Powered by Techcity

Lãng du trong thế giới ca trù – Báo Lạng Sơn điện tử

Thoạt nhìn, trong một canh hát ca trù, ca nương, kép đàn và người cầm chầu (quan viên) tưởng như là một “ban nhạc” nhỏ, nhưng thực tế lại khác. Phía giáo phường, phía nhà trò chỉ có đào nương, kép đàn. Cầm chầu lại chính là “khách thơ”, là khán giả, là người thưởng thức. Họ chính là những người lãng du trong thế giới ca trù, là một phần di sản ca trù. Có những lúc, quan viên theo đúng lối xưa đã “tuyệt chủng”. Song, bây giờ, một thế hệ quan viên mới bắt đầu hình thành.

Quan viên trẻ Duy Linh (ngoài cùng bên trái) điểm trống trong một canh hát ca trù.

1. Hôm ấy, khi vừa điểm tiếng trống chầu kết thúc một canh hát, vừa kịp khoác tà áo ngũ thân đứng lên khỏi chiếu hoa thì quan viên Châu Hải Đường đã bị đào nương Bạch Vân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội níu lại. Ở đất Hà thành này, người yêu cổ nhạc không ai lạ gì ca nương Bạch Vân, người đã khơi lại mạch nguồn ca trù sau những năm đứt đoạn, ròng rã bao năm tầm sư để thọ giáo những ngón nghề. Thế mà hôm nay, chị ngỡ ngàng mỗi khi vị quan viên lạ mặt điểm trống. Những khổ song châu (hai tiếng tom vào mặt trống), liên châu (ba tiếng tom) hay xuyên tâm (tom-chát-tom, tiếng chát là tiếng vào thành trống), chính diện (chát-tom-chát) đều mang phong thái đĩnh đạc, của một người có dư thừa nội lực, lại vừa có độ “phiêu” cùng với tiếng hát, tiếng đàn. Đào nương Bạch Vân hỏi dồn quan viên theo học cầm chầu của nghệ nhân nào, đã được bao năm…

Cái ngạc nhiên của ca nương Bạch Vân, cũng là cái ngạc nhiên của tất cả những ai sành ca trù. Nghệ thuật ca trù có ba nhạc cụ: Cỗ phách trong tay ca nương; đàn đáy đệm cho ca nương hát và trống chầu. Khi vào canh, khách sẽ lên cầm chầu. Thuở xưa, cầm chầu đều là những bậc tao nhân, mặc khách, hay những nhà nho – tài tử. Sang đến nửa đầu thế kỷ 20, khi ca trù phát triển mạnh ở các đô thị, đối tượng thưởng thức ca trù mở rộng hơn khi Nho giáo đi vào những ngày tàn. Nhưng để “thưởng” ca trù, quan viên cũng cần phải có “vốn liếng” để có thể nhập vai một “nhạc công”. Để tham gia cuộc chơi ấy, người ta phải học, phải hành. Những đổi thay của xã hội khiến ca trù, khiến phách sênh một phen lỡ nhịp đến mấy mươi năm. Mãi đến đầu những năm 2000, ca trù mới lần hồi trở lại. Khi ấy, trên sập gụ, chiếu hoa, cũng có đủ bộ ba: Ca nương, kép đàn, quan viên. Nhưng quan viên theo nghĩa nguyên gốc đã “tuyệt chủng”. Quan viên thế hệ mới đã thành “chuyên nghiệp hóa”. Những người cầm chầu là người của chính các câu lạc bộ, giáo phường “diễn” cho công chúng xem. Thế nhưng quan viên họ Châu lại không thuộc giáo phường, câu lạc bộ nào. Quan viên Châu Hải Đường vốn là tác giả của hàng chục đầu sách dịch, biên soạn, chủ yếu về cổ học, và cũng là người “thưởng” ca trù giống như các bậc tao nhân, mặc khách, những lãng tử độ nào…

Dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường tên thật là Lê Tiến Đạt. Anh sinh ra vào quãng giữa năm 1970, khi bút lông, mực tàu đã thành dĩ vãng từ lâu lắm. Nhưng ông nội anh lại giỏi chữ Hán. Thế là, một cách tự nhiên, anh tiếp xúc với những con chữ tượng hình từ khi còn thơ bé. Tình cờ một lần, anh đọc được cuốn thơ ca trù của cụ. Một lần khác, khi đến hiệu sách, anh thấy có một cuốn sách về ca trù. Cậu bé Đạt lúc đấy đã mạnh dạn bỏ tiền túi ra mua, chỉ đơn giản bởi: “Chắc ông nội sẽ thích lắm”. Ai dè, đó lại là chữ “duyên” với ca trù, mà trước hết là thơ của ca trù. Bởi sau này, càng học Hán tự, anh thẩm thấu và càng mê thơ ca trù. Đến lúc gặp các nghệ nhân của Giáo phường Ca trù Thăng Long, Châu Hải Đường được các nghệ nhân hướng dẫn. Anh dần ngộ ra và bắt đầu mạnh dạn cầm roi chầu để thử “chát-tom”.

Chuyện nghe đơn giản thế nhưng để bắt đầu cầm chầu được cũng là một quãng đường dài. Trước hết, phải sành thơ ca trù. Mà muốn sành thơ ca trù, phải có vốn cổ học. Đối với phần âm nhạc, phải hiểu các khổ phách của ca trù, hiểu các khổ trống. Từ đó mới điểm câu, điểm khổ, khen chê phù hợp. Sau khi hiểu lề lối, quan viên Châu Hải Đường thường nghe những bài ca trù của các ca nương thuộc vào hàng kinh điển để học hỏi. Với anh, chỉ khi cầm chầu, người ta mới thật sự thưởng thức có chiều sâu, mới “nhập cuộc”. Còn không, chỉ là đứng ngoài để “nhìn vào” thế giới ca trù.

Sự kiện “Vọng khúc ca trù” diễn ra tối 14/4/2024 trên phố Lãn Ông, Hà Nội. (Ảnh BAN TỔ CHỨC)

2. Có lẽ, không phải ai cũng biết rằng nhiều bậc văn tài thời xưa cũng chính là những quan viên. Họ thưởng thức và sáng tác thơ để rồi chính những đào nương, kép đàn diễn xướng những bài thơ họ sáng tác. Những tên tuổi lẫy lừng phải kể đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê… Ca trù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hát cửa đình là hát thờ thánh, thường tổ chức trong lễ hội; hát mừng trong dịp các gia đình quyền quý có chuyện vui, thí dụ như chúc thọ, dịp tân xuân… Nửa đầu thế kỷ 20, hình thức ca quán phổ biến ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội. Ca trù thật sự trở thành một bộ môn nghệ thuật thính phòng. Với những bậc văn tài thời đó, thưởng thức ca trù là thú vui phổ biến những lúc giao du, gặp gỡ bạn bè. Thú chơi ca trù có thể tìm thấy trong nhiều áng văn của các văn nghệ sĩ trước năm 1945. Trong đó, cuộc chơi ca trù của các văn nhân được thuật lại rõ nét trong cuốn Đốt lò hương cũ (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2021) của nhà thơ Đinh Hùng. Nhóm văn nhân gồm những Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh… một lần cao hứng rủ nhau đi hát ả đào. Trong thời đại ấy, hai từ “nghe hát” được xem như đồng nghĩa với “cầm chầu”. Thí dụ như khi nữ chủ nhân Bạch Liên (đào Sen) của ca quán đẩy chiếc trống đến trước nhà văn Nhất Linh và thưa: “Xin lời ông anh nghe hát ạ!”, tức là khi Bạch Liên mời nhà văn Nhất Linh lên đánh trống chầu. Cũng trong canh hát đó, với Thạch Lam, khi ca nương tặng riêng bài hát cho ông, thì đích thân ông phải cầm roi chầu để “tom, chát”. Khi nhận lấy roi và trống, ông coi đó là “nghe” bằng tai lẫn đầu và ngực (trí óc và trái tim). Cả Nhất Linh và Thạch Lam vốn đều không sành ca trù, nhưng trong cuộc chơi ấy, cả hai đều cầm chầu không những đạt mà còn có chỗ hay. Lý giải về điều này, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường cho biết: “Chuyện các văn nhân thời đó đi thưởng thức ca trù cho ta hình dung khá rõ nét về không gian của biểu diễn nghệ thuật ca trù thời đầu thế kỷ 20. Tôi cho rằng, trong câu chuyện ấy, dù Thạch Lam vốn không sành ca trù, nhưng vẫn có thể cầm chầu là bởi lúc đó nhà văn sống trong một không khí mà ca trù phổ biến, ngoài cái gọi là điểm trống bằng “linh giác” như tác giả nói thì việc nghe nhiều khiến ông cầm chầu trở nên rất tự nhiên”.

Chính việc trở thành một quan viên không phải là chuyện dễ dàng nên sau nửa thế kỷ đứt đoạn, nay khi phục hưng nhạc ả đào, việc tìm được một quan viên cầm chầu chuẩn mực đúng nghĩa trở nên khó khăn hơn bao giờ. Thực tế, ngày càng có nhiều ca nương, kép đàn. Nhưng quan viên đúng nghĩa vẫn là của hiếm. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền – tác giả cuốn “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” (Nhà xuất bản Văn học, 2024), cuốn sách về ca trù công phu nhất từ trước tới nay, từng than thở: “Trong các cuộc trình diễn hiếm hoi của các câu lạc bộ, giáo phường, vai trò cầm chầu phần lớn lại do chính tự thân đào kép thay nhau đảm nhiệm. Bởi tầng lớp khán giả/quan viên tham dự cuộc chơi như xưa vẫn chưa hình thành. Ở chiều cạnh khác, những khán thính giả thế hệ mới muốn theo đòi thú chơi nghệ thuật tao nhã của cha ông lại không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu? Họ cũng chẳng có bao nhiêu cơ hội để tiếp cận với thực tiễn, trong khi những chỉ dẫn trên thư tịch lại quá ít ỏi và mơ hồ”.

3. Trở thành quan viên khó là thế. Nhưng quý vật thì luôn được quý nhân tìm tòi. Cách đây chưa lâu, ở Hải Phòng, có một nhóm những người yêu cổ phong phục dựng một canh hát ca trù theo lề lối xưa tại tư gia nghệ nhân hát xẩm nổi tiếng đất cảng Đào Bạch Linh (tức Linh xẩm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xẩm Hải Phòng). Đó thật sự là một cuộc “chơi” ca trù. Khách mời có một số đào nương đến từ Giáo phường Ca trù Hải Phòng và đào nương Kim Ngọc (Giảng viên âm nhạc Đại học FPT, Hà Nội). Nhưng điều đáng chú ý lại nằm ở “nhà tổ chức”, một trong những người đứng ra tổ chức canh hát này là quan viên thế hệ 9x – Duy Linh. Duy Linh vốn mê hát xẩm. Nhưng sau này, nhận ra đẳng cấp ca trù, nhất là khi Linh học chữ Hán. Những ngôn từ trong ca trù có chiều sâu lớp lang, càng nghe, càng ngẫm, càng thấy cuốn hút. Từ năm 2016, Linh bắt đầu nghiên cứu sâu về ca trù, văn hóa ca trù, đặc biệt là kỹ thuật “điểm cổ” (điểm trống). Sau vài năm nghiên cứu, tìm hiểu, Linh đã bắt đầu mạnh dạn cầm chầu. Duy Linh chia sẻ: “Cầm chầu là cả một nghệ thuật, trước hết phải hiểu thơ ca trù. Trống chầu có nhiều khổ. Phải “chấm khổ”, “chấm câu” đúng lúc, đúng chỗ, phải điểm trống khích lệ ca nương đúng thời điểm để ca nương có thêm hưng phấn khi biểu diễn. Nhưng nếu điểm trống quá khuôn khổ thì sẽ trở nên cứng nhắc. Vậy nên vừa phải hiểu, vừa phải có sự đồng điệu với đào nương, kép đàn để có sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi đó, người cầm chầu mới có thể kết hợp với đào nương, kép đàn tạo thành chỉnh thể, tạo nên canh hát có hồn”. Đã có khá nhiều năm tìm hiểu, nhưng Duy Linh luôn tự nhận mình là người đi sau, còn phải học hỏi nhiều. Duy Linh không giấu giếm “tham vọng” sẽ trở thành một quan viên theo đúng lề lối xưa, để có thể thưởng thức ca trù một cách có chiều sâu.

Từ chỗ đã biến mất hoàn toàn những người biết nghe ca trù, bây giờ, đã có thêm những quan viên thế hệ mới. Tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) là người nhiều năm gắn bó với ca trù, nhiều lần tham gia tổ chức các Liên hoan ca trù chia sẻ, những năm trước, quan viên hầu như chỉ là người trong giáo phường, câu lạc bộ ca trù thay nhau lên cầm trống. Nhưng bây giờ, nhiều canh hát đã có những người xung phong lên cầm chầu. Trước kia, ca trù chỉ xuất hiện trên sân khấu khi có liên hoan, hội diễn, hay buổi trình diễn của các tổ chức thì nay đã có những canh hát mà người thưởng thức bỏ tiền ra nghe, đã có những cuộc chơi ca trù của các nhóm yêu cổ nhạc, cổ phong. Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức một cuộc thi sáng tác thơ ca trù thể hát nói, rất nhiều bài thơ hay đã xuất hiện. Sự hình thành bước đầu của một lớp khán giả mới, hiểu biết về ca trù, là một dấu hiệu cho thấy sự hồi sinh có tính bền vững của loại hình di sản trình diễn độc đáo này ■



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Cùng chuyên mục

Những hoạt động thú vị vào dịp Tết Trung Thu ở Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Bánh Trung Thu được làm từ nguyên liệu truyền thống như gạo nếp, đậu xanh, dừa, hạt sen, vừng, mứt trái cây…, trong khuôn đặc biệt để tạo nên hình dạng đẹp mắt với hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Tết Trung Thu ở Việt Nam là sự kết hợp giữa truyền thống, văn hóa và tinh thần cộng đồng. Từ việc làm và rước đèn lồng đến thưởng thức bánh Trung Thu và xem múa lân, mỗi...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trung thu không xa cách” ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, hướng đến ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, đặc biệt là các em nhỏ, Nhà hát Kịch Việt Nam cùng nhiều nghệ sĩ chung tay tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Toàn bộ các tiết mục được các nghệ sĩ biểu diễn miễn phí. Số tiền bán vé, tiền...

Tết Trung thu lưu truyền giá trị nhân văn – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Từ Tết của người lớn, chuyển thành Tết của trẻ em, đó là giá trị nhân văn lớn nhất của Tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam. Trung thu là giữa mùa thu, khi những ngày nóng bức cuối cùng của mùa hè, những cơn mưa ngâu xối xả của tháng đầu thu (tháng Bảy) vừa qua đi, trời chuyển sang khô ráo, mát mẻ với nắng vàng, gió heo may; đặc biệt là trời rất trong và xanh,...

Nguyễn Cao Kỳ Duyên giành danh hiệu Miss Universe Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xuất sắc vượt qua 19 thí sinh còn lại, cựu Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái đến từ thành phố Nam Định đã giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi Miss Universe Việt Nam 2024. Các vị trí Á hậu 1 thuộc về thí sinh Nguyễn Quỳnh Anh (Hà Nội), Á hậu 2 thuộc về Vũ Thúy Quỳnh (Điện Biên). Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh ngày 13/11/1996 tại Nam Định, là người mẫu và cựu...

Ngày hội kết nối “tài nguyên” di sản công viên địa chất giữa các quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Từ ngày 12 đến 15-9, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hơn 600 đại biểu, khách quý trong nước, quốc tế đến dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng (APGN-8) cùng thắp lên tình đoàn kết, chia sẻ, hợp tác, kết nối “tài nguyên” di sản CVĐC toàn cầu giữa các quốc gia. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong ngày hội Háng Pỉnh tại Lạng Sơn – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

- Ngày 14/9 (tức 12/8 âm lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức một số hoạt động trưng bày, tham quan, trải nghiệm nhân ngày hội Háng Pỉnh năm 2024 tại Bảo tàng tỉnh.    Theo tiếng dân tộc Tày, Nùng, “Háng” có nghĩa là chợ, “ Pỉnh” có nghĩa là bánh nướng, đây là phiên chợ mua sắm bánh nướng nhân dịp tết Trung thu của dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Theo truyền...

Phát sóng “An toàn cho con” – chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Từ ngày 14/9, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai trên kênh VTV3. Đây là series phim hoạt hình nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và trang bị các kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em. Đều đặn phát sóng trên VTV3 và các nền tảng số, qua 2 mùa phát sóng (2023, 2024) chương trình "An toàn cho con"...

TỔNG KẾT, BẾ GIẢNG LỚP TRUYỀN DẠY THỰC HÀNH, TRÌNH DIỄN HÁT SÌNH CA DÂN TỘC CAO LAN

Thực hiện Kế hoạch số 74/KH-SVHTTDL ngày 03/4/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiểu dự án số 6 thuộc dự án 6 (Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một) năm 2024: Nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn và phát huy hát Sình Ca dân tộc Cao Lan, xã Thiện Tân, huyện Hữu Lũng;...

Tái hiện hình ảnh bộ đội giúp dân trong lũ trong phim truyền hình “Không thời gian” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC vừa công bố những hình ảnh đầu tiên của bộ phim về người lính trong thời bình mang tên “Không thời gian”. Đại diện VFC cho biết, phim do đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Danh Dũng, người từng rất thành công với các phim “Mùa xuân ở lại”, “Về nhà đi con”, “Hương vị tình thân”… phối hợp với biên kịch Trịnh Khánh Hà thực hiện. Đây là dự...

Nghệ nhân hơn 40 năm làm khuôn bánh trung thu ở Hà Nội – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Hơn 40 năm qua, sống giữa làng nghề mộc sầm uất nhưng ông Bản không chọn chạy theo những mặt hàng gia dụng mang tính thương mại, ngược lại ông vẫn chỉ làm khuôn bánh trung thu truyền thống để giữ nghề cha ông. Về thôn Thượng Cung (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) những ngày đầu thu sẽ cảm nhận được không khí lao động sản xuất hăng say của người dân địa phương. Bàn ghế,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất