Powered by Techcity

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản phù hợp với thực tiễn; tập trung tháo gỡ, giải quyết và kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương; hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quá trình giám sát, Quốc hội đã đồng hành rất hiệu quả cùng Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển – Ảnh: VGP/LS

Đẩy nhanh việc đưa chính sách quan trọng của các Chương trình đi vào đời sống

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về kết quả thực hiện của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đỗ Đức Hiển đánh giá cao kết quả của Đoàn giám sát và đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Nghị quyết giám sát. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát tối cao đồng thời 03 Chương trình mục tiêu quốc gia lớn, có tính chất phức tạp cả về hệ thống văn bản hướng dẫn và cả về cách thức tổ chức triển khai thực hiện.

Trên cơ sở bám sát phạm vi, đối tượng và nội dung giám sát, Báo cáo của Đoàn giám sát đã làm rõ những việc đã làm được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân và chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiến nghị nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tập trung vào nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách, cách thức quản lý và tổ chức thực hiện.

Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, điểm đáng lưu ý là trong quá trình giám sát, các cơ quan của Quốc hội đã đồng hành rất hiệu quả cùng Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, đơn vị.

Đồng thời, trên cơ sở kiến nghị của Đoàn giám sát cũng như kết quả của nhiều cuộc khảo sát do Chính phủ thực hiện, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới ngay trong quá trình giám sát.

Từ kết quả cuộc giám sát, để đẩy nhanh quá trình đưa những chính sách quan trọng của các Chương trình mục tiêu quốc gia thực sự đi vào đời sống, đại biểu cho rằng: Chính phủ cần khẩn trương tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong dự thảo Nghị quyết giám sát sau khi được thông qua, nhất là việc xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, trong đó có việc thí điểm khoán kinh phí cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia theo địa bàn cấp huyện và các cơ chế đặc thù khác theo đúng tinh thần Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5 và Kết luận Hội nghị Trung ương 8 vừa qua.

Theo đại biểu Quốc hội, quá trình đề xuất nội dung của nghị quyết này, ngoài cơ chế khoán kinh phí theo địa bàn cấp huyện và 06 nhóm chính sách mà Chính phủ đã trình UBTVQH tại phiên họp tháng 10/2023, cũng cần rà soát kỹ các kiến nghị khác tại Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Giám sát, Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước về 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và nghiên cứu thêm các giải pháp, cơ chế đặc thù khác để giải quyết các vướng mắc hiện nay như: Việc chuyển nguồn vốn ngân sách sự nghiệp không còn đối tượng thực hiện để chi cho các dự án đầu tư quy mô nhỏ; phân bổ vốn cho các tỉnh đặc biệt khó khăn theo cơ chế đặc thù; việc thí điểm cho phép chuyển nguồn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia; kiến nghị nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù để Quốc hội xem xét.

Đồng thời, đại biểu bày tỏ tán thành với đề xuất xây dựng nghị quyết này theo trình tự rút gọn nhưng cần bảo đảm hồ sơ chặt chẽ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì đây là những chính sách mới, đột phá nhưng lại có tính chất quy phạm pháp luật, cần được đánh giá tác động, thẩm định, thẩm tra theo quy định.

“Trên tinh thần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền cho phù hợp với thực tiễn; tập trung tháo gỡ, giải quyết những kiến nghị của Đoàn giám sát và kịp thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương; hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình”, đại biểu Đỗ Đức Hiển nhấn mạnh.

Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và nội dung các Chương trình mục tiêu quốc gia; có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn đã được phân bổ; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; đồng thời chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung thuộc Chương trình bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Rút gọn thủ tục thực hiện, ban hành giải pháp đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho địa phương

Quá trình giám sát, Quốc hội đã đồng hành rất hiệu quả cùng Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc - Ảnh 2.

Đại biểu Vương Thị Hương: Chương trình mục tiêu quốc gia đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội – Ảnh: VGP/LS

Trả lời Báo Điện tử Chính phủ, đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương (tỉnh Hà Giang) cho biết: Năm 2023, Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ và đồng thời 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, thể hiện rõ sự nỗ lực, đồng hành của Quốc hội cùng với Chính phủ tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đại biểu, để bảo đảm cho việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia lớn này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất sát sao, quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đôn đốc trực tiếp các, bộ ngành, địa phương thực hiện Chương trình.

Định kỳ Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương để nắm bắt tình hình thực hiện; chủ trì nhiều buổi làm việc trực tiếp để chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung hoàn thiện việc ban hành cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn này bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội; các bộ, ngành, địa phương có nhiều cố gắng, nỗ lực; các Chương trình mục tiêu quốc gia đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị chung tay xây dựng và đạt kết quả thiết thực, góp phần làm thay đổi rõ rệt diện mạo vùng nông thôn, đời sống người dân được cải thiện, bước đầu góp phần giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệnh giàu nghèo giữa các vùng, địa phương.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ, khắc phục trong thời gian tới để 03 Chương trình mục tiêu quốc gia lớn này ngày càng phát huy hiệu quả, đem lại cuộc sống của người dân ngày càng ấm no hơn.

Theo đại biểu, qua giám sát cho thấy kết quả thực hiện giảm tỉ lệ hộ nghèo chưa thật sự bền vững; xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, một số địa phương vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, hụt tiêu chí, chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn nông thôn mới còn hạn chế; việc chậm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi thụ hưởng của người dân.

Các bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình, nhất là việc chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện, phần lớn các vản bản ban hành đều có vướng mắc phải sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, còn có sự chồng lấn về địa bàn, nội dung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc nắm bắt các vấn đề, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình chưa kịp thời; tiến độ giải ngân nguồn vốn ngân sách Trung ương cả 03 Chương trình còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp…

Để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Vương Thị Hương kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét từ năm ngân sách 2024, Trung ương giao tổng kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện từng Chương trình mục tiêu quốc gia, không giao dự toán chi tiết đến từng dự án và nguồn vốn theo từng dự án, lĩnh vực cụ thể, để các địa phương chủ động trong triển khai thực hiện và đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, giải ngân hết kế hoạch vốn được giao hàng năm.

Đồng thời, cho phép kéo dài nguồn vốn được phân bổ năm 2023 chưa được giải ngân hết chuyển sang tiếp tục thực hiện đến ngày 31/12/2024; đề xuất nghiên cứu rà soát, lồng ghép tích hợp một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần có cùng mục tiêu, phạm vi, đối tượng thực hiện tương đồng vào cùng 01 Chương trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo tính đồng bộ, giảm đầu mối để triển khai thực hiện thống nhất trong giai đoạn 2026-2030.

Khẩn trương tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung những cơ chế chính sách chưa phù hợp, khó thực hiện, thay đổi cách tiếp cận theo hướng giảm thiểu, rút gọn các thủ tục, quy trình triển khai thực hiện, đồng thời xem xét, ban hành một số giải pháp, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/quoc-hoi-dong-hanh-cung-chinh-phu-trong-thao-go-kho-khan-vuong-mac-khi-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-102231030083402756.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đường bộ

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đường bộ Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp Dự án luật Đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào một số dự thảo luật và chính sách phát triển chính quyền đô thị...

– Ngày 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về các dự thảo Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi), Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các báo cáo của Chính phủ về:...

Góc nhìn nghị trường : Vun đắp yêu thương để ngăn chặn bạo lực học đường

Tại Kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khóa XV), vấn đề bạo lực học đường một lần nữa được nêu lên với những con số đáng lo ngại. Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê mới cập nhật cho thấy, từ ngày 1-9-2021 đến đầu tháng 11-2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh, bình...

Ai chịu trách nhiệm về quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật?

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Nói về thuốc, thực phẩm chức năng, cái nào đúng, cái nào sai, quảng cáo đúng hay sai thì thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế”. Chiều 7/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Tao Văn Giót (đoàn Lai Châu) chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) về giải pháp xử...

Cùng tác giả

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Lạng Sơn: Thông qua các nghị quyết về nhân sự và điều chỉnh quy hoạch đất, đầu...

- Chiều 20/9, HĐND thành phố Lạng Sơn khóa 21, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ mười sáu (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Dự kỳ họp có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe tờ trình của UBND thành phố và biểu quyết thông qua Nghị quyết của HĐND thành phố...

Nỗ lực “hồi sinh” vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tạm gác lại những mất mát, cùng với hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số hộ dân đang nỗ lực hồi sinh vùng đào chết, để tạo sinh kế, hướng về Tết ấm no, rực sắc đào. Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu bão số 3, nước sông Hồng dâng cao, gây ngập trắng vùng trồng hoa đào ở các phường Nhật Tân, Phú Thượng. Hàng chục nghìn gốc đào bị chết, do...

Ý nghĩa đặc biệt về chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại...

Giá vàng chiều nay (20-9): Đồng loạt tăng mạnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Giá vàng hôm nay (20-9), thị trường vàng trong nước đồng loạt tăng từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng ở tất cả các thương hiệu so với hôm qua. Cụ thể, vàng SJC tại Hà Nội và vàng SJC tại Đà Nẵng: 80,00 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 200 nghìn đồng/lượng), 82,00 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 200 nghìn đồng/lượng). Vàng SJC Phú Quý: 80,00 triệu đồng/lượng mua vào, 82,00 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 200 nghìn đồng/lượng ở cả chiều...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Lạng Sơn: Thông qua các nghị quyết về nhân sự và điều chỉnh quy hoạch đất, đầu...

- Chiều 20/9, HĐND thành phố Lạng Sơn khóa 21, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ mười sáu (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Dự kỳ họp có đồng chí Đoàn Thị Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Tại kỳ họp, các đại biểu đã nghe tờ trình của UBND thành phố và biểu quyết thông qua Nghị quyết của HĐND thành phố...

Ý nghĩa đặc biệt về chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin...

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhận định chuyến công tác Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dịp để khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại...

“Quan hệ giữa Việt Nam-Liên hợp quốc sẽ nâng lên một tầm cao mới” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78, ông Francis, tin tưởng sau chuyến công tác sắp tới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường. Từ ngày 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ hài lòng trước những phát triển tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời...

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3 – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và...

Hơn 63.200 khách hàng của LPBank vùng bão lũ sẽ được hỗ trợ

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ. Đây được xem là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói hỗ trợ...

Bhutan ưu tiên thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Đại sứ Kinzang Dorji nhấn mạnh Bhutan luôn coi Việt Nam là một trong những nước ưu tiên để thúc đẩy quan hệ song phương cũng như mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển của Việt Nam. Tiếp Đại sứ Vương quốc Bhutan tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam Kinzang Dorji nhân dịp Đại sứ sang Việt Nam trình Quốc thư, ngày 19/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Khuyến khích cán bộ quản lý năng động, sáng tạo – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo nhiều cán bộ, Đảng viên, việc quán triệt thực hiện những công tác trọng tâm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu sẽ tạo luồng sinh khí, động lực mới cho guồng máy đội ngũ hoạt động liêm chính. Bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được cán bộ,...

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Ngày 9/5/2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QÐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (gọi tắt là Quy định số 144-QÐ/TW). Ngay sau khi ban hành, quy định đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cho thấy quyết tâm chính trị của Ðảng ta trong xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị, với...

Aptech giảm học phí cho học viên Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Tiêu chí xét duyệt miễn giảm sẽ dựa trên mức độ chịu ảnh hưởng của địa phương nơi học viên sinh sống. Cụ thể, tại các tỉnh bị thiệt hại nặng như: Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ; học viên sẽ được hỗ trợ 60% học phí. Đối với các tỉnh bị thiệt hại khác gồm: Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc; học viên sẽ nhận mức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất