Powered by Techcity

Giải quyết dứt điểm những vấn đề văn hóa cấp bách, tạo nền tảng đổi mới căn cơ, đồng bộ – Báo Lạng Sơn điện tử

Chủ trì cuộc họp nghe Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (Chương trình), sáng 18/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Phải đánh giá khát quát, toàn diện về vai trò, ý nghĩa của văn hóa trong lịch sử dân tộc; tồn tại, yếu kém, do chính sách, chủ trương, tổ chức thực hiện, nguồn lực; vấn đề mới đặt ra trong bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa dân tộc cùng với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Theo đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong gìn giữ, phục dựng những di sản, giá trị văn hóa cấp bách; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện có – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Hai nhóm nhiệm vụ lớn của Chương trình là: Những vấn đề cấp thiết trong bảo tồn, phục dựng các giá trị, di sản văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, theo xu thế thời đại.

“Phạm vi, đối tượng, mục tiêu, các nhóm nhiệm vụ… của Chương trình phải phù hợp với khuôn khổ pháp lý hiện hành, có thời hạn cụ thể”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương báo cáo về một số nội dung thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Xác định các nhiệm vụ, đề án ưu tiên, cấp bách về văn hóa

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, Chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể; tập trung vào các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện, giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa…

Nêu 10 yêu cầu, nguyên tắc đặt ra trong Chương trình, Thứ trưởng nhấn mạnh nhiệm vụ tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức; tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong điều hành thực hiện Chương trình; tập trung huy động các nguồn lực tạo ra động lực tổng thể và chuyển biến đột phá cho phát triển văn hóa, xây dựng con gười Việt Nam. Đồng thời bảo đảm ngân sách cho xây dựng, phục dựng, trình diễn của các đoàn nghệ thuật truyền thống; khai thác tốt hơn khía cạnh kinh tế của văn hóa…

Chương trình gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết. Một số nội dung thành phần gồm: Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới…

PGS.TS Hồng Vinh đề nghị cần tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong từng giai đoạn cụ thể – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đánh giá cao những nhiệm vụ trọng tâm nêu ra trong Chương trình, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh đề nghị thống nhất tên gọi của Chương trình, căn cứ vào các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhấn mạnh yêu cầu đồng thời thực hiện chấn hưng và phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh cho rằng, các nhiệm vụ phải làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, bằng sức mạnh nội sinh của toàn xã hội. Bên cạnh đó, yêu cầu, nguyên tắc đặt ra của Chương trình cần tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trong từng giai đoạn cụ thể.

Một số đại biểu đề nghị đẩy nhanh việc lấy ý kiến thẩm định của các bộ, ngành bảo đảm tiến độ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7, tháng 5/2024; các nhiệm vụ, mục tiêu phải mang tính định lượng cao, khả thi; nguồn vốn thực hiện chương trình, nhất là giai đoạn 2025-2030, cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng; xây dựng bộ tiêu chí xác định các nhiệm vụ, đề án ưu tiên, cấp bách…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035 đúng thời hạn – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Huy động sự tham gia của những người hoạt động về văn hóa, nghệ thuật

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đúng thời hạn.

Bộ VHTTDL quán triệt, bám sát các văn kiện của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực văn hóa đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021), cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Chương trình cần rà soát, kế thừa, tổng hợp các nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình, đề án, chiến lược phát triển văn hóa, nghệ thuật chuyên ngành, nhằm tạo nguồn lực, sức mạnh tổng hợp, tránh dàn trải.

Theo đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong gìn giữ, phục dựng những di sản, giá trị văn hóa cấp bách; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện có, đồng thời tạo nền tảng đổi mới căn cơ, đồng bộ công tác quản lý, khai thác, phát huy, phát triển văn hóa.

Bên cạnh việc cho ý kiến về tên Chương trình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phạm vi thực hiện “trước hết phải tập trung ở trong nước”. Các hội văn hóa nghệ thuật, địa phương, chuyên gia cần đóng góp tích cực vào việc xây dựng tiêu chí xác định đối tượng, mục tiêu, nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư, đào tạo, cơ chế, chính sách,… cho từng lĩnh vực chuyên ngành, cũng như những người hoạt động, quản lý Nhà nước về văn hóa nghệ thuật.

“Có những nhiệm vụ có thể thực hiện ngay mà không cần kinh phí như xây dựng chuẩn mực đạo đức trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, nơi công cộng và trên môi trường số… dựa trên hệ giá trị văn hóa quốc gia”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số vấn đề tồn tại trong quản lý Nhà nước, cơ chế tài chính, đào tạo nhân lực… liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng chuyên mục

Bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng – Báo Lạng Sơn

-  Tối 26/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bế giảng lớp truyền dạy văn hoá phi vật thể thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng.  Lớp truyền dạy được tổ chức nhằm hoàn thành tiêu chí số 16 về văn hóa thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; tiêu chí số 6 về văn hóa thuộc...

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước – Báo Lạng Sơn

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đề ra mục tiêu đến năm 2035, phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và 80% di tích quốc gia; đồng thời, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước. Vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỷ đồng Sáng 27/11, tại Kỳ họp thứ 8, với 430/454 đại...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

ICOMOS đề nghị sớm hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc – Báo Lạng...

ICOMOS sẽ gửi thông tin sớm nhất để phía Việt Nam chủ động nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện trước ngày 28/2/2025 hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày 25/11, tại Paris (Pháp) đoàn Việt Nam tham gia đối thoại với Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) về Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc. Đoàn đối thoại của Việt...

Lạng Sơn có một tác giả trẻ đạt giải nhì tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Tự hào một dải biên cương” lần thứ...

- Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật...

Di sản văn hóa – nguồn lực phát triển của đất nước

Cả nước hiện đã xếp hạng hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng...

CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TỈNH BẮC GIANG VÀ TỈNH LẠNG SƠN NHÂN DỊP …

           Tối 22/11/2024, tại không gian Phố đi bộ Kỳ Lừa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình Giao lưu dân ca các câu lạc bộ tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.         Tham gia chương trình có gần 100 diễn viên, nghệ nhân, đến...

Thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi: Thêm hành lang pháp lý‎ để bảo vệ di sản – Báo Lạng Sơn

Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật Di sản văn hóa sửa đổi được thông qua sẽ tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 - đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với...

CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT VĂN NGHỆ SĨ, NGHỆ NHÂN TIÊU BIỂU VÀ TỌA ĐÀM NHÂN DỊP KỶ NIỆM NGÀY DI SẢN VĂN …

Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2024, tại Trung tâm tổ chức hội nghị The Pride, Thành phố Lạng Sơn. UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Chương trình gặp mặt văn nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024). Đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm, trân trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với công tác bảo...

Ra mắt Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định – Báo Lạng Sơn

- Sáng 24/11, UBND huyện Tràng Định tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định. Câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc huyện Tràng Định được thành lập với 29 thành viên là học sinh, người dân trên địa bàn huyện có đam mê và năng khiếu về âm nhạc. Câu lạc bộ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản dưới sự điều hành của chủ nhiệm câu lạc bộ. Nhiệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất