Powered by Techcity

Thực hành tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật – Báo Lạng Sơn điện tử


Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện những đối tượng lạ tìm cách tiếp cận người dân để tuyên truyền, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào hoạt động của các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó nổi lên gần đây là hội nhóm xưng danh “Pháp luân công”. Từ đây làm phát sinh những bất ổn, gây mất trật tự an ninh xã hội, khiến dư luận bức xúc.

Các vật phẩm tuyên truyền trái pháp luật về Pháp luân công bị lực lượng chức năng thu giữ.
Các vật phẩm tuyên truyền trái pháp luật về Pháp luân công bị lực lượng chức năng thu giữ.

Tìm mọi cách thâm nhập vào các khu dân cư, tụ điểm sinh hoạt công cộng, phát tán tài liệu tuyên truyền không rõ nguồn gốc xuất xứ, thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội những nội dung có tính chất thần thánh hóa tổ chức của mình,… là chiêu bài phổ biến của cái gọi là “Pháp luân công” đang thực hiện tại Việt Nam.

Đáng chú ý, các đối tượng thường tìm kiếm những người mắc bệnh tật hiểm nghèo, cuộc sống gặp khó khăn để “chiêu mộ” thành viên, với lời hứa hẹn nếu tham gia tổ chức sẽ được giải thoát khỏi khổ đau, bệnh tật.

Mới đây, vào tháng 5/2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ quan chức năng đã phát hiện một số đối tượng tiến hành phát tán các xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền về Pháp luân công tại các khu vực như cổng trường học, bệnh viện, khu dân cư… Nhóm đối tượng này còn len lỏi đến các xã, huyện vùng cao của tỉnh để tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia.

Trước tình hình đó chính quyền địa phương đã ra thông báo đến các ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn và người dân cần đề cao cảnh giác trước các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của nhóm đối tượng này.

Điều đáng lo ngại là tình trạng phức tạp nêu trên cũng đang xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, đe dọa gây ra những hậu quả khó lường. Trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Đồng Tháp đã gửi kiến nghị tới Bộ Nội vụ đề xuất cơ quan này cần có quy định xử lý đối với những người tham gia các hoạt động tập luyện Pháp luân công, hiện đang diễn biến phức tạp, tác động xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nhiều địa phương.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Nội vụ cho biết, trước những sự việc có tính phức tạp của Pháp luân công, Bộ Nội vụ cùng các bộ, ngành liên quan đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã triển khai, phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo công tác ngăn chặn, không để Pháp luân công hình thành tổ chức trái pháp luật, xử lý có hiệu quả một số vụ việc phức tạp do một số nhóm người tập Pháp luân công gây ra.

Tuy nhiên báo cáo của Bộ Nội vụ cũng cho biết, công tác phối hợp ở một số địa phương hiện nay chưa chặt chẽ, có lúc, có nơi nhận thức chưa rõ ràng, chưa thống nhất về quan điểm, xử lý những vụ việc phức tạp thiếu kiên quyết, đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao, nhất là đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các đối tượng lợi dụng Pháp luân công.

Theo Bộ Nội vụ, Pháp luân công không hội tụ đủ điều kiện là tôn giáo, bản thân những người luyện tập Pháp luân công cũng không nhận tổ chức của mình là tôn giáo và chưa bao giờ đề cập đến việc đề nghị công nhận về tổ chức.

Xử lý đối tượng tuyên truyền Pháp luân công trái phép giữa mùa dịch
Xử lý đối tượng tuyên truyền Pháp luân công trái phép giữa mùa dịch

Sự vào cuộc kịp thời, kiên quyết của cơ quan chức năng đã được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên với bản chất đen tối, các thế lực thù địch đã lập tức lợi dụng sự việc trên để xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền con người, cản trở tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Một sự thật hiển nhiên đã bị các đối tượng cố tình lờ đi là việc cơ quan chức năng chỉ rõ Pháp luân công không phải tín ngưỡng, tôn giáo, và cũng không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết Pháp luân công có tên gọi khác là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc) lập ra năm 1992; sau đó Lý Hồng Chí đã sang Mỹ định cư.

Dù không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự, không có giáo lý riêng nhưng suốt nhiều năm qua, trong cách thức tuyên truyền, hoạt động, Pháp luân công vẫn tự cho mình là một hệ phái Phật giáo.

Thực hiện tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng, những người điều hành Pháp luân công tận dụng tối đa hình thức kết nối trực tuyến, thông qua các trang thông tin điện tử để điều phối hoạt động, đăng đàn thuyết giảng và tuyển mộ thành viên.

Đồng thời Pháp luân công cũng ra sức tuyên truyền các bài tập vốn là sự pha tạp từ các bài khí công đã được nhà sư Phật giáo, võ sĩ Đạo giáo và học giả Nho giáo luyện tập từ xa xưa; thần thánh hóa rằng đây là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tinh thần, đạo đức và thể chất, giúp phòng tránh mọi loại tai ương, tật bệnh.

Vào khoảng những năm 2000, Pháp luân công du nhập vào Việt Nam. Dù không được công nhận là tổ chức hợp pháp, song bằng nhiều cách thức chiêu nạp, đến nay Pháp luân công tại Việt Nam ước tính có hơn 7.000 người tham gia, luyện tập tại 565 điểm nhóm.

Thời gian đầu, thành viên của Pháp luân công chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đến nay có chiều hướng mở rộng đến các vùng miền xa xôi, hẻo lánh, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.

Để giúp người dân dễ nhận diện về Pháp luân công, có thể thấy nổi lên những đặc điểm đáng chú ý như sau: Thứ nhất, các tài liệu, bài thuyết giảng của Pháp luân công là sự chắp nhặt, vay mượn từ các tôn giáo khác để hình thành nên. Bên cạnh đó, Pháp luân công hoạt động dưới vỏ bọc “khí công rèn luyện sức khỏe”, cũng như lợi dụng các yếu tố tôn giáo, tâm linh để chiêu mộ, lôi kéo thành viên.

Do lầm tưởng đây là một môn tu tập của Phật giáo nên nhiều người đã tin theo, thậm chí bỏ bê nhà cửa, gia đình, trở thành đệ tử đắc lực của tổ chức này, tích cực quảng bá, lôi kéo người khác cùng tham gia, gây hệ lụy tiêu cực cho xã hội.

Thứ hai, Pháp luân công có biểu hiệu tuyên truyền mê tín dị đoan, phản khoa học, phản văn hóa. Nhằm lôi kéo mọi người, những người điều hành Pháp luân công ra sức tuyên truyền về cái gọi là “ngày tận thế”, theo đó mỗi người đều phải gánh chịu những sự trừng phạt.

Đồng thời, các đối tượng ra sức thêu dệt Lý Hồng Chí như là đấng cứu thế, là người tạo ra thế giới muôn loài và cứu giúp chúng sinh, do đó ai đi theo Pháp luân công của Lý Hồng Chí sẽ được bảo vệ. Pháp luân công kêu gọi mọi người đăng ký luyện tập càng đông sẽ càng nhanh tạo ra “công lực” cho bản thân.

Mê muội tin theo tà thuyết này, không ít người dù đang mắc bệnh tật hiểm nghèo nhưng không chịu đi điều trị tại các cơ sở y tế mà chỉ luyện tập Pháp luân công khiến cho bệnh tình ngày càng nặng thêm, thậm chí có trường hợp đã tử vong.

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số thành viên của Pháp luân công đã ra sức quảng bá rằng “Nhờ niệm 9 chữ chân ngôn” của Pháp luân công, không cần tốn một viên thuốc vẫn có thể chữa khỏi Covid-19. Việc lan truyền những thông tin phản khoa học như vậy đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của toàn xã hội, khiến dịch bệnh không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tính mạng nhiều người bị đe dọa.

Không chỉ tự khiến mình bị thiệt thân, có người vì mê muội Pháp luân công đã biến mình thành tội phạm. Như sự việc xảy ra năm 2019 tại Bình Dương, đối tượng Phạm Thị Thiên Hà cầm đầu một nhóm tu luyện Pháp luân công do luyện tập đến mức bị ảo giác nên đã nhẫn tâm giết chết hai đồng môn rồi cho vào bồn nhựa đổ bê-tông hòng phi tang, gây chấn động dư luận.

Thứ ba, hoạt động Pháp luân công đe dọa trật tự an toàn xã hội, xuất hiện những biểu hiện mang màu sắc chính trị. Trong vòng hơn 20 năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, dù không được cấp phép nhưng Pháp luân công không ngừng mở rộng địa bàn, phát huy tầm ảnh hưởng, phô trương thanh thế, mục tiêu hướng đến là từng bước đòi chính quyền công nhận tư cách pháp nhân, công khai hóa hoạt động.

Một sự việc xảy ra vào tháng 1/2014 liên quan đến tổ chức này vẫn được nhiều người nhắc đến. Khi đó, một nhóm học viên Pháp luân công đến trước lăng Hồ Chí Minh, chăng biểu ngữ có nội dung xúc phạm Lãnh tụ, xuyên tạc vai trò của Đảng Cộng sản khiến đông đảo người dân vô cùng phẫn nộ. Ba tuần sau, vào ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam, một nhóm học viên Pháp luân công đã có hành vi xâm hại tượng đài Lê-nin tại vườn hoa Lê-nin nhưng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Thời gian qua, Pháp luân công được các thế lực thù địch ra sức lợi dụng nhằm chống phá Việt Nam. Việc cơ quan chức năng thực hiện việc quản lý đối với Pháp luân công theo đúng các quy định của pháp luật lập tức bị các đối tượng chống phá, phản động lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Từ đây các đối tượng không ngừng cổ súy sự lớn mạnh của các tổ chức bất hợp pháp như Pháp luân công để từng bước hình thành nên những tổ chức chính trị đối lập, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Tại Trung Quốc, phong trào Pháp luân công từng bị chính quyền nước này coi là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho xã hội trong nửa thế kỷ nay”.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không cho phép các tổ chức bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền đức tin phản khoa học, phản văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, gây tâm lý bức xúc, hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Trước những diễn biến phức tạp liên quan đến Pháp luân công nói riêng và hoạt động của các hội nhóm chưa được cấp phép tại Việt Nam nói chung đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên cả nước thời gian tới cần tiếp tục được chú trọng, tăng cường sự phối hợp hiệu quả, chặt chẽ hơn nữa giữa các địa phương, bộ, ban, ngành liên quan, qua đó định hướng và tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và đảng viên, vận động quần chúng nhân dân không tham gia các hội nhóm bất hợp pháp núp bóng tín ngưỡng, tôn giáo; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng tà đạo để tuyên truyền xuyên tạc gây mất trật tự an ninh xã hội, chống phá chế độ.





Nguồn: https://baolangson.vn/thuc-hanh-tin-nguong-ton-giao-lanh-manh-dung-phap-luat-5018541.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Chuyển đổi số – nhiệm vụ cấp bách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng – Báo Lạng Sơn

Chuyển đổi số được kỳ vọng góp phần tạo nên sự đột phá trong quản lý dữ liệu tổ chức Đảng, đảng viên và văn kiện Đảng; đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quá trình kết nối từ Trung ương đến cơ sở. Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Chính phủ) Cán bộ, đảng viên tại Long An luôn quan tâm và tiếp thu nội dung trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Tiếp tục đổi...

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát tại huyện Tràng Định và Văn Lãng – Báo Lạng Sơn

- Ngày 20/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định của UBND tỉnh và việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh tại huyện Tràng Định và Văn Lãng. Trong chương trình, Đoàn kiểm tra, giám sát đã nghe báo cáo kết quả tình hình thực hiện Quyết...

Lãnh đạo UBND tỉnh dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 – Báo...

- Chiều 20/11, Đoàn đại biểu của tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 tại Lạng Sơn. Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức hằng năm, luân phiên tại các giáo phận trong Giáo tỉnh với mục đích...

Nền tảng video TikTok đang thay đổi “bộ mặt” của du lịch như thế nào?

Hơn 70% người dùng TikTok ở châu Âu cho biết có khả năng họ sẽ đặt kỳ nghỉ du lịch dựa trên các đề xuất mà họ thấy trên nền tảng xã hội này. Từ các video “nhập vai du khách” làm nổi bật các điểm đến ít được biết đến, đến những mẹo đóng gói hành lý và gợi ý về phương tiện di chuyển, TikTok đã trở thành nguồn kiến ​​thức và cảm hứng cho những “tín đồ”...

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số – nhiệm vụ cấp bách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng – Báo Lạng Sơn

Chuyển đổi số được kỳ vọng góp phần tạo nên sự đột phá trong quản lý dữ liệu tổ chức Đảng, đảng viên và văn kiện Đảng; đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quá trình kết nối từ Trung ương đến cơ sở. Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Chính phủ) Cán bộ, đảng viên tại Long An luôn quan tâm và tiếp thu nội dung trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Tiếp tục đổi...

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước – Báo Lạng Sơn

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN...

Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, giám sát tại huyện Tràng Định và Văn Lãng – Báo Lạng Sơn

- Ngày 20/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định của UBND tỉnh và việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của Thường trực HĐND tỉnh tại huyện Tràng Định và Văn Lãng. Trong chương trình, Đoàn kiểm tra, giám sát đã nghe báo cáo kết quả tình hình thực hiện Quyết...

Lãnh đạo UBND tỉnh dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 – Báo...

- Chiều 20/11, Đoàn đại biểu của tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dự khai mạc, chúc mừng Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XX năm 2024 tại Lạng Sơn. Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội được tổ chức hằng năm, luân phiên tại các giáo phận trong Giáo tỉnh với mục đích...

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước,...

Hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025 –...

- Ngày 20/11, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị thực hiện quy trình kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Đặng Thị Kiều Vân, Bí thư Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối CCQ tỉnh đã trình bày các tờ trình của Ban Thường vụ Đảng...

Chin-su mang chảo cơm có thịt đặc biệt lên vùng cao dịp 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” – hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một triệu bữa cơm có thịt” do Chin-su phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện. Ngày lễ kỷ niệm 20/11 thật đặc...

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả – Báo Lạng Sơn

Hơn 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (23/9/1973), quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, hiệu quả trên các lĩnh vực. Tối 19/11, tại Thủ đô Tokyo, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tham dự lễ kỷ niệm có hơn 500 khách...

Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng – Báo Lạng Sơn

Trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Từ hôm nay (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20-30/11 và Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng. Quốc hội cũng sẽ tiến hành biểu...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất