Powered by Techcity

Đại biểu bức xúc khi sách giáo khoa cải cách chất lượng thấp, xã hội hoá nhưng giá quá cao

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó, việc tăng lương cho giáo viên để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề và việc biên soạn sách giáo khoa.

Sáng 1/11, tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024… Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong đó, việc tăng lương cho giáo viên để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề và việc biên soạn sách giáo khoa.

Đề nghị nâng lương mức cao nhất cho giáo viên

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hà Ánh Phượng (Phú Thọ) cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tiếp tục phát triển hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đề ra. Công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã đáp ứng yêu cầu triển khai thực hệ chương trình giáo dục phổ thông mới. Công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, phổ thông cho các tỉnh, thành phố trong năm học vừa qua đã từng bước khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại địa phương, nhất là các vùng khó khăn. Năng lực đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học không ngừng được nâng cao cả về số lượng hoặc chất lượng…

huệ.jpg -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay, đại biểu nhận thấy, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình. Nhiều người đã phải nghỉ chuyển việc hoặc là làm thêm, vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Và hiện nay phụ cấp của họ rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì. Vì vậy, đại biểu Hà Ánh Phượng đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời, phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

đb.jpg -0
Các đại biểu tại phiên họp.

“Mặc dù họ làm việc 8 tiếng một ngày nhưng họ không được hưởng phụ cấp công vụ như công chức và họ cũng không được hưởng thâm niên như nhà giáo dù làm cùng một ngành. Hiện nay phụ cấp của họ là rất thấp, có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì. Vì vậy, đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo chính chất công việc, theo vùng đúng như Nghị quyết 29 đề ra”, đại biểu Hà Ánh Phượng nói.

ha-anh-phuong-998.jpg -0
Đại biểu Hà Ánh Phượng phát biểu tại phiên họp.

Trước đó, trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 31/10 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024… đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng có ý kiến với lĩnh vực giáo dục cũng đề nghị Chính phủ sớm có chính sách ưu tiên đãi ngộ, có chế độ tiền lương tương xứng đối với giáo viên, trước mắt là giáo viên ở miền núi, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn để đội ngũ giáo viên này yên tâm công tác, đảm bảo chất lượng dạy và học. Có chủ trương xét tuyển giáo viên ở các cấp học thay cho thi tuyển để kịp thời bổ sung, giải quyết tình trạng khó khăn thiếu giáo viên hiện nay ở khu vực miền núi. Việc đào tạo giáo viên sư phạm phải đáp ứng với yêu cầu dạy và học, tránh tình trạng làm mất cân bằng giữa các ngành học, giữa các vùng, theo tinh thần ở đâu có trường, có lớp ở đó phải có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp.

Cần thiết hay không một bộ sách giáo khoa?

Một vấn đề nhiều đại biểu quan tâm đó là việc biên soạn 1 bộ sạch giáo khoa hay nhiều bộ sách giáo khoa. Tại phiên thảo luận chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng việc xã hội hóa sách giáo khoa là điểm nhấn, thành công trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, được đoàn giám sát ghi nhận trong báo cáo giám sát. Về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, đại biểu cho rằng, Nghị quyết số 88/2014/QH13 là nghị quyết gốc; tuy nhiên đến năm 2020, tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, do phải áp dụng vào chương trình năm học mới nhưng chưa có bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho lớp 1, Quốc hội cho phép khi có bộ sách giáo khoa xã hội hóa thì không sử dụng nguồn từ Nhà nước.

Phát biểu ý kiến tranh luận sáng 1/11, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) khẳng định, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không hề có khái niệm Nghị quyết gốc và cũng không hề phân biệt cấp độ của các Nghị quyết của Quốc hội. Đại biểu cho rằng, thay vì giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì việc tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số mới là việc cấp thiết hơn. Bên cạnh đó, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn.

trần văn sáu.jpg -0
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) phát biểu tranh luận.

Cũng tranh luận về nội dung này, đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) cho biết, hiện nay, không có nghị quyết nào phủ quyết Nghị quyết 88 của Quốc hội. Tại mục 3, Điều 2 Nghị quyết 88 nêu rõ Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn. Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, đại biểu đặt vấn đề 6 năm đó tại sao Bộ Giáo dục và đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này? Trong khi đó, lại đẩy toàn bộ việc biên soạn sách giáo khoa bằng hình thức xã hội hoá, từ đó dẫn tới việc thả nổi sách giáo khoa, giá tăng và không kiểm soát được.Theo đại biểu Trần Văn Sáu, Đảng kêu gọi xã hội hóa chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. Đại biểu cho rằng, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hoá đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa thì giá càng tăng. Đại biểu nhấn mạnh đây là một nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng giá sách giáo khoa tiếp tục không tăng.

Nguồn:https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/dai-bieu-buc-xuc-khi-sach-giao-khoa-cai-cach-chat-luong-thap-xa-hoi-hoa-nhung-gia-qua-cao–i712372/

Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. 21 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đường bộ

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đường bộ Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp Dự án luật Đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào một số dự thảo luật và chính sách phát triển chính quyền đô thị...

– Ngày 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về các dự thảo Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi), Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các báo cáo của Chính phủ về:...

Góc nhìn nghị trường : Vun đắp yêu thương để ngăn chặn bạo lực học đường

Tại Kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khóa XV), vấn đề bạo lực học đường một lần nữa được nêu lên với những con số đáng lo ngại. Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê mới cập nhật cho thấy, từ ngày 1-9-2021 đến đầu tháng 11-2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh, bình...

Cùng tác giả

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới tại Đình Lập – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) tại huyện Đình Lập. Theo báo cáo tại buổi kiểm tra, đến nay, huyện Đình Lập có 9/10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 16,8 tiêu chí, dự kiến hết năm 2024, bình...

Tổ chức giao lưu dân ca chợ phiên xã Tân Thành, huyện Cao Lộc – Báo Lạng Sơn

  - Ngày 26/11, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và truyền thông huyện Cao Lộc tổ chức chương trình giao lưu dân ca chợ phiên tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc. Tại chương trình, các nghệ nhân, người dân trong và ngoài xã đã tham gia trình diễn, giao lưu các tiết mục hát sli, lượn, then… đặc sắc của người Tày, Nùng với nội dung về tình yêu...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm 2024...

- Ngày 26/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND các huyện: Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Lộc Bình. Trong chương trình,...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Đan Mạch: Cơ hội hợp tác về năng lượng tái tạo – Báo Lạng Sơn

Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch về hợp tác phát triển ngành vận tải biển và năng lượng xanh. Trong khuôn khổ chuyến thăm Đan Mạch, ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk - doanh nghiệp vận tải biển và...

Đại biểu Quốc hội tỉnh nêu ý kiến đóng góp vào báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị...

- Ngày 26/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên thảo luận tại hội trường về các báo cáo: công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ HĐND tỉnh cuối năm 2024...

- Ngày 26/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo UBND các huyện: Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Lộc Bình. Trong chương trình,...

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương – Báo Lạng Sơn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường hợp tác cùng có lợi với Tân Cương. Sáng 26/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc), do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô...

Tạo nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết mục tiêu đặt ra là phấn đấu tạo ra nền hành chính thông thoáng, thuận tiện, vì nhân dân phục vụ, thực sự là Chính phủ kiến tạo. Sáng 26/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Thông...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11 – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11/2024. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối tới 190 điểm cầu với hơn 3.800 đại biểu tham dự. Dự hội nghị có các đồng chí báo cáo viên cấp tỉnh; lãnh đạo ban tuyên giáo, tuyên huấn một số đảng ủy trực thuộc; báo cáo viên Đoàn Kinh tế - Quốc...

Chi Lăng: Hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện – Báo Lạng Sơn

- Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện Chi Lăng (16/12/1964 -16/12/2024), đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đang tập trung chi đạo, triển khai tích cực công tác tuyên truyền, tổ chức chuỗi hoạt động, phong trào thi đua với những phần việc ý nghĩa, thiết thực. Huyện Chi Lăng được thành lập theo Quyết định số 177 ngày 16/12/1964 của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất huyện Ôn Châu...

Ánh sáng và đức tin (Kỳ I) – Báo Lạng Sơn

- Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học đã vô cùng phát triển, công nghệ đã tiến bộ vượt bậc. Thế nhưng, một thực tế là hiện nay, dường như con người vẫn quá dễ dàng tin vào những thuyết “siêu nhiên”, phi khoa học, dưới sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo. Các tà đạo, đạo lạ, hiện tượng tôn giáo mới… không ngừng xuất hiện và du nhập. Sự “bất chính” của...

Tập đoàn Ericsson muốn hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Borje Ekholm bày tỏ mong muốn tham gia hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam. Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh Chủ tịch Tập...

Quốc hội nghe báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Trong phiên làm việc hôm nay, Bộ trưởng Bộ Công an, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trước Quốc hội. Trong phiên họp ngày 26/11, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Cụ thể, trong phiên sáng, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất