Powered by Techcity

Đình Lập: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch nông thôn


448271_logo_15430626.jpg (200×57) Với lợi thế sẵn có, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Đình Lập đã, đang tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn. Những mô hình du lịch nông thôn được hình thành vừa mang lại giá trị cao, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho du lịch Đình Lập.

Du khách tham quan và chụp ảnh tại đồi Chè Tre Hóa, thị trấn Nông Trường, huyện Đình Lập

Để tạo cơ sở phát triển du lịch nông thôn, ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.  Triển khai chương trình, huyện Đình Lập đã từng bước phát triển, khai thác loại hình du lịch này.

Phát triển sản phẩm đặc trưng




mceu,63447093021719323479056,20512125.jpg
Tiến sĩ Lê Quang Đăng, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Cục du lịch quốc gia Việt Nam

“Để phát phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đình Lập, tôi nghĩ rằng, cấp uỷ chính quyền huyện cần tập trung phát huy 3 giá trị cốt lõi. Thứ nhất là giá trị về du lịch nông nghiệp nông thôn. Đây là một trong những giá trị cốt lõi thế mạnh mà huyện Đình Lập sở hữu, đặc biệt là du lịch nông nghiệp gắn với các vùng chè, vùng dược liệu và gắn với du lịch sinh thái, đây là tiềm năng lợi thế lớn nhất. Thứ 2 là giá trị cốt lõi về giá trị sinh thái tài nguyên tự nhiên mà huyện Đình Lập sở hữu các hồ chứa nước có diện tích lớn có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái ven hồ và tham quan khám phá lòng hồ, đồng thời các loại hình du lịch khác như cắm trại, treckking khám phá rừng nguyên sinh… Thứ 3 là giá trị về văn hoá cộng đồng, huyện Đình Lập có rất nhiều bản cộng đồng của người Tày, Nùng, Dao… cùng sinh sống mà vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hoá của họ. Như thế chúng ta hoàn toàn có thể khai thác, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng và gắn kết các tour du lịch, tạo thành những sản phẩm hấp dẫn du khách trong thời gian tới”.

Chị Nguyễn Thu Hồng, du khách đến từ Hà Nội vừa tham gia chuyến trải nghiệm hái chè và sản xuất chè trên địa bàn huyện Đình Lập vào cuối tháng 5/2024 hào hứng: “Tôi rất bất ngờ khi huyện Đình Lập lại có những đồi chè đẹp và hùng vĩ đến vậy, đặc biệt hơn tôi còn được đi thuyền trên sông để ngắm những đồi chè, đồi thông, vườn vải ven sông với cảm giác vô cùng mới lạ. Chúng tôi còn được nghe nhiều câu chuyện hay về văn hoá bản địa và thưởng thức nhiều loại chè ngon trên địa bàn. Tôi nghĩ tôi sẽ còn quay lại đây nhiều lần”.

Cảm nhận của chị Hồng cũng là cảm nhận của rất nhiều du khách khi tới trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Đình Lập. Được biết, nhằm phát huy tiềm năng du lịch, từ năm 2022, huyện Đình Lập đã lựa chọn đồi chè tại thôn Hoà An, xã Thái Bình và đồi chè Tre Hoá, thị trấn Nông trường Thái Bình đưa vào thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp. Nằm trong hành trình trải nghiệm những đồi chè đẹp, du khách còn được tham quan, ngắm cảnh đẹp hùng vĩ của những nương chè, vườn vải, đồi thông bát ngát với hành trình tham quan gần 1 giờ đồng hồ tại khu vực hồ Pác Làng, thị trấn Nông Trường Thái Bình. Ngoài ra, du khách còn được tham quan quy trình sản xuất chè tại xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần chè Thái Bình – Lạng Sơn.

Mặc dù đưa vào thí điểm chưa lâu nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay các đồi chè đã thu hút gần 5.000 lượt khách. Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt khoảng 30.600 lượt, tăng 114,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu ước đạt trên 1,3 tỷ đồng. Những con số này bước đầu đã khẳng định sự hấp dẫn của du lịch huyện Đình Lập.

Là một trong những đơn vị được huyện lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn, ông Trần Văn Hưng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần chè Thái Bình – Lạng Sơn, huyện Đình Lập cho biết: Đối với sản phẩm du lịch trải nghiệm vườn chè tôi thấy là cách làm rất hay để tạo đà phát triển cho địa phương, vì vậy công ty đã thực hiện nhiều đổi mới như thực hiện cải tạo vườn chè xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời xây dựng khu trải nghiệm để khách du lịch có thể đến để tham quan, hái chè, tham gia trải nghiệm trực tiếp vào quá trình sản xuất chè.

Bà Hoàng Thị Kim Hoạt, Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin (VHTT) huyện Đình Lập cho biết: Nhận thức rõ tiềm năng phát triển du lịch của huyện, thời gian qua, phòng đã tham mưu UBND huyện triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh như: sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch lễ hội; văn hóa; du lịch biên giới, du lịch nông thôn… Đặc biệt, từ năm 2022, chúng tôi đã tham mưu xây dựng điểm du lịch nông thôn tại vùng đồi chè thôn Hoà An, xã Thái Bình và với tour du lịch này chúng tôi kết nối các vùng chè ở khu vực xã Thái Bình và thị trấn Nông Trường. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái trải nghiệm hồ Pắc Làng (thị trấn Nông Trường Thái Bình, xã Thái Bình) kết nối với các hoạt động sản xuất, chế biến, thưởng thức các sản phẩm chè tại thị trấn Nông trường Thái Bình và khám phá các đồi chè đẹp trên địa bàn.

Tập trung thu hút đầu tư, xúc tiến du lịch




mceu,30644660731719323556879,20523925.jpg
Bà Trần Thị Bích Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

“Huyện Đình Lập có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch xanh với những đập nước trong xanh, không khí mát mẻ, đặc biệt, huyện có vùng trồng chè nguyên liệu tập chung tại thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Lâm Ca và xã Thái Bình… rất thích hợp để triển khai xây dựng mô hình du lịch nông thôn, do đó đơn vị chúng tôi đã tham mưu để tổ chức chương trình khảo sát và hội nghị để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn. Qua chuyến khảo sát, các chuyên gia, các công ty du lịch đã có những nhận xét, đánh giá và trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn để chính quyền địa phương bổ sung, hoàn thiện những tiêu chí để xây dựng thành điểm du lịch nông thôn của tỉnh Lạng Sơn.

Trước mắt với chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, chúng tôi giữ vai trò kết nối và sau đó sẽ có định hướng, hỗ trợ cho địa phương những khoá tập huấn hoặc đi tham quan, học tập kinh nghiệm… để địa phương có thể xây dựng những kế hoạch triển khai hiệu quả, đáp ứng tiêu chí công nhận thành điểm du lịch nông thôn của Đình Lập”.

Bà Tô Thị Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện Đình Lập giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn huyện chú trọng thực hiện tốt các giải pháp như: chủ động phối hợp với các chủ đầu tư để hoàn thiện chủ trương đối với các dự án trọng điểm trong giai đoạn 2021 – 2025 tại 2 thị trấn trên địa bàn huyện là khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Khuổi In và hồ Pắc Làng; đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch, xây dựng tuyến phố đi bộ trên địa bàn thị trấn huyện Đình Lập; khôi phục các di tích lịch sử, cách mạng, di tích văn hóa như: khôi phục Đình Háng Slấp (thị trấn Đình Lập), khánh thành di tích đèo Khau Háy (xã Kiên Mộc)… Bên cạnh đó chúng tôi cũng xác định rõ các biện pháp để khai thác, phát triển du lịch như: phối hợp khảo sát, phát triển thị trường; đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch; tham gia các hoạt động, sự kiện xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh.

Cùng với đó, công tác truyền thông được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng như: gắn pano, áp phích tuyên truyền; tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm tại các sự kiện văn hóa, du lịch trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, Phòng VHTT huyện đã tham gia trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm đặc trưng của địa phương như: chè Bát Tiên, chè Ô Long, ba kích, vịt cổ xanh, bún ngô, mật ong rừng… tại các sự kiện văn hóa do UBND tỉnh tổ chức. Các gian hàng của huyện đã thu hút đông đảo đại biểu và khách tham quan, thưởng thức một số đặc sản như: uống trà, hoa quả…

Mặt khác, ngành chức năng tiếp tục hoàn thành hồ sơ cấp huyện, trình tỉnh xem xét quyết định, đánh giá các sản phẩm OCOP, đến nay toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP (tăng 6 sản phẩm so với năm 2021). Qua đó, làm phong phú thêm cho ẩm thực, sản phẩm du lịch Xứ Lạng.




Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn là 1 trong 5 dòng sản phẩm chủ đạo. Phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới đem lại lợi ích ở cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế, du lịch nông thôn hỗ trợ phát triển kinh tế, tăng thêm nguồn thu ngoài sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, du lịch nông thôn góp phần làm giảm áp lực cho điểm du lịch thành phố, tăng cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần phát triển cộng đồng, gắn kết xã hội và phục hồi, bảo tồn văn hóa. Về môi trường, góp phần bảo tồn đa dạng sinh thái, làm mới làng xã theo hướng xanh, sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm với nông nghiệp.

Đặc biệt, tháng 5/2024, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức chuyến khảo sát kết nối, phát triển tour, tuyến du lịch trên địa bàn, đồng thời ký kết hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời, doanh nghiệp lữ hành và chủ thể cung ứng dịch vụ nông thôn tại huyện cũng đã ký kết hợp tác “Khai thác sản phẩm nông nghiệp nông thôn”.

Với những thoả thuận hợp tác du lịch đã được ký kết, cùng việc xác định rõ lộ trình phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Đình Lập, trong tương lai không xa, bản đồ du lịch Lạng Sơn nói chung và huyện Đình Lập nói riêng sẽ có thêm những điểm đến mới, lý thú để du khách tham quan, trải nghiệm.





Nguồn: https://baolangson.vn/dinh-lap-tap-trung-phat-trien-san-pham-du-lich-nong-thon-5012802.html

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng công tác tuyên giáo năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Từ ngày 1 đến ngày 3/10, tại thành phố Huế (Thừa Thiên Huế), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng công tác tuyên giáo năm 2024. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đồng chủ trì Hội nghị. Tham...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại huyện Tràng Định và Văn Lãng –...

- Ngày 3/10/2024, đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh và đoàn công tác kiểm tra tình hình triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại huyện Văn Lãng và Tràng Định. Cùng đi có các đồng chí Uỷ viên Ban Thương vụ Tỉnh uỷ:...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri theo đối tượng tại Sở Giáo dục và Đào tạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Sáng 3/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lưu Bá Mạc, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chu Thị Hồng Thái, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội,...

Gay cấn cuộc đua giành thị phần môi giới hàng hóa tại Việt Nam quý III – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Trong quý III/2024, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động mạnh. Tuy khối lượng giao dịch hàng hóa tại Việt Nam sụt giảm nhẹ so quý trước, nhưng thị trường vẫn đang phát triển theo đúng lộ trình. Cuộc “rượt đuổi” của top 5 thị phần Theo số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), bảng xếp hạng thị phần quý III vẫn ghi nhận sự hiện diện của nhiều cái tên quen thuộc,...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 9 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Sáng 3/10, tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 9/2024. Dự hội nghị có đồng chí Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí báo cáo viên cấp tỉnh; đại diện thường trực các huyện ủy, thành...

Cùng chuyên mục

Đánh thức tiềm năng khu du lịch Mẫu Sơn

Trong Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu du lịch Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) là 1 trong 46 điểm đến hấp dẫn trong toàn quốc. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tiềm năng du lịch đặc sắc, độc đáo riêng có, Mẫu Sơn hội tụ đầy đủ các điều kiện để xây dựng phát triển thành...

Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên vùng đất Chín Rồng

Bảo tồn hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với lan tỏa giá trị, phát triển thành sản phẩm du lịch là một trong các giải pháp được các địa phương thực hiện. Đồng bằng sông Cửu Long có trên 40 dân tộc cùng sinh sống. Các địa phương trong vùng luôn quan tâm, gắn kết phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa cộng...

Du khách Việt mê thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc)

Theo khảo sát của nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) hiện là những thiên đường ẩm thực châu Á không thể bỏ qua đối với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Trong khi đó, các du khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đứng đầu danh sách khách du lịch quốc tế lựa chọn đến Việt Nam để thưởng thức hương vị đặc sắc của...

Đưa du lịch MICE Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới

Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ...

Cấp “hộ chiếu” tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững… Với diện tích đất có rừng hơn 14,86 triệu héc-ta, tỷ lệ che...

Siêu tàu biển đưa gần 3.000 khách quốc tế đến Hạ Long

Tàu du lịch Costa Serena đã cập cảng ở Việt Nam nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên đến với Hạ Long và được xem là một trong những chuyến tàu du lịch quốc tế lớn nhất ghé thăm Hạ Long trong năm nay. Ngày 30/9, Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón tàu biển mang tên Costa Serena (quốc tịch Italy) chở gần 3.000 khách du lịch quốc tế và hơn 1.000 thủy...

Vụ cứu hai du khách tại Langbiang: Khách tự ý đi vào rừng rồi mất phương hướng

Sau 3 giờ tìm kiếm, đến 17 giờ cùng ngày, hai du khách được tìm thấy ở khu vực rừng già bên cạnh vực sâu. Lực lượng cứu hộ dìu cả hai lên đến đường mòn để xe chuyên dụng đưa về nơi an toàn. Ngày 30/9, thông tin từ Ủy ban Nhân dân huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, các đơn vị chức năng giải cứu thành công hai du khách đi lạc ở khu rừng thuộc dãy...

Bức thổ cẩm trên núi

Thôn Khâu Ðấng ở xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) có 100% số dân là đồng bào dân tộc Sán Chỉ, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn gần 100 km. Một ngôi làng xinh đẹp với 36 nóc nhà gồm 202 cư dân sinh sống lâu đời, ôm ấp vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng với những nếp nhà sàn bên sườn núi hùng vĩ, bốn mùa dòng suối Thôm Bon lãng du êm ả… Về...

Tổng Thư ký Liên hợp quốc: “Du lịch là chìa khóa mở ra cánh cửa hòa bình”

Tổng Thư ký Liên hợp quốc nói: "Khi các dân tộc chia sẻ câu chuyện và truyền thống của mình, chúng ta cũng đang tạo ra một thế giới ít chia rẽ hơn và nhiều tình đoàn kết hơn.” Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và những biến động chính trị, kinh tế, du lịch đã vượt xa ý nghĩa đơn thuần là những chuyến đi nghỉ dưỡng. Ngày nay, du lịch...

MICE EXPO 2024: 500 doanh nghiệp du lịch tham gia kết nối kinh doanh

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch, đối tác cung cấp dịch vụ, các bên liên quan trao đổi thông tin, tìm hiểu xu hướng thị trường, sản phẩm, ký kết hợp tác trong lĩnh vực du lịch MICE. Với quy mô 500 doanh nghiệp tham gia kết nối kinh doanh và 800 đại biểu tham dự, sự kiện MICE EXPO 2024 vừa khai mạc sáng nay, ngày 27/9, tại Hà Nội được đánh giá góp phần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất