Powered by Techcity

Đào tạo nhân lực báo chí truyền thông đương đại – Báo Lạng Sơn điện tử


Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Để hoàn thành mục tiêu này, yếu tố cốt lõi vẫn là nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn cao, kỹ năng đa dạng vì suy cho cùng con người quyết định tất cả. Do vậy, liên tục đổi mới nội dung chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát thực tiễn, lấp đầy khoảng trống giữa thực hành và đào tạo báo chí là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp

Theo báo cáo về sự thay đổi trong nghề làm báo tại Australia, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Báo chí Australia số 1-2024, trong vòng 10 năm (2011-2021), số lượng nhà báo nói chung đã giảm 19%. Trong đó, báo in giảm tới 50% số nhân sự. Ngược lại, nhóm nhà báo “không xác định loại hình báo chí cụ thể” (not elsewhere classified) tăng 39%. Họ chủ yếu làm việc trong các loại hình truyền thông mới, thu nhập ít hơn, tuổi đời trẻ hơn, và công việc mang tính tạm thời, ít có khả năng được tuyển dụng lâu dài.

Đây cũng là xu hướng chung trong cơ cấu nghề nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều bất cập là, các trường báo chí không có sự điều chỉnh trong tuyển sinh cho tương thích với sự thay đổi của thị trường lao động. Số chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành học báo in vẫn giữ nguyên, thậm chí cao hơn so với chỉ tiêu cho các ngành học báo chí khác. Truyền thông xã hội (truyền thông trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Instagram…) vẫn bị xem nhẹ và không được đào tạo như một chuyên ngành bình đẳng với các chuyên ngành báo chí khác tại các trường báo chí. Như vậy, báo chí cách mạng đang “bỏ trống trận địa” giáo dục và đào tạo một cách chính thống cho truyền thông xã hội, một ngành báo chí mới đang ăn nên làm ra, đang “thâm dụng lao động” trong nhóm ngành công nghiệp sáng tạo.

Lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp

Việc đưa mã QR vào sản phẩm báo in để bạn đọc quét mã xem video và hình ảnh trên điện thoại là một sáng kiến mới mẻ ở Việt Nam trong năm 2024, được đông đảo công chúng trẻ đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, Thái Lan đã thực hành việc cài QR code vào bài viết trên báo in từ năm 2016 (khi Quốc vương Thái Lan băng hà), tức là trước chúng ta 8 năm.

Thầy trò Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hành. Ảnh do nhà trường cung cấp

Tự động hóa trong báo chí đã có lịch sử 10 năm, khởi nguồn từ Mỹ với việc phần mềm máy tính tự lấy số liệu quan trắc động đất để điền vào những câu đã viết sẵn, sau đó tự động xuất bản bài báo điện tử chỉ vài phút sau khi trận động đất diễn ra. Việt Nam chủ yếu mới áp dụng công nghệ trong việc thể hiện nội dung, như biến văn bản thành lời nói, dùng mô hình phát thanh viên trên máy thay thế phát thanh viên người thật, chứ chưa có thử nghiệm tự động sản xuất nội dung báo chí. Khi công nghệ truyền thông có khả năng tạo ra sự thay đổi vượt bậc “một ngày bằng mấy trăm năm”, thì việc chậm 10 năm so với thế giới quả là một khoảng cách khó có thể rút ngắn.

Sử dụng báo chí số liệu cũng là một sự tụt hậu nữa của báo chí và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Nhà báo đã hình thành kỹ năng đưa lại số liệu trong các báo cáo, các cuộc họp tổng kết, nên khó có thể thay đổi sang tư duy làm báo xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu, phân tích số liệu lớn, và trực quan hóa số liệu để kể câu chuyện hấp dẫn từ những con số. Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí số liệu tại tòa soạn chỉ có thể tiến hành trong thời gian ngắn, khó mang lại tác động lâu dài trong việc hình thành tư duy, thói quen tác nghiệp. Đào tạo báo chí số liệu cũng chưa phổ biến ở các trường báo chí, do thiếu nguồn lực giảng viên và phương tiện kỹ thuật.

Các trường báo chí riêng biệt, không đặt trong các đại học có nhiều ngành khoa học tổng hợp, dẫn đến việc sinh viên khó có điều kiện hợp tác đa ngành trong các bài tập và dự án báo chí đòi hỏi chuyển đổi số và sử dụng dữ liệu.

Bên cạnh việc cập nhật chương trình đào tạo bắt kịp với xu thế phát triển của công nghiệp, chúng ta cũng cần chú ý chọn lọc nội dung phù hợp. Vấn đề nào đang thử nghiệm, chưa “chín”, chưa rõ thì chỉ nên giới thiệu người học dưới dạng tham khảo. Chẳng hạn, đứng trước bài toán phát triển kinh tế báo chí, một số cơ quan báo chí Việt Nam đang thử nghiệm thu phí truy cập báo điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, theo Luật Báo chí 2016, tất cả các cơ quan báo chí ở nước ta đều thuộc sở hữu của Nhà nước, thực hiện chức năng làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền cho cơ quan chủ quản của tờ báo. Tiền hoạt động báo chí lấy từ ngân sách nhà nước, hay nói đúng hơn, là tiền thuế của người dân. Do vậy, người đọc đã trả tiền để báo chí được hoạt động, và báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền tới càng nhiều người càng tốt. Về mặt logic, báo chí nước ta khó có thể thu thêm tiền một lần nữa bằng các rào cản trả tiền (pay wall), sau khi công chúng đã nuôi báo chí bằng tiền đóng thuế.

Cần đào tạo báo chí lý tính

Một nội dung đào tạo chưa được các trường báo chí quan tâm đó là đào tạo kỹ năng mềm. Ví dụ, trong vai trò phát hiện và phản biện xã hội, nhà báo thường xuyên tiếp tục với những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh éo le, bạo lực, những vụ việc thương tâm, đau xót, gây bức xúc. Nhiệm vụ tối thượng của nhà báo là làm tốt việc truyền tải tin tức đến công chúng. Nhà báo cần được bổ sung kỹ năng tự bảo vệ khi tiếp xúc quá nhiều với những tình huống gây sang chấn tâm trí. Có như vậy, nhà báo mới có thể tỉnh táo, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng nhận đề tài báo chí mới.

Các trường báo chí cần trang bị cho người học những kỹ năng tự vệ về thể chất và tâm lý. Các cơ quan báo chí cần thường xuyên tập huấn kỹ năng an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong các trường hợp gây sang chấn, như cháy nổ, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh, bạo lực, cũng như quan tâm tới sức khỏe tinh thần của nhà báo nhiều hơn.

Trong vài năm trở lại đây, nền báo chí cách mạng của chúng ta có những thay đổi về căn bản do những biến đổi nhanh của công nghệ, xã hội, văn hóa và kinh tế. Hệ sinh thái truyền thông mở rộng, có thêm truyền thông xã hội, công nghệ trí tuệ nhân tạo, và nhiều mô hình thử nghiệm mới đang thách thức tính bền vững cũng như vai trò của báo chí.

Sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hành báo hình. Ảnh do nhà trường cung cấp

Nhiệm vụ của những người nghiên cứu báo chí, người làm báo và đào tạo, bồi dưỡng báo chí trong thời đại mới là cần nhanh chóng tổng kết thực tiễn để đưa ra những nhận định mới trong các khía cạnh sau:

Thứ nhất, cần có định nghĩa mới, cũng như ranh giới mới về báo chí, trong đó tất yếu bao gồm truyền thông xã hội và các loại hình báo chí mới nổi và sẽ xuất hiện.

Thứ hai, cần có mô hình mới trong kinh tế báo chí, dựa trên các con số có thể đo lường được ngay lập tức như lượt truy cập, lượt xem trực tiếp, số tương tác,…

Thứ ba, cần có quy trình sản xuất báo chí kiểu mới, trong đó tận dụng công nghệ và dữ liệu lớn, và cần áp dụng quy trình ngay do chúng ta đang đi sau thế giới quá xa.

Thứ tư, cần tập trung nâng cao năng lực tâm trí cho nhà báo và dũng cảm loại bỏ một số hoạt động tuy thành công nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp trong làm báo.

Có như vậy, chúng ta sẽ thêm và bớt những hành lý cần thiết để chuẩn bị bước vào hành trình thế kỷ thứ hai của nền báo chí cách mạng, rèn tiêu chuẩn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước.





Nguồn: https://baolangson.vn/dao-tao-nhan-luc-bao-chi-truyen-thong-duong-dai-5012780.html

Cùng chủ đề

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng tác giả

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng chuyên mục

Khánh Hòa tổ chức Lễ hội ánh sáng quốc tế ‘Ngân hà rực rỡ’ – Báo Lạng Sơn điện tử

Trong các đêm 13 và 20/7, tại TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) sẽ diễn ra cuộc thi quốc tế trình diễn ánh sáng bằng hàng nghìn thiết bị bay không người lái (drone) mang tên Lễ hội vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang, với chủ đề "Ngân hà rực rỡ". Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, Lễ hội vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 là sự kiện được mong đợi, nổi bật nhất trong năm...

Trưng bày ‘Một thoáng di sản’ tại Nhà tù Hỏa Lò – Báo Lạng Sơn điện tử

Kỷ niệm 25 năm Ngày Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình" (16/7/1999 - 16/7/2024), từ ngày 1/7 đến ngày 15/9, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Một thoáng di sản" tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Trưng bày giới thiệu tư liệu, hình ảnh về 25 di tích lịch sử...

Phụ nữ góp sức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa – Báo Lạng Sơn điện tử

Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống. Lễ kỷ niệm 4 năm thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn...

Hai đội Trung Quốc và Phần Lan sẽ tranh giải quán quân Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2024 – Báo...

Kết quả được Ban giám khảo công bố cũng là mong đợi của hàng triệu khán giả khi đã được mục sở thị màn trình diễn quá đẳng cấp, ấn tượng của hai đội Trung Quốc và Phần Lan tại đêm thứ 4 - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024. Hai đội Trung Quốc và Phần Lan - Hai “Kỳ phùng địch thủ” sẽ tiếp tục tranh tài trong đêm chung kết DIFF 2024...

Xích lô thơ mộng Hà Nội – Báo Lạng Sơn điện tử

Khác biệt với tour xe buýt 2 tầng, tour xe điện, xe máy, xe đạp ... thì tour xích lô đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách Hà Nội. Trên chiếc xe 3 bánh thô sơ, một Hà Nội thơ mộng, yên bình được thu nhỏ theo lăng kính cùng từng vòng bánh xe bon bon trên phố. Vẫn những tiếng chuông leng keng từng gắn bó với người dân Thủ đô từ những năm đầu của thế...

“Venom” trở lại với khán giả Việt – Báo Lạng Sơn điện tử

Venom/Eddie Brock của Tom Hardy là một trong những nhân vật được yêu mến nhất thế giới siêu anh hùng với hai phần phim đều thắng đậm phòng vé. Vào cuối năm, anh chàng sẽ tái xuất trong bom tấn Venom: The Last Dance (tựa Việt: Venom: Kèo Cuối). Đây sẽ là phần phim cuối cùng và cũng là hoành tráng nhất về nhân vật này. Sau chuyến “du lịch ngắn” sang MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) trong Spider-Man:...

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc – Báo Lạng Sơn điện tử

Mang tinh thần trẻ trung, sáng tạo, những bạn trẻ đam mê tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật dân tộc là sinh viên Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ, số hóa các hoa văn zèng trên thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Việc tích hợp hoa văn zèng với đồ họa kỹ thuật số vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống, vừa góp...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định Công viên địa chất Lạng Sơn –...

- Ngày 28/6, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia thẩm định Hồ sơ Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại 5 huyện: Văn Quan, Bình Gia,...

Tọa đàm kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và trao giải Cuộc thi ảnh “Giây phút hạnh phúc bên gia đình” năm...

- Sáng 28/6, tại thành phố Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo công tác gia đình (CTGĐ) tỉnh tổ chức Tọa đàm kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và trao giải Cuộc thi ảnh “Giây phút hạnh phúc bên gia đình” năm 2024. Trong chương trình tọa đàm, đại diện Ban chỉ đạo CTGĐ tỉnh; lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn; các gia đình tiêu biểu ở các thế hệ, các cộng tác...

Nhìn thẳng – Nói thật: Đừng cản trở “mềm” báo chí – Báo Lạng Sơn điện tử

Lâu nay, khi nhắc đến hành vi cản trở báo chí tác nghiệp, dư luận thường nghĩ đến việc hành hung, đe dọa các nhà báo. Những hành vi cản trở “cứng” này rất dễ xử lý vì thường có bằng chứng hiển lộ. Theo Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, có gần 30 vụ việc hành hung, đe dọa các nhà báo. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất