Powered by Techcity

Thông cáo báo chí số 28, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV – Báo Lạng Sơn điện tử


Ngày 27/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, biểu quyết thông qua Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ…

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Thứ Năm, ngày 27/6/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đường bộ bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,42% tổng số đại biểu Quốc hội); có 447 đại biểu tán thành (bằng 91,98% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,41% tổng số đại biểu Quốc hội); có 5 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,03% tổng số đại biểu).

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả như sau: Đối với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn tại Khoản 2 Điều 9: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,18% tổng số đại biểu Quốc hội); có 357 đại biểu tán thành (bằng 73,46% tổng số đại biểu Quốc hội); có 69 đại biểu không tán thành (bằng 14,20% tổng số đại biểu Quốc hội); có 22 đại biểu không biểu quyết (bằng 4,53% tổng số đại biểu); Đối với toàn bộ Luật: có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,59% tổng số đại biểu Quốc hội); có 388 đại biểu tán thành (bằng 79,84% tổng số đại biểu Quốc hội); có 32 đại biểu không tán thành (bằng 6,58% tổng số đại biểu Quốc hội); có 30 đại biểu không biểu quyết (bằng 6,17% tổng số đại biểu).

Nội dung 3: Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng không Nhân dân.

Tại phiên thảo luận, đã có 12 lượt đại biểu phát biểu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị, hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật, chỉnh lý dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các ý kiến cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, về bố cục, nhiều nội dung của dự thảo Luật và cơ bản nhất trí với Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về các nội dung cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; các hành vi bị nghiêm cấm; chính sách của nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng không nhân dân; quy định, thẩm quyền huy động, nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân; nhiệm vụ phòng không nhân dân; độ tuổi tham gia phòng không nhân dân, lực lượng phòng không nhân dân huy động; cơ quan chỉ đạo phòng không nhân dân; trọng điểm phòng không nhân dân; tập huấn, bồi dưỡng về phòng không nhân dân; sự phối hợp giữa phòng không nhân dân và phòng không quốc gia; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm kinh doanh tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ…

Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì thẩm tra, Ban soạn thảo dự án Luật cần rà soát, bổ sung hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật như dự thảo; các văn bản quy định chi tiết kèm theo; đánh giá tác động của một số chính sách cụ thể; đồng thời, rà soát kỹ lưỡng các điều khoản của dự thảo Luật để không trùng lặp và tương thích hệ thống pháp luật hiện hành…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nội dung 4: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Tại phiên thảo luận đã có 2 đại biểu phát biểu. Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Đồng thời, các đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương tiến hành các công việc theo quy định, hoàn tất các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn, giao vốn để giải ngân vốn, tránh dàn trải, lãng phí; đề nghị khắc phục tình trạng phân bổ vốn, giải ngân vốn chậm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về một số nội dung liên quan đến việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các đại biểu cũng đã góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị quyết và các vấn đề khác liên quan đến quản lý, sử dụng vốn đầu tư công để quản lý sử dụng có hiệu quả.

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,27 % tổng số đại biểu Quốc hội); có 463 đại biểu tán thành (bằng 95,27% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,47 % tổng số đại biểu Quốc hội); có 464 đại biểu tán thành (bằng 95,47% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 3: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tại phiên thảo luận, đã có 17 đại biểu phát biểu; trong đó đa số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, thống nhất cao với việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Để hoàn thiện hơn dự thảo Luật, các đại biểu tham gia góp ý về một số nội dung, cụ thể như: phạm vi điều chỉnh; chính sách của nhà nước; giải pháp và biện pháp phòng cháy; nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng chuyên ngành; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới…

Các đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc, làm rõ sự giao thoa về phạm vi điều chỉnh của Luật này với một số luật khác có liên quan; làm rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định về việc bồi thường, nguồn kinh phí thực hiện, quy trình, thủ tục thực hiện việc bồi thường; xã hội hóa các hình thức thẩm tra, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, cũng như công tác nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; bổ sung quy định ưu tiên xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bổ sung quy định nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra…

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang phát biểu, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ Sáu, ngày 28/6/2024, Sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua: Luật Thủ đô (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Sau đó, Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050./.





Nguồn: https://baolangson.vn/thong-cao-bao-chi-so-28-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-5013072.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu quý 4 đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%. Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm...

Quốc hội khóa XV: Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 9 chương và 94 điều, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững Trình...

Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn:...

- Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh họp phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 50 điều, quy định...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin tới báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng cùng ngày dưới...

Học giả Trung Quốc đánh giá cao kêu gọi chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm là kịp thời và cần thiết, là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với toàn Đảng, cần phải nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không khoan nhượng với tham nhũng. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực tế đã chứng minh,...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu quý 4 đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%. Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm...

Quốc hội khóa XV: Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 9 chương và 94 điều, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững Trình...

Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn:...

- Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh họp phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 50 điều, quy định...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin tới báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng cùng ngày dưới...

Học giả Trung Quốc đánh giá cao kêu gọi chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm là kịp thời và cần thiết, là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với toàn Đảng, cần phải nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không khoan nhượng với tham nhũng. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực tế đã chứng minh,...

Tháo gỡ vướng mắc về việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án tham nhũng – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo Tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều vướng mắc trong việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và thăm làm việc tại Trung Quốc. Trong 4 ngày tại tỉnh Vân Nam và thành phố Trùng...

Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam

Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà NamViettel Post đầu tư Công viên logistics tại cửa ngõ với Trung Quốc; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam; Vinhomes lập thêm 2 công ty khu công nghiệp; Sau bắt tay với Kingfoodmart, HAGL số hóa nông nghiệp; Gỗ Trường Thành mở rộng thị trường sang Dubai. Viettel Post đầu tư Công viên logistics tại cửa...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9-12/11;...

Thủ tướng ký quyết định về nhân sự Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thủ tướng bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn Hồng Thái giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Quốc phòng; bổ nhiệm lại ông Trần Quốc Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành các quyết định về nhân sự Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng. Tại Quyết định số 1355/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất