Powered by Techcity

Đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn với sữa, thực phẩm bổ sung – Báo Lạng Sơn điện tử


Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung.

0:0017/08/2024 09:39

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung
Bộ Y tế đề xuất bắt buộc áp dụng hệ thống GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật an toàn thực phẩm sửa đổi.

Bộ Y tế cho biết, quy định bắt buộc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được nêu rõ trong Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Khoản 4 Điều 4 Luật an toàn thực phẩm có quy định về Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm: Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đối với quy định về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, theo Bộ Y tế, đến thời điểm hiện tại, chỉ mới bắt buộc áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP). Một số nhóm sản phẩm thực phẩm có mức độ rủi ro cao về an toàn thực phẩm đối với người sử dụng như: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, thực phẩm bổ sung (sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, người già)… hiện vẫn chỉ phải áp dụng “Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm” như hầu hết các nhóm sản phẩm thực phẩm thông thường khác. Giống như các cơ sở kinh doanh thực phẩm, những cơ sở nhập khẩu các nhóm thực phẩm có mức độ rủi ro cao nêu trên hiện nay “không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm” (Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP). Quy định này gây khó khăn cho công tác hậu kiểm, nhất là yêu cầu truy xuất đối hàng hóa nhập khẩu.

Theo Bộ Y tế, công tác thống kê, rà soát các cơ sở được cấp giấy chứng nhận GMP, ISO 22000, FSC, HACCP hoặc tương đương gặp khó khăn. Mặt khác, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý an toàn thực phẩm tương ứng đối với các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý ATTP ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (FS), Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của người dân gia tăng, vì thế việc kinh doanh thực phẩm online ngày càng phát triển thông qua các trang mạng xã hội như: zalo, facebook, việc kinh doanh này đa phần là nhỏ lẻ, không có giấy phép, nhiều loại thực phẩm được rao bán theo kiểu nhà làm (sản xuất, chế biến theo yêu cầu, đơn đặt hàng của người tiêu dùng), gây khó khăn cho công tác quản lý.

Đảm bảo tất cả các sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng

Với mục tiêu xây dựng và duy trì hệ thống để đảm bảo tất cả các sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng và không gây hại đến sức khỏe; đảm bảo tổ chức tuân thủ các quy định pháp lý, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm, như HACCP, ISO 22000… và các quy định cụ thể của từng quốc gia, khu vực và quốc tế, Bộ Y tế đề xuất giải pháp bắt buộc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; áp dụng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: (i) Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; (ii) Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; (iii) Thực phẩm bổ sung.

Các cơ sở khác phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Bộ Y tế cho biết, khi các quy định an toàn thực phẩm được áp dụng hiệu quả, sẽ giảm số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh tật liên quan đến thực phẩm. Điều này làm giảm gánh nặng tài chính cho hệ thống y tế công cộng, giảm chi phí điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Môi trường an toàn và ổn định trong ngành thực phẩm làm tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm và mở rộng quy mô sản xuất, từ đó tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm giúp các sản phẩm thực phẩm của quốc gia có cơ hội gia nhập thị trường quốc tế dễ dàng hơn. Điều này có thể làm tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho nền kinh tế quốc gia.

Các quy định rõ ràng và hệ thống quản lý chất lượng giúp Nhà nước quản lý hiệu quả hơn các hoạt động liên quan đến thực phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng tài nguyên và ngân sách công một cách hợp lý hơn, và cải thiện năng suất trong các hoạt động kiểm tra và giám sát.

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, để đảm bảo tính thống nhất và công bằng, khi công bố chấp nhận một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ quan có thẩm quyền phải triển khai đánh giá sự tương đương/phù hợp của bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn này so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt tương ứng của Tổ chức Y tế thế giới, như vậy, đòi hỏi phải có kinh phí, nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Tuân thủ GMP giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Theo Bộ Y tế, việc tuân thủ GMP giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và thị trường. Các sản phẩm có chứng nhận GMP thường được coi là có chất lượng cao và đáng tin cậy, từ đó tăng cường thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhiều quốc gia và khu vực yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn GMP. Do đó, việc áp dụng GMP có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, tăng khả năng xuất khẩu và cạnh tranh toàn cầu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Chi phí đầu tư vào các quy trình mới, công nghệ và đào tạo nhân viên có thể tăng cao, gây áp lực tài chính và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong một số trường hợp, việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt có thể làm tăng giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng trong nước, đặc biệt nếu giá cả trở nên không phù hợp với mức thu nhập của người dân.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm

Đối với người tiêu dùng, theo Bộ Y tế, các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm thúc đẩy việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn thực phẩm. Người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm an toàn và có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm có kiểm định chất lượng.

Người tiêu dùng có thể nhận được giá trị tốt hơn từ số tiền họ bỏ ra, khi sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn và chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Sử dụng thực phẩm chất lượng tốt hơn có thể dẫn đến sức khỏe tốt hơn về lâu dài, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và tim mạch.

Tuy nhiên, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao có thể trở nên xa xỉ đối với một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp. Điều này có thể dẫn đến phân biệt tiêu dùng, nơi người tiêu dùng có thu nhập thấp chỉ có thể mua được các sản phẩm rẻ hơn nhưng kém chất lượng hơn, gây ra bất bình đẳng trong tiếp cận thực phẩm an toàn.

Kiểm soát các mối nguy hại từ nguyên liệu đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Theo Bộ Y tế, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa các quy trình sản xuất và dịch vụ, từ đó đảm bảo chất lượng ổn định và đồng nhất trong mọi sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong lĩnh vực thực phẩm, áp dụng QMS như HACCP, ISO 22000 giúp kiểm soát các mối nguy hại từ nguyên liệu, quá trình chế biến đến sản phẩm cuối cùng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, đạt các chứng nhận quốc tế, các chứng nhận QMS quốc tế như ISO 9001, ISO 22000 giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và mở rộng thị trường, đặc biệt là trong các thị trường yêu cầu cao về chất lượng và an toàn.





Nguồn: https://baolangson.vn/de-xuat-ap-dung-cac-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-nghiem-ngat-hon-voi-sua-thuc-pham-bo-sung-5018703.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Lãnh đạo UBND tỉnh dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 – Báo...

- Chiều 20/11, Đoàn đại biểu của tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 tại Lạng Sơn. Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức hằng năm, luân phiên tại các giáo phận trong Giáo tỉnh với mục đích...

Nền tảng video TikTok đang thay đổi “bộ mặt” của du lịch như thế nào?

Hơn 70% người dùng TikTok ở châu Âu cho biết có khả năng họ sẽ đặt kỳ nghỉ du lịch dựa trên các đề xuất mà họ thấy trên nền tảng xã hội này. Từ các video “nhập vai du khách” làm nổi bật các điểm đến ít được biết đến, đến những mẹo đóng gói hành lý và gợi ý về phương tiện di chuyển, TikTok đã trở thành nguồn kiến ​​thức và cảm hứng cho những “tín đồ”...

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước,...

Giá vàng tăng mạnh, thương hiệu SJC lên ngưỡng 85,7 triệu đồng mỗi lượng – Báo Lạng Sơn

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên mở cửa sáng ngày 20/11, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp tăng 700.000 đồng mỗi lượng còn giá vàng nhẫn cũng điều chỉnh ở mức tương tự. Giá vàng tại các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa sáng nay (20/11). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ...

Hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 –...

- Ngày 20/11, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Đặng Thị Kiều Vân, Bí thư Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh đã trình bày các tờ trình của Ban Thường vụ Đảng...

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng mạnh, thương hiệu SJC lên ngưỡng 85,7 triệu đồng mỗi lượng – Báo Lạng Sơn

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên mở cửa sáng ngày 20/11, trong đó thương hiệu SJC tại các doanh nghiệp tăng 700.000 đồng mỗi lượng còn giá vàng nhẫn cũng điều chỉnh ở mức tương tự. Giá vàng tại các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa sáng nay (20/11). Tại thời điểm 9 giờ, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Công ty Doji cùng niêm yết giá vàng SJC từ...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 11, kỳ 2: Thảo luận và quyết định 11 nội dung quan trọng – Báo Lạng Sơn

- Ngày 20/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 (kỳ 2). Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Phiên họp kỳ này, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào 11 nội dung do 8 cơ quan trình. Trong đó, các đại...

Phó Thủ tướng: Chỉ bàn triển khai hiệu quả giải ngân đầu tư công, không bàn lùi – Báo Lạng Sơn

Từ tình hình giải ngân đầu tư công, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu chỉ bàn triển khai sao cho hiệu quả, không bàn lùi; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân, có chế tài xử lý nghiêm. Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình...

Phương pháp hiệu quả, cách thức xử lý triệt để tham nhũng, lãng phí – Báo Lạng Sơn

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhiều vụ án tham nhũng lớn được xử lý triệt để. Việc giải quyết tham nhũng, lãng phí là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì, chứ không thể chỉ dựa vào những giải pháp tức thời. Những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh...

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, cần lộ trình hợp lý – Báo Lạng Sơn

Theo chương trình dự kiến, tại đợt 2 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến 13 dự luật, trong đó có dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75% và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, cộng 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hằng năm,...

Hình mẫu cho hợp tác kinh tế và tình đoàn kết Việt Nam-Lào – Báo Lạng Sơn

Unitel được Chính phủ và Bộ quốc phòng hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình thành công về sự hợp tác tốt đẹp hai nước Lào-Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Lào, tối 19/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty Star Telecom (Unitel) liên doanh giữa Tập đoàn Viettel và Lao Asia Telecom của Bộ Quốc phòng Lào, đã long trọng kỷ niệm 15 năm triển khai hoạt động kinh doanh tại Lào với chủ đề...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi thời điểm giao mùa – Báo Lạng Sơn

- Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, các hộ chăn nuôi tập trung tái đàn, việc vận chuyển, tiêu thụ động vật tăng mạnh..., những yếu tố đó khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm rất cao, nhất là bệnh cúm gia cầm và bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các đơn vị liên quan đang tập...

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu cho thấy trong 3 quý đầu năm nay, doanh số trung bình hằng...

Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn

- Trong xu hướng phát triển, cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các chủ thể OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh đã và đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đến người tiêu dùng.  Anh Dương Hữu Điện, thôn Bình Thượng, xã Chiêu Vũ, huyện Bắc Sơn chia...

Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD – Báo Lạng Sơn

Dự kiến trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14,79%; xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023. Thông tin này được Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang chia sẻ tại buổi họp báo lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Vitas và hội nghị tổng kết năm 2024...

Tin nổi bật

Tin mới nhất