Powered by Techcity

Nghị quyết 41 – Điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của doanh nghiệp

Nghị quyết 41 là điểm tựa để doanh nghiệp (DN) nội địa phát triển trong thời kỳ mới, xứng tầm hơn khi Việt Nam vươn mình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển. Để thực hiện mục tiêu, các cơ quan, ban, ngành và DN còn rất nhiều việc phải làm và VCCI sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho quá trình này.

Nghị quyết 41-điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của DN - Ảnh 1.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Nghị quyết 41 là điểm tựa để doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ mới, xứng tầm hơn khi Việt Nam vươn mình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển – Ảnh: VGP/HT

Ngày 10/10/2023, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới, thay cho Nghị quyết 09 được ban hành cách đây 12 năm. Trao đổi với báo chí nhân dịp cộng đồng DN nhận “món quà” đặc biệt đúng dịp “Tết doanh nhân”, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đã phân tích sâu thêm về những điểm mới đáng chú ý của Nghị quyết 41 và những công việc phải làm trong thời gian tới.

Chủ tịch VCCI khẳng định: Nghị quyết mới là sự đồng bộ hóa, cụ thể hóa chủ trương định hướng Đại hội XIII đề ra. Thực tế, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta cũng đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Nếu so sánh, Nghị quyết 41 có những mục tiêu kế thừa từ Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, Nghị quyết 41 xây dựng trên cơ sở căn cứ khảo sát tình hình DN hiện tại và các điều kiện, tình hình thay đổi, từ đó có các điểm mới đáng chú ý.

Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm “Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Như vậy, DN không chỉ lo làm ăn bình thường mà được xác định có vai trò ảnh hưởng lớn hơn là bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) chia sẻ: Đội ngũ doanh nhân rất phấn khởi khi Nghị quyết mới tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân và đề cao hơn, đó là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Là doanh nhân đang sở hữu tập đoàn đa ngành, có quy mô lớn của đất nước, tôi xin cam kết tiếp tục nghiên cứu và phát huy tinh thần của Nghị quyết vào đời sống doanh nhân của mình và vai trò, vị trí DN mà mình đang phụ trách lãnh đạo, điều hành để phát triển bền vững cũng như thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể mà Nghị quyết đề ra, cố gắng giữ được vai trò dẫn dắt một số lĩnh vực trọng yếu, hướng đến vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, dựa trên mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Nghị quyết 41 xác định rõ yêu cầu quan trọng là “tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để DN phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. 

Điểm mới đáng chú ý mà các DN hết sức ủng hộ là “bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hoá quan hệ kinh tế… bảo đảm khuôn khổ pháp luật ổn định, đồng bộ, thống nhất, minh bạch, bình đẳng…”. Như vậy, xu hướng thời gian tới DN sẽ không còn phải lo ngại “hình sự hóa các quan hệ kinh tế”. Chủ tịch VCCI phân tích: Đây cũng là xu hướng khá phổ biến, ở nhiều nước phát triển khi DN vi phạm có chế tài về kinh tế, có khi khá nặng lên tới hàng tỷ USD nhưng hãn hữu mới xử lý hình sự, tránh gây ra những cú sốc lớn, có thể làm “sập” cả một thương hiệu, DN lớn, gây ra hệ lụy xã hội.

Nghị quyết 41-điểm tựa phát triển và niềm hứng khởi của DN - Ảnh 3.

Thủ tướng và các DN trong buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với DN nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Điểm đáng chú ý là Nghị quyết 41 nêu rõ yêu cầu “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển DN dân tộc, DN quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”.

Về nội dung này, Chủ tịch VCCI phân tích: Dù hoạt động chuyển giao công nghệ còn hạn chế nhưng không thể phủ nhận thành công về kinh tế của Việt Nam thời gian qua có đóng góp không nhỏ từ khối DN đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, tầm nhìn dài hạn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là Việt Nam không thể phụ thuộc nhiều vào các DN FDI, nhất là không thể kỳ vọng họ trong hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh. Do đó, Nghị quyết yêu cầu phát triển các DN bản địa để thực hiện mục tiêu “xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. 

Ông Phạm Tấn Công tâm đắc với quan điểm này và khẳng định, cần phải có những DN nội địa lớn, mạnh, làm chủ công nghệ và có cả những DN thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Tất nhiên, mục tiêu là vậy, nhưng phát triển DN cũng phải có lộ trình. Thực tế, các DN tương đối lớn hiện nay như FPT, Thaco-Trường Hải, Vingroup …nhiều năm trước đây cũng xuất phát điểm từ những DN nhỏ và vừa.

Do đó, Nghị quyết 41 cũng rất quan tâm tới các DN nhỏ và vừa khi yêu cầu “Có chính sách tạo điều kiện cho DN nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ…”.

Chủ tịch VCCI lưu ý, yêu cầu đặt ra không chỉ tăng quy mô, mà cần hình thành các DN lớn, mạnh nhưng phải thật sự hiệu quả, có sức cạnh tranh cao.

Điểm mới đáng chú ý nữa là Nghị quyết 41 nêu rõ: “Hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, DN Việt Nam. Về nội dung này, lãnh đạo VCCI chia sẻ: VCCI đã công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, đây cũng là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động do VCCI tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời kỳ mới. Sắp tới, VCCI có kế hoạch xây dựng triết lý doanh nhân với những giá trị chung và có bản sắc riêng của doanh nhân Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam: Chúng tôi rất trân trọng và biết ơn Đảng đã ban hành Nghị quyết 41 khẳng định vị thế doanh nhân, trong đó nêu quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Chúng tôi biết ơn Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thiết thực giảm tiền thuê đất 30%. Với hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, chúng tôi dễ dàng tiếp cận được ưu đãi này. Vừa qua, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản có nhiều biến động, nhưng Chính phủ đã nỗ lực tháo gỡ cho các DN bất động sản, tháo gỡ cho thị trường trái phiếu.

Điểm quan trọng là Nghị quyết 41 đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ bảo đảm thực hiện các quan điểm, mục tiêu đã xác định, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới.

Trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ sáu, Nghị quyết 41 đề ra phát huy vai trò của VCCI, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, DN. Trong đó, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VCCI, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, DN; phát triển hội viên, phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với doanh nhân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Người đứng đầu VCCI khẳng định, thời gian tới sẽ tích cực phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp triển khai để Nghị quyết 41 thực sự đi vào cuộc sống.

“Có thể khẳng định, Nghị quyết 41 là điểm tựa để phát triển DN Việt Nam trong thời kỳ mới, xứng tầm hơn khi Việt Nam vươn mình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển. Để thực hiện mục tiêu còn rất nhiều việc phải làm, bao gồm sửa đổi luật pháp, cơ chế chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh… VCCI sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho quá trình này”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/nghi-quyet-41-diem-tua-phat-trien-va-niem-hung-khoi-cua-doanh-nghiep-102231013092703541.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

Vietnam Digital Awards là giải thưởng thường niên, được Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ, nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đã góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Giải thưởng vinh danh các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích chuyển đổi số xuất sắc theo 5 hạng mục, gồm: Cơ...

40 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ 17 đến 21/6

* CTCP Chứng khoán Rồng Việt (HOSE: VDS) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 1000:115 (người sở hữu 1.000 CP được nhận 115 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 24/6/2024. * Ngày 16/7/2024, Tổng công ty Việt Thắng – CTCP (HOSE: TVT) trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, 1.000 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/6/2024 và ngày đăng ký cuối...

Doanh nghiệp sôi nổi khí thế sản xuất đầu xuân

 –Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hàng loạt các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức gặp mặt công nhân, người lao động và tổ chức sản xuất ngay từ đầu năm mới với khí thế khẩn trương nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất của năm 2024 đề ra. Công nhân Công ty TNHH Một thành viên DK Việt Nhật tập trung sản xuất lắp ráp xe điện những ngày đầu năm 2024 Ngày từ...

Ký kết hợp tác đầu tư các công trình thương mại, dịch vụ tại Cửa khẩu Tân Thanh với tổng trị giá hơn 350...

– Chiều 26/1, tại thành phố Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long (Việt Nam) và Tập đoàn Lực Duệ (Trung Quốc) tổ chức lễ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC dự án đầu tư tại Cửa khẩu Tân Thanh. Dự lễ ký kết có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Đại diện công ty CPĐT Thăng Long và Tập đoàn...

Đề xuất chuẩn mực thẩm định giá doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp. Theo dự thảo, cơ sở giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP, nếu quý 4 đạt khoảng 7,5% thì cả năm sẽ đạt hơn 7%. Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm...

Quốc hội khóa XV: Thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

So với Luật Việc làm năm 2013, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) trình Quốc hội gồm 9 chương và 94 điều, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn với 4 nhóm chính sách. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững Trình...

Đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn:...

- Chiều 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh họp phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk. Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 50 điều, quy định...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin tới báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng cùng ngày dưới...

Học giả Trung Quốc đánh giá cao kêu gọi chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm là kịp thời và cần thiết, là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với toàn Đảng, cần phải nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không khoan nhượng với tham nhũng. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực tế đã chứng minh,...

Cùng chuyên mục

Sẽ bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng bán qua sàn thương mại điện tử? – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Bộ Tài chính đã đề xuất bãi bỏ miễn Thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng trong dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Ngày 9/11, Bộ Tài chính cho biết sẽ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng bán qua sàn thương mại điện tử. Quyết định này được...

Bộ Tài chính làm rõ công tác quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Theo Luật Quản lý Thuế và Thông tư 80/2021/TT-BTC, các nhà quản lý sàn thương mại điện tử phải tự đăng ký, tính toán, khai báo và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Ngày 9/11, Bộ Tài chính vừa có phản hồi chính thức về những băn khoăn của dư luận xung quanh việc quản lý thuế đối...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Nâng cao “sức khỏe” đất trồng trọt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Việc đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã đưa nền nông nghiệp nước ta có nhiều bước tiến vượt bậc cả về năng suất và chất lượng. Ðến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu một số mặt hàng nông sản như: Gạo, hạt điều, hạt tiêu đen, cà-phê... Tuy nhiên, do nhiều nơi địa hình đồi núi dốc, đất dễ bị xói mòn, rửa...

Phát huy lợi thế để xuất khẩu bền vững vào Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Theo các chuyên gia, tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm qua cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục. Đây cũng là nhiệm kỳ thứ 2...

Tràng Định: Sơ kết đợt thi đua cao điểm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 8/11, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Tràng Định tổ chức Hội nghị sơ kết đợt thi đua cao điểm và cuộc vận động “Bàn giao đất trước, nhận bồi thường sau” trong GPMB Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trên địa bàn huyện Tràng Định. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc cần tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại – Báo Lạng Sơn:...

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đồng chí Hồ Hoành Hoa, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp hai nước đã trình bày nhiều ý kiến đánh giá cao triển vọng hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp...

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu Quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Tại lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức các dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA) của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024. Trải qua nhiều vòng đánh giá, thẩm định của Ban tổ chức chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) đã có nhiều...

Đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu suất thông quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Theo tính toán của cơ quan chức năng, trong hai tháng cuối năm 2024, lượng xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) sẽ tăng khoảng 30% so với những tháng trước đó. Không để xảy ra tình trạng ùn ứ xe chở hàng hóa tại cửa khẩu, các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu, các ngành liên quan đang triển khai các biện pháp nâng hiệu suất thông quan. Từ cuối tháng 10/2024 đến nay,...

Khởi nghiệp từ Trà bồ khai: Ý tưởng nhiều triển vọng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Nhằm khai thác lợi thế thương mại điện tử cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, nhóm khởi nghiệp gồm chị Lành Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thảo, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS & THPT huyện Cao Lộc đã lên ý tưởng khởi nghiệp “Ứng dụng chuyển đổi số phát triển và thương mại đặc sản Lạng Sơn: Cây Bồ khai”. Dự án này đã xuất sắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất