Powered by Techcity

Việt Nam, Hàn Quốc cần cơ cấu lại chiến lược tăng trưởng dựa trên lĩnh vực mới – Báo Lạng Sơn điện tử


Theo chuyên gia Hàn Quốc, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngoài hợp tác kinh tế, hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác và văn hóa là một trong số đó.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech - Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech – Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là năm thứ 3 liên tiếp diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các lãnh đạo cấp cao, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Hàn Quốc đã phỏng vấn Tiến sỹ Kwak Sung-il, Giám đốc Vụ Chiến lược an ninh-kinh tế thuộc Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, về triển vọng hợp tác song phương trong giai đoạn mới.

Nhận định về hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều phải đối mặt với những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, hai nước đều có cơ chế kinh tế dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường bên ngoài khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình kinh tế trước đây từng là động lực phát triển nay không còn phát huy tác dụng.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, các chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa, giảm thiểu carbon, chuyển đổi kỹ thuật số và suy giảm dân số. Vì vậy, cần tổ chức lại chiến lược tăng trưởng của mình sang những lĩnh vực, ngành nghề mới. Tiến sỹ cho rằng những lĩnh vực công nghiệp tương lai có thể hợp tác bao gồm lĩnh vực bán dẫn hay năng lượng sạch.

Để thu hút các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến cao vào Việt Nam, Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chính sách và có các chiến lược về bảo hộ công nghệ vững chắc. Đặc biệt, việc bảo hộ công nghệ ngày càng trở nên quan trọng nhìn từ góc độ an ninh kinh tế. Tất cả các nước đều thực hiện các chính sách để bảo vệ công nghệ và vì thế, các hệ thống liên quan cũng cần thay đổi theo. Đối với các doanh nghiệp, nếu không có cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghệ thì họ sẽ không dễ để đầu tư vào hoặc thực hiện các cam kết về chuyển giao công nghệ.

Nhân tố thứ hai, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định. Trong lĩnh vực công nghệ mới, nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực tài năng, sáng tạo thay vì những lao động chỉ sử dụng sản xuất thông thường. Cần phải nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và vì thế lĩnh vực giáo dục đại học rất quan trọng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với các mặt hàng cũng đang dần chuyển đổi sang có giá trị gia tăng cao. Xu hướng đầu tư cũng đi theo xu thế này vì vậy, ông tin tưởng rằng hai nước có thể đạt được mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, trong thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thực tế tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao đã tăng đáng kể từ năm 2017.

Hàn Quốc đã nhập các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng hóa trung gian từ Việt Nam, thay vì các mặt hàng có giá trị thấp như thực phẩm, đồ may mặc như trước đây. Với cơ cấu ngành hàng thay đổi như trên, có thể lạc quan hơn về việc mục tiêu đạt được mốc 150 tỷ USD.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thêm rằng Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng hợp tác chuyển đổi xanh và kỹ thuật số giữa hai nước. Thương mại song phương đã được thúc đẩy nhờ cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau.

Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, đến nay khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và kinh tế xanh diễn ra nhanh chóng, sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện tại, thay vì dựa vào các cơ cấu kinh tế bổ sung, hai bên phải hình thành một cấp độ hợp tác mới trong những lĩnh vực mà mình có tiềm năng. Ví dụ, Hàn Quốc tập trung cao cho quá trình sản xuất chất bán dẫn. Trong giai đoạn xử lý hậu kỳ, Hàn Quốc đang thực hiện một số công việc, nhưng do chi phí nhân công cao nên Hàn Quốc sẽ cần các đối tác thực hiện công đoạn này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh không phải chỉ Hàn Quốc, mà Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng quan tâm đến Việt Nam trong lĩnh vực này do Việt Nam có môi trường kinh doanh phù hợp và chi phí lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có đủ nguồn nhân lực để phát triển các lĩnh vực công nghiệp này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu. Trong lĩnh đào tạo nhân lực, Hàn Quốc rõ ràng có thế mạnh vì thế hai nước cần có những thảo luận sâu hơn về những vấn đề này và thúc đẩy hợp tác.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, cho đến nay, hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam luôn lấy kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có nghĩa là giờ đây hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, ngoài hợp tác kinh tế. Hợp tác văn hóa là một trong số đó.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển lĩnh vực văn hóa và công nghiệp nội dung thành một lĩnh vực tiêu biểu. Theo ông, lý do Hàn Quốc có thể phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa là nhờ đã tận dụng tốt những câu chuyện lịch sử, trạng thái tâm lý và những trải nghiệm phong phú gắn với lịch sử phát triển của đất nước.

Ông cho rằng Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời như Hàn Quốc và có nền văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống và đa dạng. Nhưng điều còn thiếu là Việt Nam chưa có được kinh nghiệm để quốc tế hóa những trải nghiệm này. Vì vậy, Tiến sỹ Kwak Sung-il khẳng định hai nước có thể hợp tác và đây là lĩnh vực tiềm năng. Hàn Quốc có nhiều công ty quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

Tiến sỹ Kwak Sung-il bày tỏ tin rằng rằng kinh nghiệm và năng lực sáng tạo nội dung của Hàn Quốc nếu kết hợp với những nguồn tài nguyên về nhân lực, văn hóa của Việt Nam thì sẽ phát triển được một lĩnh vực văn hóa đặc sắc, mới mẻ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết trong việc nuôi dưỡng và thu hút nhân tài, Hàn Quốc đã nỗ lực rất nhiều. Vào những năm 1970, để đưa những tài năng đã tốt nghiệp ở Mỹ trở về Hàn Quốc, chính phủ nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi bao gồm cả cung cấp nhà ở, xe cộ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il đánh giá Việt Nam cũng là quốc gia dồn nhiều nguồn lực cho giáo dục trẻ em vì vậy, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực.

Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc. (Ảnh Anh Nguyên/Vietnam+)

Điều Việt Nam cần làm là khuyến khích các sinh viên ra nước ngoài học tập trở về nước làm việc. Cùng với đó, cũng cần đưa ra các mô hình đào tạo phù hợp để có thể đào tạo trong nước mà vẫn đạt được tiêu chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm hơn.

Thế giới đang đối mặt với tình trạng già hóa và suy giảm dân số. Vì vậy, cạnh tranh để thu hút nhân tài sẽ trở nên căng thẳng trên phạm vi toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước phát triển sẽ ngày càng đưa ra nhiều hơn các chính sách để thu hút và giữ chân các nhân lực chất lượng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tạo dựng môi trường cạnh tranh để có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước trước khi cuộc cạnh tranh về nhân lực chính thức bắt đầu./.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech – Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

ZaloFacebookTwitterBản inCopy link

Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là năm thứ 3 liên tiếp diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các lãnh đạo cấp cao, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Hàn Quốc đã phỏng vấn Tiến sỹ Kwak Sung-il, Giám đốc Vụ Chiến lược an ninh-kinh tế thuộc Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, về triển vọng hợp tác song phương trong giai đoạn mới.

Nhận định về hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều phải đối mặt với những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, hai nước đều có cơ chế kinh tế dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường bên ngoài khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình kinh tế trước đây từng là động lực phát triển nay không còn phát huy tác dụng.

ADVERTISEMENT

cheo Tiến sỹ Kwak Sung-il, các chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa, giảm thiểu carbon, chuyển đổi kỹ thuật số và suy giảm dân số. Vì vậy, cần tổ chức lại chiến lược tăng trưởng của mình sang những lĩnh vực, ngành nghề mới. Tiến sỹ cho rằng những lĩnh vực công nghiệp tương lai có thể hợp tác bao gồm lĩnh vực bán dẫn hay năng lượng sạch.

Để thu hút các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến cao vào Việt Nam, Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chính sách và có các chiến lược về bảo hộ công nghệ vững chắc. Đặc biệt, việc bảo hộ công nghệ ngày càng trở nên quan trọng nhìn từ góc độ an ninh kinh tế. Tất cả các nước đều thực hiện các chính sách để bảo vệ công nghệ và vì thế, các hệ thống liên quan cũng cần thay đổi theo. Đối với các doanh nghiệp, nếu không có cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghệ thì họ sẽ không dễ để đầu tư vào hoặc thực hiện các cam kết về chuyển giao công nghệ.

Nhân tố thứ hai, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định. Trong lĩnh vực công nghệ mới, nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực tài năng, sáng tạo thay vì những lao động chỉ sử dụng sản xuất thông thường. Cần phải nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và vì thế lĩnh vực giáo dục đại học rất quan trọng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với các mặt hàng cũng đang dần chuyển đổi sang có giá trị gia tăng cao. Xu hướng đầu tư cũng đi theo xu thế này vì vậy, ông tin tưởng rằng hai nước có thể đạt được mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, trong thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thực tế tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao đã tăng đáng kể từ năm 2017.

Hàn Quốc đã nhập các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng hóa trung gian từ Việt Nam, thay vì các mặt hàng có giá trị thấp như thực phẩm, đồ may mặc như trước đây. Với cơ cấu ngành hàng thay đổi như trên, có thể lạc quan hơn về việc mục tiêu đạt được mốc 150 tỷ USD.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thêm rằng Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng hợp tác chuyển đổi xanh và kỹ thuật số giữa hai nước. Thương mại song phương đã được thúc đẩy nhờ cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau.

Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, đến nay khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và kinh tế xanh diễn ra nhanh chóng, sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện tại, thay vì dựa vào các cơ cấu kinh tế bổ sung, hai bên phải hình thành một cấp độ hợp tác mới trong những lĩnh vực mà mình có tiềm năng. Ví dụ, Hàn Quốc tập trung cao cho quá trình sản xuất chất bán dẫn. Trong giai đoạn xử lý hậu kỳ, Hàn Quốc đang thực hiện một số công việc, nhưng do chi phí nhân công cao nên Hàn Quốc sẽ cần các đối tác thực hiện công đoạn này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh không phải chỉ Hàn Quốc, mà Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng quan tâm đến Việt Nam trong lĩnh vực này do Việt Nam có môi trường kinh doanh phù hợp và chi phí lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có đủ nguồn nhân lực để phát triển các lĩnh vực công nghiệp này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu. Trong lĩnh đào tạo nhân lực, Hàn Quốc rõ ràng có thế mạnh vì thế hai nước cần có những thảo luận sâu hơn về những vấn đề này và thúc đẩy hợp tác.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, cho đến nay, hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam luôn lấy kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có nghĩa là giờ đây hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, ngoài hợp tác kinh tế. Hợp tác văn hóa là một trong số đó.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển lĩnh vực văn hóa và công nghiệp nội dung thành một lĩnh vực tiêu biểu. Theo ông, lý do Hàn Quốc có thể phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa là nhờ đã tận dụng tốt những câu chuyện lịch sử, trạng thái tâm lý và những trải nghiệm phong phú gắn với lịch sử phát triển của đất nước.

Ông cho rằng Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời như Hàn Quốc và có nền văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống và đa dạng. Nhưng điều còn thiếu là Việt Nam chưa có được kinh nghiệm để quốc tế hóa những trải nghiệm này. Vì vậy, Tiến sỹ Kwak Sung-il khẳng định hai nước có thể hợp tác và đây là lĩnh vực tiềm năng. Hàn Quốc có nhiều công ty quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

Tiến sỹ Kwak Sung-il bày tỏ tin rằng rằng kinh nghiệm và năng lực sáng tạo nội dung của Hàn Quốc nếu kết hợp với những nguồn tài nguyên về nhân lực, văn hóa của Việt Nam thì sẽ phát triển được một lĩnh vực văn hóa đặc sắc, mới mẻ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết trong việc nuôi dưỡng và thu hút nhân tài, Hàn Quốc đã nỗ lực rất nhiều. Vào những năm 1970, để đưa những tài năng đã tốt nghiệp ở Mỹ trở về Hàn Quốc, chính phủ nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi bao gồm cả cung cấp nhà ở, xe cộ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il đánh giá Việt Nam cũng là quốc gia dồn nhiều nguồn lực cho giáo dục trẻ em vì vậy, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực.

Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc. (Ảnh Anh Nguyên/Vietnam+)

Điều Việt Nam cần làm là khuyến khích các sinh viên ra nước ngoài học tập trở về nước làm việc. Cùng với đó, cũng cần đưa ra các mô hình đào tạo phù hợp để có thể đào tạo trong nước mà vẫn đạt được tiêu chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm hơn.

Thế giới đang đối mặt với tình trạng già hóa và suy giảm dân số. Vì vậy, cạnh tranh để thu hút nhân tài sẽ trở nên căng thẳng trên phạm vi toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước phát triển sẽ ngày càng đưa ra nhiều hơn các chính sách để thu hút và giữ chân các nhân lực chất lượng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tạo dựng môi trường cạnh tranh để có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước trước khi cuộc cạnh tranh về nhân lực chính thức bắt đầu./.





Nguồn: https://baolangson.vn/viet-nam-han-quoc-can-co-cau-lai-chien-luoc-tang-truong-dua-tren-linh-vuc-moi-5013233.html

Cùng chủ đề

Họp Đoàn công tác đón Đoàn chuyên gia UNESCO – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 3/7, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức cuộc họp Đoàn công tác đi đón Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn là CVĐC Toàn cầu. Theo báo cáo tại cuộc họp, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực phối hợp triển khai nội dung chuẩn bị cơ sở hạ...

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội có gì thú vị? Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ. Rất nhiều người đến đây đã review lại chuyến đi của mình vô cùng hào hứng và có yêu thích bãi biển này ra sao. Chính vì...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lần thứ 17 (mở rộng): Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng...

- Chiều 3/7/2024, Thành ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị lần thứ 17 (mở rộng). Hội nghị lần này chủ yếu tập trung thảo luận về dự thảo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lạng Sơn chủ trì hội nghị. Báo cáo của Thành ủy Lạng Sơn nêu rõ, trong...

Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc đối thoại với thanh niên về chủ đề phát triển du lịch

- Ngày 3/7, UBND huyện Cao Lộc tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với thanh niên với chủ đề “Vai trò của thanh niên trong thúc đẩy, quảng bá du lịch, phát triển văn hóa địa phương gắn với phát triển kinh tế-xã hội”. Dự hội nghị có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, các phòng, ban, cơ quan và trên 130 đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện. Thời gian qua, các...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ thực hiện dự án trọng điểm tại các huyện Văn Lãng, Tràng Định –...

- Ngày 3/7, đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Văn Lãng và huyện Tràng Định (dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, đoạn qua địa phận tỉnh). Tham gia đoàn...

Cùng tác giả

Họp Đoàn công tác đón Đoàn chuyên gia UNESCO – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 3/7, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức cuộc họp Đoàn công tác đi đón Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn là CVĐC Toàn cầu. Theo báo cáo tại cuộc họp, thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực phối hợp triển khai nội dung chuẩn bị cơ sở hạ...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội có gì thú vị? Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ. Rất nhiều người đến đây đã review lại chuyến đi của mình vô cùng hào hứng và có yêu thích bãi biển này ra sao. Chính vì...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Lạng Sơn lần thứ 17 (mở rộng): Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng...

- Chiều 3/7/2024, Thành ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị lần thứ 17 (mở rộng). Hội nghị lần này chủ yếu tập trung thảo luận về dự thảo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Đoàn Thị Loan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lạng Sơn chủ trì hội nghị. Báo cáo của Thành ủy Lạng Sơn nêu rõ, trong...

Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án giao thông quan trọng quốc gia

 Ảnh minh họa Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đoạn qua tỉnh Tuyên Quang có tổng mức đầu tư khoảng 6.800 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là công trình quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Tuyên Quang nói riêng và khu vực Đông Bắc, Tây Bắc nói chung. Dự án có chiều dài khoảng 77km được chia...

Cùng chuyên mục

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát Người chăn nuôi nhận thức hạn chế, công tác chống dịch chưa quyết...

Sau mấy năm bệnh dịch tả lợn châu Phi ở nước ta được khống chế, ngăn chặn hiệu quả, thế nhưng giờ đây lại đang đứng trước nguy cơ bùng phát, lây lan diện rộng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Dịch đang diễn biến trầm trọng Bà Chu Thị Thê - một hộ chăn nuôi ở thôn Nà Cưởm, xã Dương Quang, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn nặng trĩu nỗi buồn. Hơn 20 con lợn...

Quyết liệt ngăn chặn, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn điện tử

- Thời gian qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh chóng. Bên cạnh mặt tích cực, một số tổ chức, cá nhân kinh doanh đã lợi dụng hoạt động TMĐT để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh TMĐT, lực lượng quản lý thị...

Tăng vốn sai quy định, một doanh nghiệp bị phạt 300 triệu đồng – Báo Lạng Sơn điện tử

CTCP Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính số tiền 300 triệu đồng do hành vi sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông. Cùng với đó, một doanh nghiệp khác là CTCP Địa Cầu bị phạt 92,5 triệu đồng do vi phạm công bố thông tin. Theo...

Hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính quốc gia – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 3-7, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm hướng tới 30 năm thành lập Kiểm toán nhà nước (11-7-1994 / 11-7-2024). Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu tại hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của các đồng chí: Ủy viên Trung ương...

Đồng bộ giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số Xanh cấp tỉnh – Báo Lạng Sơn điện tử

- Năm 2023, Lạng Sơn có chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tụt 60 bậc so với năm 2022. Để cải thiện và nâng hạng chỉ số này trong năm nay và những năm tiếp theo, các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo định hướng xanh và phát triển bền vững. Chỉ số PGI lần...

Đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2024 – Báo Lạng Sơn...

- Sáng 3/7, Sở Công Thương tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2024. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại diện 60 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo tại hội nghị, từ đầu năm 2024, Sở Công Thương...

Chi trả trên 206 triệu đồng cho khách hàng tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng – Báo Lạng Sơn điện tử

- Sáng 3/7, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Chi nhánh Thăng Long phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Lộc Bình (Agribank Lộc Bình) tổ chức chi trả quyền lợi cho khách hàng vay vốn không may gặp rủi ro. Theo đó, ABIC chi nhánh Thăng Long đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho thân nhân của 2 khách hàng vay vốn tại Agribank Lộc Bình không may tử vong do gặp tai nạn gồm: ông Lâm...

Xuất khẩu lâm sản tăng mạnh ở nhiều thị trường lớn – Báo Lạng Sơn điện tử

Giá trị xuất khẩu lâm sản nửa đầu năm 2024 ước đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023 Một số thị trường nhập khẩu lâm sản chính tăng mạnh như Trung Quốc tăng hơn 46%, Hoa Kỳ tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất siêu 6 tháng đầu năm 2024 của lâm sản tăng 21,6% so với cùng kỳ 2023 - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Trong báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm...

Phối hợp gỡ vướng để tăng tốc nâng hạng TTCK – Báo Lạng Sơn điện tử

Để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ cận biên lên mới nổi cần tháo gỡ được các điểm nghẽn, thị trường cần có sự chung tay của các bên, từ cơ quan quản lý đến các đơn vị thành viên và doanh nghiệp (DN). Đây là nội dung được trao đổi tại Hội thảo "Tạo động lực nâng hạng TTCK" do Báo Lao Động phối hợp cùng Bộ Tài chính, UBCKNN tổ...

Kiểm toán Nhà nước chuyển 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra – Báo Lạng Sơn...

Nợ công tính đến ngày 31/12/2022, theo xác nhận của Kiểm toán Nhà nước là hơn 3.557.668 tỷ đồng, giảm 1,63% so với năm 2021 và bằng 37,26% GDP. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước năm 2022. Chủ trì họp báo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất