Powered by Techcity

Làm thế nào để thị trường xăng dầu ngày càng minh bạch hơn, hiệu quả hơn? – Báo Lạng Sơn điện tử


Ủng hộ quan điểm cần sửa đổi những tồn tại trong Nghị định 83 về điều hành xăng dầu, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng: Việc sửa đổi chính sách quản lý phải hướng vào việc thay đổi cơ chế. Cơ chế quản lý hiện nay đang dùng là cơ chế quản lý hành chính Nhà nước nên chuyển sang công cụ thị trường, để thị trường điều tiết, giá kinh doanh thế nào cũng để cho các doanh nghiệp tự xác định giá.

Tọa đàm
Tọa đàm “Để thị trường xăng dầu phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả” – Ảnh VGP/Dương Tuấn

Nhận thức rõ tầm quan trọng của xăng dầu đối với phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn dành sự quan tâm chỉ đạo sát sao đối với mặt hàng chiến lược này. Tuy thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu còn một số hạn chế trong việc điều hành giá xăng khi giá xăng trong nước đang chịu sự chi phối lớn từ xăng dầu thế giới.

Giá xăng dầu thế giới tác động lớn nhất

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá Phạm Văn Bình- Ảnh VGP/Dương Tuấn
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá Phạm Văn Bình- Ảnh VGP/Dương Tuấn

Thông tin tại Tọa đàm: “Để thị trường xăng dầu phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 30/7, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá Phạm Văn Bình cho biết: Đánh giá tổng quát và so sánh mặt bằng giá xăng, dầu từ tháng 1 đến nay không có nhiều biến động. Cụ thể, đầu tháng 1 (kỳ điều hành 4/1/2024), giá RON-95 III là 22.148. Gần đây nhất vào kỳ điều hành ngày 25/7, giá xăng RON95 đang ở mức 22.884 đồng/lít. Như vậy, mặt bằng giá xăng từ đầu năm 2024 đến nay tương đối ổn định, không có biến động lớn.

Về nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi giá, theo ông Bình, là do sự thay đổi của giá xăng dầu thế giới khi tỉ lệ cấu thành giá chiếm khoảng 65-77%; yếu tố chi phí, thuế chiếm khoảng 12-29%; chi phí định mức dao động từ 7,5-11%; ngoài ra còn một số yếu tố cấu thành giá nữa là về lợi nhuận, hoạt động trích, chi quỹ… cũng ảnh hưởng tới giá xăng dầu. Như vậy, giá xăng dầu thế giới tác động lớn nhất tới giá xăng dầu trong nước.

Cùng quan điểm, chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo nhận định: Mặt hàng xăng dầu không tuân thủ theo quy luật cung-cầu thuần túy mà từ lâu đã thoát ly, phụ thuộc nhiều vào địa chính trị như: chiến tranh, thiên tai, những sự đầu cơ quá lớn của các tổ chức tài chính…. Do đó, xăng dầu trong nước cũng chịu ảnh hưởng khi điều hành giá bán phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Bảo với cách điều hành xăng dầu hiện nay “cơ quan quản lý nhà nước làm thay cho doanh nghiệp” và đây cũng là “nút thắt lớn nhất”. Do đó, ông Bảo cho rằng, cần có cơ chế xác định cái gì thuộc về thị trường để các doanh nghiệp quyết định.

Theo ông Bảo, với quản lý nhà nước, theo tôi đầu tiên là bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế này. Thứ hai, bảo đảm quản lý về mặt bằng giá chung để làm sao không có tác động mạnh hoặc khi thế giới biến động mạnh thì chúng ta sử dụng những chính sách tài khóa thông qua thuế, cơ chế về bình ổn để xử lý. Còn lại, hãy để thị trường vận hành.

“Vừa qua, tôi thấy rằng Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định rất đúng đắn đó là phải đánh giá, rà soát lại và xây dựng mới nghị định để thay thế những tồn tại trong Nghị định 83, Nghị định 95,…trong thời gian vừa qua”, ông Bùi Ngọc Bảo nêu quan điểm.

Một bất cập được Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways Lương Hoài Nam nêu ra tại Toạ đàm đó là: “Nghịch lý xăng dầu phi hàng không có hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối trong khi xăng dầu hàng không chỉ có 2 nhà cung cấp. Mặt hàng xăng dầu hàng không thậm chí còn đang được Nhà nước thả nổi, không quản lý giá, Bộ Tài chính chỉ quản lý một phần nhỏ về phí”. Do đó, cần sửa đổi quản lý giá xăng dầu theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương để có sự hợp lý trong tiếp cận xăng dầu dân dụng bình thường và xăng dầu hàng không.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, cần thiết phải sớm sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Bởi trong thời gian qua vấn đề an ninh năng lượng của quốc tế nói chung cũng như của Việt Nam nói riêng đều bị tác động bởi yếu tố địa chính trị (xung đột Nga – Ukraine, xung đột Hamas – Israel) dẫn đến giá dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm, chi phí vận tải biến động tăng cao, thất thường,… Trước tình hình này, nhiều quy định trong các nghị định, văn bản quản lý mặt hàng xăng dầu trước đây đã không còn thích hợp và cần phải thay đổi sớm.

Để thị trường điều tiết

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, nhận định, xăng dầu là mặt hàng mang tính chiến lược. Nếu giá xăng dầu tăng sẽ tác động đến chi phí vận chuyển, đầu vào sản xuất… Việt Nam bình ổn giá xăng dầu thông qua 3 công cụ: Điều hành thông qua giá cơ sở; công cụ thuế; trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội

“Chúng ta đang sử dụng công cụ khá tổng hợp như nhiều quốc gia. Trong đó, Nhà nước có vai trò lớn trong việc điều hành giá xăng dầu. Điều này thể hiện trong nhiều lần biến động lớn của giá xăng dầu trên thế giới, nhưng với các công cụ bình ổn, chúng ta đã không tạo ra cú sốc bất thường trên thị trường”, ông Hoàng Văn Cường phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Cường, công tác quản lý điều hành xăng dầu hiện nay còn nhiều bất cập. Mặc dù Nhà nước kiểm soát giá nhưng vẫn phải theo sự biến động bất thường của giá thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn dùng công cụ hành chính nhà nước áp đặt cho công ty kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc không đảm bảo lợi nhuận như doanh nghiệp tính toán.

“Việc dùng công cụ thuế hay trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thực chất là chúng ta đang dùng sức mạnh về ngân sách, nguồn lực của người dân để bình ổn giá mà chưa dùng công cụ thị trường. Điều này dẫn đến chính sách hơi ”cào bằng”, doanh nghiệp kinh doanh tốt hay kém đều bán với giá như nhau. Việc này sẽ không tạo ra được giá bán cạnh tranh trên thị trường”, ông Cường nhìn nhận.

Ủng hộ quan điểm cần sửa đổi những tồn tại trong Nghị định 83 về điều hành xăng dầu, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng: Việc sửa đổi chính sách quản lý phải hướng vào việc thay đổi cơ chế. Cơ chế quản lý hiện nay đang dùng là cơ chế quản lý hành chính Nhà nước nên chuyển sang công cụ thị trường, để thị trường điều tiết, giá kinh doanh thế nào cũng để cho các doanh nghiệp tự xác định giá.

“Nhà nước không can thiệp nhưng Nhà nước cần có công cụ điều tiết. Nếu như doanh nghiệp bán với giá phi thị trường hay liên kết với nhau để bán với giá cao thì phải chịu sự điều tiết của Nhà nước. Hai công cụ thuế là thuế nhập khẩu và thuế thu nhập có thể dùng để điều tiết, buộc doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện tăng lượng bán lên, bán với giá thấp hơn thì lợi ích nhiều hơn là chuyện khống chế lượng bán để tăng giá

Muốn có được công cụ thị trường để cạnh tranh thì chúng ta phải có thị trường cạnh tranh mà muốn có thị trường cạnh tranh thì việc mua bán để thị trường quyết định, trăm người bán, vạn người mua”, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nói.

Cần thiết phải sớm sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu - Ảnh minh họa
Cần thiết phải sớm sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu – Ảnh minh họa

Đề xuất thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Trước các bất cập của thị trường xăng dầu có nhiều ý kiến cho rằng nên thành lập sàn giao dịch xăng dầu. Ngày 18/7, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh kiến nghị về việc thành lập Sàn giao dịch xăng dầu nhằm tăng tính công khai, minh bạch, khắc phục những bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian qua, trên cơ sở đó có giải pháp triển khai phù hợp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu quan điểm: Việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là cần thiết. Bởi sàn giao dịch xăng dầu sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, công khai về giá cả, giao dịch, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, tạo cơ hội đầu tư cho tất cả các các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền tham gia.

Thêm vào đó, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng việc quản lý rủi ro trên sàn giao dịch này bằng các phương thức giao dịch như hợp đồng, hợp đồng phái sinh sẽ tốt hơn. Và lợi ích cuối cùng, đó là sàn giao dịch xăng dầu được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh đối với các sàn giao dịch khác cũng như thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, dịch vụ tài chính Ngân hàng, chứng khoán…

“Sàn giao dịch sẽ tạo ra thị trường xăng dầu công khai, minh bạch hơn và giảm độc quyền. Hiện nay, có 39 doanh nghiệp kinh doanh đầu mối, trong đó 6 doanh nghiệp lớn nhất chiếm thị phần tương đối lớn khoảng 88%. Phần lớn các doanh nghiệp này đều có vốn của Nhà nước, cho nên khi có Sàn giao dịch thị phần sẽ được chia lại, khu vực tư nhân sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường xăng dầu. Đồng thời, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên được lợi cho người tiêu dùng và nền kinh tế”, chuyên gia Ngô Trí Long phân tích.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chuyên gia Ngô Trí Long cũng nêu một số thách thức như: chi phí ban đầu lớn, cần cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ ngăn chặn được sự thao túng thị trường, năng lực tham gia của các doanh nghiệp, rủi ro về thị trường và phải tương thích với các quy định quốc tế.

“Việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, để quản lý, vận hành sàn giao dịch một cách hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu và mục đích đặt ra cần phải có thời gian nghiên cứu, đánh giá hết sức kỹ lưỡng, sự đồng thuận, quyết tâm của Chính phủ và các cơ quan liên quan. Trước mắt, nên cho phép giao dịch lưu thông các mặt hàng năng lượng tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam như trước kia để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm và nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp”, chuyên gia Ngô Trí Long đề nghị.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đồng tình với việc nên có sàn giao dịch xăng dầu. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng sàn giao dịch phải cho phép được giao dịch mua bán tự do và có thể tính đến việc người bán lẻ có được quyền mua của nhiều nhà cung cấp. Từ đó, khuyến khích các nhà đầu mối phân phối tìm cách dự trữ xăng dầu tốt nhất. Như vậy, dù giá xăng dầu thế giới có biến động vẫn có thể bán ra với giá thấp hơn và có sự cạnh tranh với những nhà phân phối khác, góp phần tạo ra sự cạnh tranh để giá xăng đầu thấp hơn mà không đẩy giá lên cao ngay khi giá thế giới tăng.

Giảm thiểu quy định hành chính với doanh nghiệp

Đề xuất về dự thảo Nghị định mới trong kinh doanh xăng dầu, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng việc đầu tiên đó là cần xây dựng công thức tính giá đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, ông Bảo đề nghị không nên đưa vào Nghị định việc xây dựng lợi nhuận định mức bởi “kinh doanh lỗ phải chịu, doanh nghiệp làm lỗ, không cạnh tranh được thì ra khỏi thị trường”.

“Cần giảm thiểu những quy định mang tính chất hành chính đối với các doanh nghiệp bởi hiện nay chúng ta có quá nhiều quy định. Tôi rất mong Nghị định mới sẽ ‘trường tồn hơn’, vừa đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực rất nhạy cảm này, vừa đảm bảo được tính chủ động của doanh nghiệp, quyền quyết định của doanh nghiệp, vừa đảm bảo được sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với những sản phẩm có sự quản lý đấy mà kinh doanh”, ông Bảo nói.

Còn đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường bày tỏ sự vui mừng vì tinh thần sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu đang hướng theo thị trường.

“Tôi đề nghị công cụ thuế phải xác định rất rõ điều tiết trên cơ sở hoạt động giá của doanh nghiệp đưa ra. Với công cụ thuế sẽ hướng doanh nghiệp không bao giờ đưa ra mức giá để hưởng lợi ích, lợi nhuận cao và độc quyền mà luôn luôn phải theo xu hướng đưa ra mức giá thấp nhưng cung cấp được lượng hàng hóa nhiều thì sẽ sinh lời. Như vậy sinh lời cho doanh nghiệp mà mức thuế thấp thì mang lại lợi ích cho người dân nhiều”, ông Cường đề nghị.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng: Mặt hàng kinh doanh xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện cho nên điều kiện kinh doanh phải thật rõ ràng, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng Nghị định, đề nghị các cơ quan chức năng rất thận trọng và xem xét khách quan, tham vấn tất cả cộng đồng, mạng xã hội.

“Vấn đề cốt lõi hiện nay tạo nguồn cung là cơ chế định giá. Một doanh nghiệp kinh doanh muốn có lãi hay không thì căn cứ vào giá, mà trong quy định tùy thuộc vào điều kiện của thị trường để chúng ta quyết định phương thức quản lý giá như thế nào. Riêng đối với thị trường xăng dầu hiện nay, còn có những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thì Nhà nước phải quy định giá áp trần cho hợp lý”, ông Ngô Trí Long nói.





Nguồn: https://baolangson.vn/lam-the-nao-de-thi-truong-xang-dau-ngay-cang-minh-bach-hon-hieu-qua-hon-5016827.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Cần lên án mạnh mẽ những hành vi phản cảm, bất nhẫn – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Thời gian qua, bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương phía bắc. Cả hệ thống chính trị cùng đông đảo tầng lớp nhân dân đã tích cực vào cuộc, nhanh chóng khắc phục thiệt hại, hỗ trợ các nạn nhân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên một số đối tượng đã lợi dụng tình hình bão lũ để trục lợi, đăng tin giả gây hoang mang dư luận, đưa thông tin...

Đã hỗ trợ đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ 1.035 tỷ đồng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Căn cứ vào tình hình thiệt hại, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã hỗ trợ các địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ... hai đợt với tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng. Tính đến 17 giờ ngày 16/9, số tiền các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển khoản về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương ủng hộ đồng bào...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Cùng chuyên mục

Đã hỗ trợ đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ 1.035 tỷ đồng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Căn cứ vào tình hình thiệt hại, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã hỗ trợ các địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ... hai đợt với tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng. Tính đến 17 giờ ngày 16/9, số tiền các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển khoản về tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương ủng hộ đồng bào...

UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

UAE đang tiếp tục các cuộc đàm phán về hiệp định kinh tế, thương mại với Serbia, New Zealand và Ecuador cũng như các thành viên trong ASEAN bao gồm Philippines, Việt Nam và Malaysia. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tích cực tìm kiếm các hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này nỗ lực thúc đẩy kế...

Biến số mới của mục tiêu tăng trưởng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tiếp đà phục hồi, kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng 8 và tám tháng năm 2024 vẫn duy trì những gam màu sáng. Trong nước, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nhiều tổ chức quốc tế đều nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024...

Gỡ vướng trong thi hành án tín dụng ngân hàng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việc thi hành án tín dụng ngân hàng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến khả năng thi hành bản án bị hạn chế, hiệu quả thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách thi hành án dân sự cũng như sự chung tay từ các bộ, ngành, đơn vị liên quan. Theo số liệu từ Tổng cục...

98% khách hàng được cấp điện trở lại sau bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Thông tin về tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tới hệ thống điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính tới 8 giờ ngày 16-9, đã có 98% khách hàng được cấp điện trở lại sau bão số 3; lưới điện 500kV đã khôi phục được toàn bộ 14/14 sự cố. Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối (công trình...

Tỷ giá trung tâm điều chỉnh giảm mạnh tới 35 đồng, vàng nhẫn tăng nhẹ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm là 24.137 VND/USD, giảm 35 đồng so với ngày 13/9, các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh giảm từ 10-22 đồng. Mở cửa sáng nay (16/9), tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm tới 35 đồng, trong khi đó giá vàng nhẫn trong nước tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Tại thời điểm 9 giờ, Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn tròn 999.0 từ 78-79,20 triệu đồng,...

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng Góp phần xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Qua đó, thúc đẩy sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngày 8/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có chỉ tiêu...

Vùng nuôi trồng thủy sản quyết tâm hồi phục – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Bão số 3 để lại thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đối với những người nuôi trồng thủy sản phía bắc. Nhưng với sự hỗ trợ, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng ý chí kiên cường của người dân, nhiều hộ gia đình vẫn quyết tâm theo nghề, bám biển, sẵn sàng khởi nghiệp lại từ đầu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê từ các địa phương đến 7 giờ ngày 15/9,...

Văn Quan Tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Văn Quan đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. Trước đây, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Văn Quan gặp nhiều vướng mắc, cụ thể như: nhiều hộ xây dựng nhà trên đất nông nghiệp đề nghị được bố trí tái định cư; công tác xác minh quy chủ các thửa đất gặp...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất