Powered by Techcity

Biểu diễn thực cảnh và trọng trách ‘nâng cánh’ Du lịch Việt

Bản sắc văn hoá của một quốc gia chính là nền tảng tạo ra những sản phẩm đặc trưng để hấp dẫn khách du lịch. Việt Nam hoàn toàn có thế mạnh để xây dựng thương hiệu du lịch Việt có chiều sâu, có nội dung, có nội hàm, tạo sự khác biệt trong mắt du khách quốc tế.

Du lịch Việt cần phát huy hơn nữa bản sắc Việt - Ảnh 1.

Sân khấu của show diễn thực cảnh Ký ức Hội An (Ảnh: Hội An Memories land)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, trong đó xác định một trong những mục tiêu quan trọng là thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam.

Để triển khai Nghị quyết này, việc khai thác, xây dựng những điểm du lịch Việt Nam “có nội hàm”, nhằm chuyển tải được lịch sử, văn hoá Việt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm mới những sản phẩm hiện tại và xây dựng mới những sản phẩm du lịch văn hóa, định vị lại du lịch Việt Nam.

Mỗi địa phương lại có những nét văn hóa, những mốc son lịch sử riêng, mỗi nơi “địa linh nhân kiệt” sẽ sinh ra những anh hùng khác nhau. Những chi tiết như vậy nếu được khai thác, dàn dựng tái hiện lại tỉ mỉ, công phu thì du lịch Việt Nam sẽ độc đáo và có điểm nhấn.

“Biểu diễn thực cảnh” tại những điểm đến du lịch lớn sẽ gánh vác một phần trọng trách này.

Theo số liệu mới nhất, trong tháng 10/2023, Việt Nam đã đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp ngành du lịch đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế. Tính chung 10 tháng, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên khoảng 12-13 triệu lượt, nhằm tạo động lực mới góp phần đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch hiệu quả, bền vững.

Theo số liệu mới nhất, trong tháng 10/2023, Việt Nam đã đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp ngành du lịch đón trên 1 triệu lượt khách quốc tế. Tính chung 10 tháng, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt, vượt xa kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

Căn cứ tình hình thực tế, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều chỉnh mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên khoảng 12-13 triệu lượt, nhằm tạo động lực mới góp phần đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch hiệu quả, bền vững.

Bước đầu tiên là khai thác cốt truyện lịch sử. Dựa trên nghiên cứu chi tiết về nền tảng lịch sử và văn hóa độc đáo của mỗi vùng, địa phương, cần lựa chọn một hoặc một vài địa điểm nổi tiếng nhất về du lịch để xây dựng chương trình biểu diễn thực cảnh hoặc biểu diễn tái hiện lại lịch sử, tạo một điểm “check-in” mới, ví dụ như Hà Nội xưa, Sài Gòn xưa, Việt Nam xưa, hành trình về cội nguồn, về với Miền Tây, đến với Đông Nam Bộ, đường lên Tây Bắc, miền Tây sông nước, khám phá cao nguyên…

Bước hai, nghiên cứu, thực thi tái hiện lại những điểm nhấn về lịch sử, văn hóa theo “phương thức hoàn nguyên”: Chúng ta có thể lấy danh lam thắng cảnh nổi tiếng của địa phương làm nền, sau đó xây dựng sân khấu và lồng ghép với phong cảnh chế tác, tái hiện lại khéo léo cuộc sống ngày xưa, câu chuyện lịch sử hay có thể đưa vào cả nhân vật truyền thuyết…. Tất cả những điểm nhấn về văn hóa, lịch sử được tái hiện sống động, trực tiếp.

Ví dụ, với vùng Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…), chúng ta có thể khai thác sản phẩm du lịch mới bằng cách tái hiện lại lịch sử liên quan đến cây cao su (được mệnh danh là “vàng trắng” của Việt Nam ta). Theo đó, tái hiện lại những ngày tháng dưới chế độ thực dân “cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo”, cho tới truyền thống “Phú Riềng đỏ” – một trong những chiếc nôi đầu tiên của phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam… và cuộc sống hiện nay của người dân hằng đêm vẫn cần cù, chăm chỉ bên những cây cao su với đời sống ngày càng cải thiện. Thế hệ trẻ sau khi đến địa bàn này, ngoài việc biết thêm loài cây đặc trưng của miền Đông Nam Bộ, còn rõ hơn quá trình lịch sử hào hùng và niềm tự hào cùng tấm lòng tri ân với bao lớp cha anh nằm xuống để đổi lấy hòa bình, độc lập, tự do ngày hôm nay.

Hay như tại Đà Lạt, thành phố du lịch có thể nghiên cứu xây dựng chương trình biểu diễn thực cảnh, tái hiện một địa bàn từ thời phong kiến đến hiện tại. Sẽ có hình ảnh năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra Đà Lạt, sau đó đề nghị với Toàn quyền Đông Dương chọn làm địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng; sẽ có hình ảnh dinh Đà Lạt từng được Vua Bảo Đại sử dụng… Và đến nay, Đà Lạt trở nên nổi tiếng là nơi nghỉ dưỡng thơ mộng với nông sản, du lịch, với hình ảnh người dân cởi mở, thân thiện, mến khách sẵn lòng đón khách thập phương…

Bước ba là nghiên cứu tiền khả thi, lập dự án, tìm nhà đầu tư, cùng các chính sách hỗ trợ phù hợp, tìm được những nhà đầu tư chất lượng, những người làm nghệ thuật, làm du lịch, làm kinh doanh thật sự có tâm và có tầm.

Trên thực tế, tại các quốc gia có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan…, những show diễn văn hóa đều được đầu tư rất công phu, góp phần tăng thời gian lưu trú và doanh thu cho ngành du lịch. Đơn cử tại Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2023 vừa qua, chỉ tính riêng chương trình biểu diễn thực cảnh “Ấn tượng Lệ Giang” do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, doanh thu đã mang về 80 triệu nhân dân tệ (tương đương 270 tỷ đồng), trong đó lợi nhuận đạt 33 triệu nhân dân tệ (tức 110 tỷ đồng).

“Hữu xạ tự nhiên hương”, với những sản phẩm du lịch có chất lượng, dịch vụ tốt, chương trình hay và có ý nghĩa, cộng với làn sóng truyền thông trong thời kỳ chuyển đổi số, Việt Nam nhất định sẽ ngày càng thu hút nhiều khách quốc tế.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/bieu-dien-thuc-canh-va-trong-trach-nang-canh-du-lich-viet-102231029103807768.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy Xã Bằng Hữu, huyện Chi Lăng có gần 100% đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là người Nùng và người Tày. Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã, điệu hát Then gần như đã bị lãng quên, trong xã không ai biết hát. Thế nhưng khoảng 5 -7 năm nay, khi có điện thoại thông minh, người dân mới tìm lại điệu hát Then cũ,...

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”

Các tỉnh vùng Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang đã thống nhất tổ chức chương trình ở quy mô cấp khu vực gắn với một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949-24/8/2024). Điểm nhấn đầu tiên của chương trình là việc 6 tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và chương trình...

Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn khảo sát một số mô hình phát triển du lịch tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, Trung...

Ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đón chào đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và các thành viên Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn – Thực hiện chương trình làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc, ngày 27/2, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc  – Sáng 27/2, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng chuyên mục

Khai thác tiềm năng, thế mạnh Khu du lịch Na Hang-Lâm Bình

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang-Lâm Bình thuộc huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, được nhắc đến như một điểm sáng với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Được tạo hóa ban tặng những cảnh sắc hùng vĩ, hệ thống rừng nguyên sinh, thảm thực vật phong phú và cộng đồng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, hai huyện Na Hang và Lâm Bình đã...

Khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực Lạng Sơn  

 - Trong 2 ngày (25 và 26/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức đoàn khảo sát xây dựng sản phẩm “Food tour” (du lịch ẩm thực) Lạng Sơn. Tham gia đoàn có gần 150 đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, đại diện các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh, đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh và các nhà sáng...

Việt Nam giữ vững “phong độ” là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024

Mỗi loại hình di sản của Việt Nam đều mang vẻ đẹp độc đáo riêng có cùng câu chuyện của riêng mình. Những sắc màu đó góp phần tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn du khách quốc tế đến khám phá dải đất hình chữ S. Tổ chức Giải thưởng Thế giới (World Travel Awards) vừa chính thức công bố Việt Nam là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024, trong khuôn khổ lễ trao giải tại...

Khám phá “phở robot” trong Lễ hội Ẩm thực

Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực 2024, trong đó, điểm nhấn được nhiều người quan tâm là “phở robot” với robot tham gia một số công đoạn nấu nướng và phục vụ. Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã công bố các hoạt động của Lễ hội văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội sẽ diễn ra từ ngày...

Liên đoàn Du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Hội nghị thường niên TAFI thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị...

Những địa điểm nhất định phải ghé thăm khi khám phá phía Đông Đài Loan

So với các vùng đô thị tấp nập hiện đại, khu vực phía Đông của Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên mang một sắc màu riêng biệt. Nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) người ta thường nghĩ tới khu vực nổi tiếng như Đài Bắc, Đào Viên nằm ở phía Bắc vùng đất này. Đó không chỉ là nơi du học lý tưởng của các sinh viên quốc tế mà còn...

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024

Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng này, Việt Nam đã phải vượt qua hàng loạt ứng cử viên "nặng ký" khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024." Sự kiện vừa diễn ra cuối tuần qua, tại Madeira, Bồ Đào Nha. Đáng...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy Di sản" là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản." Dự chương trình có: Bí thư Trung ương...

Khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên Trường Đại...

- Trong 2 ngày (23 – 24/11), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá tiềm năng xây dựng tuyến thực hành trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cho sinh viên chuyên ngành du lịch địa chất của Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.     Theo đó, đoàn đã khảo...

Ấn tượng tàu kết nối di sản

Chiều 22/11, Hành trình “Kết nối di sản miền trung” của Đường sắt Việt Nam được vinh danh dẫn đầu hạng mục hoạt động-dịch vụ trải nghiệm ấn tượng trong Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế 2024”. Sau 8 tháng hoạt động, tàu “Kết nối di sản miền trung” đã đón gần 170 nghìn lượt hành khách trong nước và quốc tế trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất dải đất hình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất