu riu, nếu hấp bánh quá lâu hoặc hấp với lửa quá to bánh sẽ bị phồng, ăn bị cứng không giữ được độ mềm, dẻo. Sau khi hấp chín, bánh được quệt thêm 1 chút mỡ lợn lên mặt trên để tạo độ căng bóng, hấp dẫn cho bánh.

Bánh
Bánh “xì chúm” thành phẩm

Không chỉ người dân ở Văn Quan mà các tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh, vào những ngày sát rằm tháng 7, nhiều gia đình cũng tất bật chuẩn bị các nguyên liệu để làm “xì chúm”. Bà Lâm Thị Em, thôn Pác Luống, xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia chia sẻ: “Xì chúm” là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của gia đình tôi vào ngày rằm tháng 7. Vì thế, hằng năm, cứ vào khoảng ngày 12, 13/7 âm lịch, gia đình tôi lại quây quần bên nhau làm bánh “xì chúm”. Với quan niệm của người dân chúng tôi, chiếc bánh “xì chúm” có màu trắng của gạo, căng bóng, to tròn khi được bày lên bàn thờ tổ tiên không chỉ thể hiện sự mong cầu về một năm mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy, gia đạo được bình yên, hạnh phúc mà còn thể hiện lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên.

Chẳng cần những nguyên liệu cầu kì, phức tạp mà bằng những nguyên liệu bình dị, mộc mạc nhất, người dân đã tạo ra món bánh thơm ngon, mang đậm hương vị của quê hương. Và có lẽ chính cái hương vị thân thuộc, giản dị ấy đã tô điểm thêm cho nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng vào mỗi dịp rằm tháng 7, đồng thời phần nào thể hiện được sự phong phú trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi biên ải.





Nguồn: https://baolangson.vn/doc-dao-banh-xi-chum-ngay-ram-thang-7-5018565.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 –...

- Ngày 20/11, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Đặng Thị Kiều Vân, Bí thư Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh đã trình bày các tờ trình của Ban Thường vụ Đảng...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11, kỳ 2: Thảo luận và quyết định 11 nội dung quan trọng – Báo Lạng Sơn

- Ngày 20/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 (kỳ 2). Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Phiên họp kỳ này, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào 11 nội dung do 8 cơ quan trình. Trong đó, các đại...

Chin-su mang chảo cơm có thịt đặc biệt lên vùng cao dịp 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” – hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một triệu bữa cơm có thịt” do Chin-su phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện. Ngày lễ kỷ niệm 20/11 thật đặc...

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Hơn 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (23/9/1973), quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, hiệu quả trên các lĩnh vực. Tối 19/11, tại Thủ đô Tokyo, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tham dự lễ kỷ niệm có hơn 500 khách...

Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Từ hôm nay (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20-30/11 và Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng. Quốc hội cũng sẽ tiến hành biểu...

Cùng chuyên mục

Hòa Bình: Khai mạc Lễ hội Cá Tôm sông Đà năm 2024

Lễ hội với mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất ngành thủy sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương hiệu có bản quyền gắn với sản phẩm nông nghiệp. Tối 19/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội Cá Tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ hai năm 2024. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch...

Agoda tiết lộ Đà Lạt là điểm đến giá rẻ hàng đầu vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch

Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất tại Việt Nam và thứ tư châu Á vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch, theo dữ liệu của Agoda. Ngày 19/11, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch tại...

“Điểm danh” 10 công viên quốc gia nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ

Năm ngoái, Công viên quốc gia Great Smoky Mountains đón 13 triệu lượt khách; trong khi hơn 3 triệu người đã chiêm ngưỡng cảnh quan sa mạc đá và thảm thực vật của Công viên quốc gia Joshua Tree. Hơn 300 triệu du khách đã khám phá các công viên quốc gia của Mỹ vào năm ngoái, từ Acadia ở Maine đến Zion ở Utah. Theo trang National Geographic, kể từ khi Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) bắt đầu...

Hang động Lascaux tại Pháp – nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

Với hơn 2.000 hình vẽ và chạm khắc được tạo ra cách đây 17.000 năm, chủ yếu là những hình ảnh bò rừng, hươu, ngựa..., hang động Lascaux tại Pháp là nơi lưu giữ những thông điệp của người tiền sử. Hang động Lascaux, thuộc tỉnh Dordogne, ở phía Tây Nam nước Pháp, là một trong những kho báu nghệ thuật tiền sử quan trọng nhất thế giới. Di sản văn hóa độc đáo này của nhân loại đã được UNESCO...

Phố cổ Chiang Mai tôn vinh truyền thống văn hóa từ các lễ hội ánh sáng

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong được tổ chức ở khắp các tỉnh, thành phố của Thái Lan, nhưng tỉnh Chiang Mai ở miền Bắc được xem là điểm đến mê hoặc nhất để chiêm ngưỡng sắc màu lung linh của ánh sáng. Loy Krathong là lễ hội hoa đăng có truyền thống từ ngàn xưa tại Vương quốc Chùa Vàng và là dịp lễ lớn thứ hai trong năm sau Tết cổ truyền Songkran của người Thái Lan. Được tổ...

Lạng Sơn có 1 gian hàng tham gia Liên hoan du lịch, ẩm thực – làng nghề Bắc Ninh năm 2024

- Từ ngày 14 - 18/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tham gia Liên hoan du lịch, ẩm thực - làng nghề Bắc Ninh năm 2024 tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.   Tham gia chương trình, tỉnh Lạng Sơn có 1 gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch, ẩm thực xứ Lạng với nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: vịt quay Hồng Xiêm, khau nhục, lạp...

Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang

Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận. Nếu có dịp đến Hàn Quốc khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng, nền văn hóa giàu bản sắc thì chắc chắn bạn khó có thể bỏ qua Gochang. Địa danh đặc biệt này nằm ở tỉnh Jeollabuk-do-cái...

Trên 15.000 lượt người tham gia Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng

- Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024, trong 2 ngày (15 - 16/11) đã có trên 15.000 lượt người đến tham quan, trải nghiệm tại lễ hội. Đến với lễ hội, Nhân dân và du khách đã được tham gia những hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc như: thi quay lợn, thi chế biến, bài trí mâm cỗ đẹp; trải nghiệm chèo...

Khai mạc Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024

- Tối 15/11, tại sân khấu chính di tích danh thắng Đồng Lâm xã Hữu Liên, UBND huyện Hữu Lũng tổ chức khai mạc Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm huyện Hữu Lũng năm 2024.           Dự lễ khai mạc có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.    ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất