Powered by Techcity

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Bổ sung một số nội dung quy định về chính sách hỗ trợ nghệ nhân – Báo Lạng Sơn điện tử


Đại biểu Quốc hội đồng tình với việc bổ sung quy định về chính sách đãi ngộ đối với tất cả các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được quy định tại khoản 1 Điều 13 của dự thảo Luật mà không bị hạn chế bởi quy định chỉ áp dụng với nghệ nhân có thu nhập thấp hoặc hoàn cảnh khó khăn như Luật hiện hành.

Sáng 26/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Góp kiến hoàn thiện dự thảo Luật, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến các quy định liên quan chính sách hỗ trợ, đãi ngộ dành cho các nghệ nhân.

Đề xuất bổ sung “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách của Nhà nước

Theo đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh), nghệ nhân được ví như báu vật nhân văn sống, sợi dây níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và là người giữ lửa cho di sản. Tuy nhiên, Luật Di sản văn hóa năm 2001 chưa quy định chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân.

Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đến năm 2009, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định tại Điều 26 việc trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi đối với nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn. Nhưng theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Di sản văn hóa, cho đến nay chỉ có 20/1.881 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu được hưởng chế độ này.

Đại biểu Vân đồng tình với việc bổ sung quy định về chính sách đãi ngộ đối với tất cả các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 như dự thảo Luật mà không bị hạn chế bởi quy định chỉ áp dụng với nghệ nhân có thu nhập thấp hoặc hoàn cảnh khó khăn như Luật hiện hành.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, không có nghệ nhân dân gian nào trong số 747 nghệ nhân dân gian được hỗ trợ vì họ không thuộc đối tượng trong Nghị định 109. Do vậy, đề nghị bổ sung thêm “nghệ nhân dân gian” vào đối tượng được hưởng chính sách cùng nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú quy định trong dự thảo Luật sửa đổi.

“Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, được xét duyệt kỹ lưỡng và trao cho những người có thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ 2003 đến nay, sau hơn 20 năm Hội cũng chỉ mới xét tặng và phong tặng cho 747 nghệ nhân”, đại biểu Vân nêu rõ.

Bên cạnh đó, nữ đại biểu đoàn Bắc Ninh đề nghị nên cân nhắc khi quy định số tiền hỗ trợ cụ thể đối với các nghệ nhân tại Điều 17, 18, 19 trong dự thảo Nghị định trình kèm hồ sơ dự án Luật. Thay vì quy định cứng mức hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân là 2 triệu đồng/tháng, nghệ nhân ưu tú là 1,5 triệu đồng/tháng, chế độ mai táng phí là 10 triệu đồng/người, đại biểu cho rằng nên quy định mức hỗ trợ tối thiểu đối với nghệ nhân nhân dân là 1,5 lần mức lương cơ sở, nghệ nhân ưu tú là 1 lần, nghệ nhân dân gian 0,7 lần, và chế độ mai táng phí là 5 lần mức lương cơ sở.

“Điều này vừa bảo đảm tính ổn định lâu dài, không phải sửa nghị định, vừa bảo đảm mức hỗ trợ phù hợp, xứng đáng đối với các nghệ nhân, khích lệ họ thêm yêu nghề, truyền nghề, khích lệ lớp nghệ nhân kế cận là những người trẻ tích cực hơn trong việc tham gia bảo toàn và phát huy giá trị di sản”, đại biểu Vân nói.

Làm rõ quy định về chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nghệ nhân người dân tộc thiểu số

Quan tâm đến chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nghệ nhân người dân tộc thiểu số, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) cho biết, khoản 6 Điều 7 dự thảo Luật quy định: Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân có tài năng xuất sắc, nghệ nhân nắm giữ và có công lao bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đặc biệt là nghệ nhân người dân tộc thiểu số ít người, sinh sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù trong việc phổ biến hình thức sinh hoạt truyền thống, đào tạo, truyền dạy người kế cận.

Theo đại biểu Ngân, quy định này được đặt ra nhưng chỉ mang tính nguyên tắc, chưa thể hiện và quy định rõ chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nghệ nhân người dân tộc thiểu số nói chung và chế độ đãi ngộ có khác gì so với các nghệ nhân khác hay không.

Đại biểu nêu rõ, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của đất nước, các giá trị văn hóa truyền thống bị tác động bởi những giá trị văn hóa mới, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số được coi là hạt nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, là sợi dây níu giữ các yếu tố bản địa đặc trưng và sắc thái văn hóa riêng không bị hòa tan.

Thách thức lớn nhất mà hầu hết các di sản văn hóa phi vật thể đều phải đối diện là giới trẻ chưa tìm thấy sự say mê để theo học do sự ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa mới, vì thế thế hệ các nghệ nhân cao tuổi ngày một già yếu nhưng chưa tìm được người kế cận.

Do đó, để giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, đại biểu đề nghị cần có những cơ chế đặc thù đãi ngộ, động viên, tôn vinh đội ngũ nghệ nhân người dân tộc thiểu số nói chung kịp thời, qua đó phát huy mọi khả năng đóng góp của công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến chính sách đối với nghệ nhân, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, nghệ nhân giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích và di sản.

Vì vậy, khắc phục những bất cập của luật hiện hành, cơ quan soạn thảo đề nghị Quốc hội thông qua chính sách cụ thể cho nghệ nhân, không chỉ dừng lại nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, mà tất cả các nghệ nhân khi được vinh danh, được công nhận đều được hưởng các chính sách Nhà nước đã ban hành, gồm cả sinh hoạt phí hàng tháng.

Ngoài ra, tùy theo nguồn lực của địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định chính sách riêng để giúp nghệ nhân có điều kiện để truyền dạy tốt hơn.




Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bảo tàng tư nhân

Góp ý kiến vào dự thảo Luật, về hoạt động của bảo tàng và chính sách đối với bảo tàng tư nhân (Chương V), đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, đây là Chương mới, các nội dung có kế thừa, điều chỉnh, bổ sung cụ thể hơn nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của bảo tàng.

Theo đại biểu, hiện nay, chính sách cho bảo tàng ngoài công lập của nước ta đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và xu hướng phát triển, hành lang pháp lý đã có nhưng chưa rõ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến điều kiện, tiêu chí xếp hạng những bảo tàng ngoài công lập.

Đồng thời, các bảo tàng tư nhân gặp khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu đội ngũ làm công tác bảo tàng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc cấp giấy phép hoạt động của bảo tàng ngoài công lập tại khoản 2 Điều 64 vẫn còn chung chung.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân mở bảo tàng, đồng thời tạo sự thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý.





Nguồn: https://baolangson.vn/du-thao-luat-di-san-van-hoa-sua-doi-bo-sung-mot-so-noi-dung-quy-dinh-ve-chinh-sach-ho-tro-nghe-nhan-5012911.html

Cùng chủ đề

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng tác giả

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng chuyên mục

Khánh Hòa tổ chức Lễ hội ánh sáng quốc tế ‘Ngân hà rực rỡ’ – Báo Lạng Sơn điện tử

Trong các đêm 13 và 20/7, tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) sẽ diễn ra cuộc thi quốc tế trình diễn ánh sáng bằng hàng nghìn thiết bị bay không người lái (drone) mang tên Lễ hội vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang, với chủ đề "Ngân hà rực rỡ". Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Lễ hội vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 là sự kiện được mong đợi, nổi bật nhất trong năm...

Trưng bày ‘Một thoáng di sản’ tại Nhà tù Hỏa Lò – Báo Lạng Sơn điện tử

Kỷ niệm 25 năm Ngày Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024), từ ngày 1/7 đến ngày 15/9, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Một thoáng di sản" tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trưng bày giới thiệu tư liệu, hình ảnh về 25 di tích lịch sử...

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa – Báo Lạng Sơn điện tử

Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống. Lễ kỷ niệm 4 năm thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn...

Hai đội Trung Quốc và Phần Lan sẽ tranh giải quán quân Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2024 – Báo...

Kết quả được Ban giám khảo công bố cũng là mong đợi của hàng triệu khán giả khi đã được mục sở thị màn trình diễn quá đẳng cấp, ấn tượng của hai đội Trung Quốc và Phần Lan tại đêm thứ 4 - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024. Hai đội Trung Quốc và Phần Lan - Hai “Kỳ phùng địch thủ” sẽ tiếp tục tranh tài trong đêm chung kết DIFF 2024...

Xích lô thơ mộng Hà Nội – Báo Lạng Sơn điện tử

Khác biệt với tour xe buýt 2 tầng, tour xe điện, xe máy, xe đạp ... thì tour xích lô đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách Hà Nội. Trên chiếc xe 3 bánh thô sơ, một Hà Nội thơ mộng, yên bình được thu nhỏ theo lăng kính cùng từng vòng bánh xe bon bon trên phố. Vẫn những tiếng chuông leng keng từng gắn bó với người dân Thủ đô từ những năm đầu của thế...

“Venom” trở lại với khán giả Việt – Báo Lạng Sơn điện tử

Venom/Eddie Brock của Tom Hardy là một trong những nhân vật được yêu mến nhất thế giới siêu anh hùng với hai phần phim đều thắng đậm phòng vé. Vào cuối năm, anh chàng sẽ tái xuất trong bom tấn Venom: The Last Dance (tựa Việt: Venom: Kèo Cuối). Đây sẽ là phần phim cuối cùng và cũng là hoành tráng nhất về nhân vật này. Sau chuyến “du lịch ngắn” sang MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) trong Spider-Man:...

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc – Báo Lạng Sơn điện tử

Mang tinh thần trẻ trung, sáng tạo, những bạn trẻ đam mê tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật dân tộc là sinh viên Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ, số hóa các hoa văn zèng trên thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Việc tích hợp hoa văn zèng với đồ họa kỹ thuật số vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống, vừa góp...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định Công viên địa chất Lạng Sơn –...

- Ngày 28/6, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia thẩm định Hồ sơ Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại 5 huyện: Văn Quan, Bình Gia,...

Tọa đàm kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và trao giải Cuộc thi ảnh “Giây phút hạnh phúc bên gia đình” năm...

- Sáng 28/6, tại thành phố Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo công tác gia đình (CTGĐ) tỉnh tổ chức Tọa đàm kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và trao giải Cuộc thi ảnh “Giây phút hạnh phúc bên gia đình” năm 2024. Trong chương trình tọa đàm, đại diện Ban chỉ đạo CTGĐ tỉnh; lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn; các gia đình tiêu biểu ở các thế hệ, các cộng tác...

Nhìn thẳng – Nói thật: Đừng cản trở “mềm” báo chí – Báo Lạng Sơn điện tử

Lâu nay, khi nhắc đến hành vi cản trở báo chí tác nghiệp, dư luận thường nghĩ đến việc hành hung, đe dọa các nhà báo. Những hành vi cản trở “cứng” này rất dễ xử lý vì thường có bằng chứng hiển lộ. Theo Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, có gần 30 vụ việc hành hung, đe dọa các nhà báo. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất