Powered by Techcity

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU – Báo Lạng Sơn điện tử

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Diện tích cao su đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Ngày 23/6/2023, EU đã ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR), theo đó, sẽ cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (trong đó có cà-phê, gỗ, cao su, của Việt Nam) vào EU, nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng.

Để được phép lưu thông các mặt hàng cà-phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca-cao và đậu, các doanh nghiệp nhập khẩu của EU phải bảo đảm sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, không gây mất rừng và suy thoái rừng, với thời điểm được tính từ ngày 31/12/2020 trở về sau. Từ ngày 29/6/2023 (thời điểm EUDR có hiệu lực), doanh nghiệp nhập khẩu có thêm 18 tháng (đối với doanh nghiệp có quy mô lớn) hoặc 24 tháng (đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) để chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu của quy định. Một trong những yêu cầu quan trọng trong EUDR là truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên toàn bộ chuỗi cung, trong đó có việc truy xuất tới vị trí từng thửa đất nơi các mặt hàng này được sản xuất.

Theo chuyên gia Tô Xuân Phúc của Tổ chức Forest Trends (tổ chức hoạt động phi lợi nhuận tăng cường đóng góp từ rừng và quản lý rừng bền vững), để đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu phải chứng minh được tính hợp pháp theo các yêu cầu của EUDR, tập trung vào khía cạnh vị trí địa lý của các thửa đất canh tác. Đối với cả ba nhóm mặt hàng Việt Nam hiện đang xuất vào EU nằm trong sự kiểm soát của EUDR, thì nông hộ đóng vai trò chủ đạo tại khâu đầu của chuỗi cung ứng. Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong EUDR đưa ra hai yêu cầu cốt lõi đối với các sản phẩm hiện đang chịu sự kiểm soát của EUDR được phép lưu thông tại thị trường này là không làm mất rừng và hợp pháp. Theo đó, sản phẩm được sản xuất trên các diện tích đất liên quan tới mất rừng hoặc suy thoái rừng sau thời điểm 31/12/2020 sẽ không được nhập khẩu và lưu thông tại thị trường EU. Sản phẩm được coi là hợp pháp nếu quá trình sản xuất ra sản phẩm đó tuân thủ toàn bộ các yêu cầu liên quan của quốc gia sản xuất. Các yêu cầu này bao trùm nhiều lĩnh vực, gồm các quyền về đất đai, các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng (bao gồm quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học), quyền của bên thứ ba (quyền cộng đồng), quyền của người lao động, quyền con người theo các công ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết. Thêm vào đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguyên tắc đồng thuận tự nguyện, các quy định về thuế, phí, thương mại, hải quan quy định các hoạt động trên chuỗi cung… Để chứng minh sản phẩm là hợp pháp và không gây mất rừng, EU yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu thu thập thông tin và bằng chứng minh chứng cho việc tuân thủ.

Đề xuất các giải pháp hướng tới đáp ứng đầy đủ các quy định của EUDR và phát triển bền vững các ngành nông sản của Việt Nam trong tương lai, ông Hoàng Thành, đại diện của Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, thực hiện quy định của EUDR, các sản phẩm từ gỗ, cà-phê, cao su xuất khẩu vào thị trường EU cần được bảo đảm đã thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm giải trình, bảo đảm tính hợp pháp. EUDR đòi hỏi các ngành hàng nêu trên cần đánh giá lại toàn bộ các nguồn cung, hệ thống và tài liệu hóa kênh lưu thông sản phẩm đầu ra. Đối với nguồn cung trong nước, cần thực hiện nghiêm việc truy xuất nguồn gốc. Các doanh nghiệp có diện tích sản xuất tập trung cần ưu tiên thực hiện các hoạt động nhằm đạt chứng chỉ quản lý bền vững.

Một trong những đặc điểm chung của cả ba ngành gỗ, cà-phê, cao su là chuỗi cung có sự tham gia đông đảo của các nông hộ. Diện tích canh tác của các hộ thường nhỏ, manh mún. Một hộ thường có nhiều mảnh đất khác nhau. Một số hộ hiện tại chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho nên họ thiếu các bằng chứng pháp lý chứng minh mình là chủ thể hợp pháp khi sử dụng các mảnh đất này. Thêm vào đó, các sản phẩm hộ sản xuất ra được thu mua bởi các tiểu thương. Hiện trong cả ba ngành hàng này, mạng lưới tiểu thương bao gồm rất nhiều đại lý thu mua hoạt động từ cấp thôn, xã đến huyện. Các đại lý này đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, kết nối nông hộ với người mua là các cơ sở chế biến, xuất khẩu. Giao dịch giữa nông hộ và các tiểu thương thường mang tính chất phi chính thức, với các ưu tiên tập trung vào chất lượng sản phẩm và giá cả, trong khi các yêu cầu về pháp lý như bằng chứng về nguồn gốc sản phẩm, về các giao dịch (thuế, phí) thường bị bỏ qua. Do đó, các ngành hàng nằm trong diện kiểm soát của EUDR cần có đánh giá về thực trạng, từ đó đề ra kế hoạch điều chỉnh chuỗi cung nhằm thích ứng với EUDR. Ở góc độ doanh nghiệp, cần có chiến lược giảm thiểu rủi ro trong chuỗi và hỗ trợ các nhà cung cấp của mình, bao gồm mạng lưới thương lái và nông hộ. Tất cả các hoạt động này khi được thực hiện đồng bộ và lưu trữ hồ sơ, thông tin đầy đủ, nhất là thông tin về nông hộ sản xuất, sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của EUDR.

Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), tổng diện tích cà-phê ở nước ta là 680.000 ha, trong đó có tới 1,2 triệu hộ nông dân trồng cà-phê với diện tích nhỏ. Tương tự với cao su, trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,4 triệu tấn cao su thiên nhiên để sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Còn cao su tiểu điền vẫn đang chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cao su thiên nhiên trong nước. Yên tâm hơn là đối với ngành hàng gỗ xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam không còn tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên. Còn những trường hợp chuyển đổi bất hợp pháp không có “cửa” để xuất sang EU. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đã thông báo cho các doanh nghiệp về quy định mới của EU. Các doanh nghiệp gỗ cũng phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và phải truy xuất nguyên liệu gỗ mà doanh nghiệp sử dụng. Cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Bảo cho biết, khi có hiệu lực, EUDR sẽ tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng ngành hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, cao su và cà-phê. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường EU, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh.

Trong bối cảnh chỉ còn 6 tháng trước khi EUDR chính thức được thực hiện, việc rà soát các khía cạnh rủi ro trong chuỗi cung ứng liên quan tới nông hộ là rất cấp thiết. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm xây dựng, cập nhật các thông tin và chia sẻ với các bên liên quan như hiệp hội, doanh nghiệp về thực trạng rừng, hiện trạng đất đai, bản đồ số hóa, vị trí và hiện trạng các lô đất chưa được cấp sổ đỏ, tính chính xác của vị trí và ranh giới các thửa đất theo sổ đỏ đã cấp. Các cơ quan quản lý chuyên môn (Cục Trồng trọt, Cục Lâm nghiệp) phối hợp với đại diện các ngành hàng liên quan rà soát chuỗi cung ứng của các ngành hàng nằm trong diện kiểm soát của EUDR để đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng của các bên tham gia chuỗi, đặc biệt từ góc độ nông hộ sản xuất…■



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Cùng chuyên mục

UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

UAE đang tiếp tục các cuộc đàm phán về hiệp định kinh tế, thương mại với Serbia, New Zealand và Ecuador cũng như các thành viên trong ASEAN bao gồm Philippines, Việt Nam và Malaysia. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đang tích cực tìm kiếm các hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này nỗ lực thúc đẩy kế...

Biến số mới của mục tiêu tăng trưởng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tiếp đà phục hồi, kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng 8 và tám tháng năm 2024 vẫn duy trì những gam màu sáng. Trong nước, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch Covid-19, khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Nhiều tổ chức quốc tế đều nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024...

Gỡ vướng trong thi hành án tín dụng ngân hàng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việc thi hành án tín dụng ngân hàng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến khả năng thi hành bản án bị hạn chế, hiệu quả thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này đòi hỏi cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách thi hành án dân sự cũng như sự chung tay từ các bộ, ngành, đơn vị liên quan. Theo số liệu từ Tổng cục...

98% khách hàng được cấp điện trở lại sau bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Thông tin về tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tới hệ thống điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính tới 8 giờ ngày 16-9, đã có 98% khách hàng được cấp điện trở lại sau bão số 3; lưới điện 500kV đã khôi phục được toàn bộ 14/14 sự cố. Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối (công trình...

Tỷ giá trung tâm điều chỉnh giảm mạnh tới 35 đồng, vàng nhẫn tăng nhẹ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm là 24.137 VND/USD, giảm 35 đồng so với ngày 13/9, các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh giảm từ 10-22 đồng. Mở cửa sáng nay (16/9), tỷ giá trung tâm tiếp tục giảm tới 35 đồng, trong khi đó giá vàng nhẫn trong nước tăng khoảng 100.000 đồng/lượng. Tại thời điểm 9 giờ, Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn tròn 999.0 từ 78-79,20 triệu đồng,...

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng Góp phần xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Qua đó, thúc đẩy sản xuất, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngày 8/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có chỉ tiêu...

Vùng nuôi trồng thủy sản quyết tâm hồi phục – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Bão số 3 để lại thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đối với những người nuôi trồng thủy sản phía bắc. Nhưng với sự hỗ trợ, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng ý chí kiên cường của người dân, nhiều hộ gia đình vẫn quyết tâm theo nghề, bám biển, sẵn sàng khởi nghiệp lại từ đầu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê từ các địa phương đến 7 giờ ngày 15/9,...

Văn Quan Tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

- Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Văn Quan đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng. Trước đây, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Văn Quan gặp nhiều vướng mắc, cụ thể như: nhiều hộ xây dựng nhà trên đất nông nghiệp đề nghị được bố trí tái định cư; công tác xác minh quy chủ các thửa đất gặp...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Điều tiết xe không hàng vào đỗ trong Khu phi thuế quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Theo thông báo của Trung tâm Quản lý cửa khẩu (Ban Quản lý Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn), bắt đầu từ 15 giờ ngày 15/9, tất cả xe không hàng đến nhận hàng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh đều phải vào Khu phi thuế quan đỗ đến khi có thông báo sang tải hàng hóa nhập khẩu mới được di chuyển vào khu vực bãi xe Bảo Nguyên để nhận hàng.  Do đặc thù...

Tin nổi bật

Tin mới nhất